Soạn bài Tựa “Trích diễm thi tập” hay, ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Tựa “Trích diễm thi tập” Ngữ văn lớp 10 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Tựa “Trích diễm thi tập” để chuẩn bị bài và soạn văn 10. Mời các bạn đón xem:

1 627 19/02/2022
Tải về


Soạn bài Tựa “Trích diễm thi tập”- Ngữ văn 10

A. Soạn bài “Tựa “Trích diễm thi tập”” ngắn gọn:

Phần đọc - hiểu văn bản

Câu 1 (trang 30 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Trả lời: 

- Theo Hoàng Đức Lương có những nguyên nhân khiến sáng tác thơ văn của người xưa không được lưu truyền đầy đủ cho đến ngày sau là:

+ Chỉ có những thi nhân, nho sĩ mới có thể thấy hết được cái hay, cảm nhận được cái đẹp của thi ca.

+ Những người có học thường vì bận rộn mà ít quan tâm đến thi ca.

+ Nhà nước (triều đình) không khuyến khích in ấn (khắc ván), chỉ in kinh Phật.

+ Người yêu thích sưu tầm thơ văn lại không đủ năng lực, trình độ, tính kiên trì.

+ Sự phá huỷ của thời gian

+ Chiến tranh, hoả hoạn

- Nghệ thuật lập luận:

+ Phân tích bằng những luận cứ cụ thể về các mặt khác nhau để lí giải bản chất của hiện tượng, vấn đề.

+ Phương pháp lập luận quy nạp

+ Dùng hình ảnh và câu hỏi tu từ

Câu 2 (trang 30 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Trả lời: 

- Tìm quanh, hỏi khắp: thu thập, sưu tầm

- Chọn lấy bài hay, chia xếp theo từng loại

- Đưa thêm các tác phẩm của mình vào cuối tác phẩm

Câu 3 (trang 30 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Trả lời: 

- Niềm tự hào văn hiến dân tộc

- Ý thức trách nhiệm trước di sản bị thất lạc của cha ông

- Tinh thần độc lập tự chủ và ý thức tự cường trong văn học

- Ý muốn lưu truyền văn hoá cho đời sau nghiên cứu, giữ gìn

Câu 4 (trang 30 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Trả lời:

Trước “Trích diễm thi tập” đã có “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi nói về văn hiến dân tộc

Như nước Đại Việt ta từ trước

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu

Phần luyện tập

Câu hỏi (trang 30 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Trả lời: 

Ngoài bài tựa của Trần Đức Lương, bài “Đại cáo bình Ngô” của Nguyễn Trãi, còn nhiều tác phẩm của các tác giả khác như:

- Nam quốc sơn hà (chưa rõ tác giả)

- Đại Việt sử kí của Lê Văn Hưu

- Đại Việt sử kí toàn thư của Ngô Sĩ Liên

- Hiền tài là nguyên khí quốc gia của Thân Nhân Trung

=> Đó là những dẫn chứng chứng minh các nhà văn, nhà thơ thời xưa rất tự hào về nền văn hiến dân tộc.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài “Tựa “Trích diễm thi tập”” :

I. Tác giả

1. Cuộc đời

- Hoàng Đức Lương (? - ?)

- Quê quán: làng Cửu Cao, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên; sau dời về ở làng Ngọ Kiều, huyện Gia Lâm, trấn Kinh Bắc; nay thuộc ngoại thành Hà Nội.

- Không rõ thân thế, chỉ biết ông đỗ Nhị giáp tiến sĩ (Hoàng giáp) khoa Mậu Tuất (1478) dưới triều vua Lê Thánh Tông, được bổ chức quan, làm đến Tham nghị.

- Năm 1489, ông được cử làm Phó sứ sang Trung Quốc giao thiệp với nhà Minh; trở về được thăng Tả thị lang bộ Hộ.

Soạn bài Tựa “Trích diễm thi tập” hay, ngắn gọn (ảnh 1)

2. Sự nghiệp văn học

- Tác phẩm tiêu biểu: Ngoài sáng tác của ông, hiện còn 25 bài thơ chép trong Toàn Việt thi lục và Hoàng Việt thi tuyển; ông còn biên soạn bộ Trích diễm thi tập (Tập thơ tuyển chọn những bài thơ đẹp), gồm 15 quyển (theo Lê Quý Đôn, nhưng hiện chỉ còn 6 quyển). Đây là tập hợp tuyển thơ của các nhà thơ có tiếng đời Trần và các danh gia đời Lê sơ.

- Phong cách nghệ thuật: Nhìn chung, thơ của ông khá thâm trầm, ý nhị, đẹp một cách kín đáo và giản dị. Nhưng để có những câu tưởng chừng đạm nhã và thoát sáo đó, ngòi bút của tác giả đã phải dụng công rất nhiều (Tự trào).

II. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh ra đời, xuất xứ: Năm 1497 trong phong trào Phục hưng nền văn hóa dân tộc sau chiến thắng chống quân Minh xâm lược, tác giả đã viết lời tựa cho tập “Trích diễm thi tập”.

2. Thể loại: tựa

3. Bố cục:

-Phần 1 (từ đầu … không rách nát tan tành) : Nguyên nhân khiến thơ văn thất lạc

-Phần 2 (tiếp … chê trách người xưa vậy) : Thực trạng thơ văn nước nhà và tâm sự của tác giả

- Phần 3 (còn lại) : Giới thiệu về người viết và công cuộc sưu tầm “Trích diễm thi tập”

4. Tóm tắt

Sách Trích diễm thi tập ra đời năm 1497, do Hoàng Đức Lương sưu tầm và tuyển chọn, lời tựa cũng do ông viết để trình bày lí do, quá trình hình thành của tập sách. Trước hết tác giả nêu năm lí do khiến thơ văn không lưu truyền được hết ở đời: ít người am hiểu, danh sĩ bận rộn, thiếu người tâm huyết, chưa có lệnh vua, thời gian và binh hoả huỷ hoại. Tiếp theo tác giả nêu lên hai động cơ soạn sách. Thực trạng tình hình sách vở về thơ ca Việt Nam rất hiếm, người học làm thơ như Hoàng Đức Lương “chỉ trông vào thơ bách gia đời nhà Đường”. Nhu cầu bức thiết phải biên soạn sách Trích diễm thi tập bởi vì “một nước văn hiến, xây dựng đã mấy trăm năm, chẳng lẽ không có quyển sách nào có thể làm căn bản”. Quá trình biên soạn sách hết sức lớn lao, công phu và ý nghĩa, không phải ai muốn cũng làm được. Song, tác giả thể hiện thái độ hết sức khiêm tốn.

Soạn bài Tựa “Trích diễm thi tập” hay, ngắn gọn (ảnh 1)

5. Giá trị nội dung:

Bài tựa cho thấy niềm tự hào sâu sắc và ý thức trách nhiệm của Hoàng Đức Lương trong việc bảo tồn di sản văn học của tiền nhân, từ đó giúp chúng ta có thái độ trân trọng và yêu quý di sản văn học dân tộc

6. Giá trị nghệ thuật:

-Cách lập luận chặt chẽ, săc sảo

-Ngôn ngữ ngắn gọn, hành văn chân thực, tình cảm chân thành

-Sự kết hợp hài hòa giữa chất trữ tình và nghị luận

Bài giảng Ngữ văn 10 Tựa “Trích diễm thi tập”

Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 10 hay, chi tiết khác:

Hiền tài là nguyên khí của quốc gia (Trích “Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ hai)

Khái quát lịch sử tiếng Việt

Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn

Thái sư Trần Thủ Độ

Phương pháp thuyết minh

  •  
1 627 19/02/2022
Tải về