Soạn bài Phương pháp thuyết minh hay, ngắn gọn
Hướng dẫn soạn bài Phương pháp thuyết minh Ngữ văn lớp 10 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Phương pháp thuyết minh để chuẩn bị bài và soạn văn 10. Mời các bạn đón xem:
Soạn bài Phương pháp thuyết minh - Ngữ văn 10
A. Soạn bài Phương pháp thuyết minh ngắn gọn:
I. Tầm quan trọng của phương pháp thuyết minh
Câu hỏi (trang 48 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):
Trả lời:
- Phương pháp thuyết minh giúp người nói/viết có được cách thức trình bày, truyền đạt hiệu quả để đưa tri thức về đối tượng đến với người nghe/đọc, từ đó mà đạt được mục đích thuyết minh.
II. Một số phương pháp thuyết minh
1. Ôn tập các phương pháp thuyết minh đã học
Câu 1 (trang 48,49 sgk Ngữ văn 10 Tập 2)
Trả lời:
- Đoạn trích về Trần Quốc Tuấn
+ Mục đích thuyết minh: công lao tiến cử người tài giỏi cho đất nước của Trần Quốc Tuấn
+ Phương pháp liệt kê, giải thích
+ Tác dụng: tăng tính chính xác và thuyết phục.
- Đoạn trích về Ba-sô
+ Mục đích thuyết minh: lí do (hoặc nguyên nhân) thay đổi bút danh của thi sĩ Ba – sô.
+ Phương pháp giải thích, phân tích
+ Tác dụng: cung cấp hiểu biết bất ngờ, thú vị.
- Đoạn trích trong văn bản Con người và con số
+ Mục đích thuyết minh: giúp người đọc hiểu về cấu tạo của tế bào
+ Phương pháp dùng số liệu và so sánh
+ Tác dụng: tạo ấn tượng và sự hấp dẫn.
- Đoạn trích về nhạc cụ
+ Mục đích thuyết minh: giúp người đọc hiểu về một loại hình nghệ thuật dân gian
+ Phương pháp giải thích, phân tích
+ Tác dụng: cung cấp hiểu biết mới mẻ, thú vị.
Câu 2 (trang 50 sgk Ngữ văn 10 Tập 2)
Trả lời:
a. Thuyết minh bằng cách chú thích
- Câu văn "Ba-sô là bút danh" không dùng phương pháp định nghĩa (vì không nêu bản chất giúp phân biệt Ba-sô với những nhà thơ khác) mà dùng cách chú thích (cung cấp thêm một thông tin để làm rõ hơn về đối tượng)
- So sánh phương pháp nêu định nghĩa và phương pháp chú thích:
Tiêu chí |
Phương pháp nêu định nghĩa |
Phương pháp chú thích |
Giống |
Đều có công thức A là B |
|
Khác |
+ Nêu thuộc tính, tính chất cốt lõi nhất của đối tượng, nhằm phân biệt đối tượng này với đối tượng khác. + Đòi hỏi độ chính xác và tính toàn diện cao. |
+ Nêu tên gọi khác hoặc đặc điểm khác của đối tượng nhưng không có tác dụng phân biệt đối tượng với đối tượng khác vì không phản ánh bản chất, thuộc tính toàn diện của đối tượng. + Mềm dẻo, linh hoạt, dễ sử dụng. |
b. Thuyết minh bằng phương pháp giảng giải nguyên nhân – kết quả
- Đoạn văn có hai mục đích: nói về niềm say mê cây chuối của Ba-sô và lai lịch bút danh Ba-sô, trong đó mục đích thứ 2 là chủ yếu.
- Các ý của đoạn văn có mối quan hệ nguyên nhân – kết quả: vì quá yêu cây chuối (nguyên nhân) mà lấy bút danh là Ba-sô (kết quả).
III. Yêu cầu đối với việc vận dụng phương pháp thuyết minh
Câu 1 (trang 51 sgk Ngữ văn 10 Tập 2)
Trả lời:
Căn cứ mục đích thuyết minh để lựa chọn phương pháp thuyết minh
Câu 2(trang 51 sgk Ngữ văn 10 Tập 2)
Trả lời:
Ngoài việc cung cấp thông tin đầy đủ, khách quan về đối tượng được thuyết minh; phương pháp thuyết minh còn phải góp phần sinh động hoá văn bản thuyết minh để gây hứng thú cho người đọc.
IV. Luyện tập
Bài tập 1 (trang 51 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):
Trả lời:
Các phương pháp thuyết minh được sử dụng trong đoạn trích trên là:
a. Phương pháp chú thích:
- Hoa lan đã được người phương Đông tôn là “Loài hoa vương giả”.
- Còn với người phương Tây thì lan là “Nữ hoàng của các loài hoa”.
b. Phương pháp phân tích, giải thích: Hoa lan thường được chia làm hai nhóm…
c. Phương pháp nêu số liệu […] Chỉ riêng 10 loài hoa của chi lan Hải Vệ nữ…
Ngoài sự vận dụng phối hợp các phương pháp thuyết minh trên, tác giả còn sử dụng các yếu tố miêu tả hấp dẫn như: Với cánh môi cong lượn như gót hài… đang bay lượn.
Bài tập 2 (trang 52 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):
Trả lời:
Như một vòng tuần hoàn của cuộc sống, đông qua, xuân đến. Chúa xuân mang đến cho vạn vật những tia nắng ấm áp sau một mùa giá lạnh, thổi vào cuộc sống hương vị ngọt ngào của mùa xuân. Nếu như hoa mai tượng trưng cho một cái Tết sung túc ở phương Nam thì hoa đào là biểu tượng cho một mùa xuân bất diệt ở miền Bắc.
Tuy có nguồn gốc xa xôi ở xứ Ba Tư, thế nhưng ngày nay hoa đào có mặt ở khắp nơi trên đất nước Việt Nam đặc biệt là ở miền Bắc và mỗi khi Tết đến Xuân về. Cây đào thuộc họ hoa hồng, thân gỗ nhỏ, cao khoảng từ năm đến mười mét, lá có hình mũi mác. Hoa mọc đơn độc, có màu hồng hoặc màu trắng, năm cánh mềm mại, mịn màng như nhung. Khi cây ra hoa ngắn, hầu như không có cuống, đài có ống hình chuông, thùy hình trứng, có nhiều nhị. Dòng họ của hoa đào rất đa dạng và phong phú. Nếu xếp theo số cánh thì có thể chia đào thành hai loại là đào đơn và đào kép. Còn xếp theo màu sắc thì có thể chia đào thành đào phai, đào bích, đào bạch, đào thất thốn. Nhưng có lẽ đẹp nhất vẫn là đào bích. Đào bích cánh hoa màu hồng thắm, tán tròn nhiều cành cân đối. Đào phai màu nhạt, hồng tươi, trang nhã mà hấp dẫn như đôi má ửng hồng của người thiếu nữ khi thẹn thùng. Đào bạch ít hoa tương đối khó trồng. Đào thất thốn dáng nhỏ, hoa nhỏ, có màu đỏ thẫm. Hoa đào chỉ trồng được ở miền Bắc và nở đúng vào mùa xuân. Nhưng muốn hoa nở đúng thời vụ thì đòi hỏi nhiều kinh nghiệm ở người trồng hoa. Và thi sĩ Xuân Sách đã dùng những lời thơ để nêu ra cách làm cho hoa nở đúng ngày Tết:
"Vặt trụi lá, bè trơ cành
Đê cây tức giận nở thành trăm hoa"
Vì vậy, muốn có đào chơi vào ngày Tết thì tháng mười một âm lịch người ta thường ngắt hết lá để nhựa cây tích tụ lên thân làm nụ. Rồi tùy theo thời tiết nóng hay rét nhiều mà người trồng đào phải thúc hay hãm hoa.
Nếu ở miền Nam, xuân về phải có mai vàng, một biểu tượng cho sự giàu sang, phú quý, hạnh phúc và sum vầy thì ở miền Bắc có hoa đào mới có mùa xuân. Người miền Bắc ưa chuộng chơi đào vào ngày Tết có lẽ vì màu hồng mang lại sự may mắn và phúc lộc đầu năm. Các cụ ngày xưa thường bảo, cắm một cành đào trong nhà là cản được gió độc và đuổi được tà khí. Và sân nhà ai có trồng đào thì đó là sân nhà phú quý. Những nhà có điều kiện thường sắm cả một cây đào ghép ba tầng, những nhà nghèo hơn cũng có mua một vài nhánh đào chưng trong nhà. Đón xuân mà không có hoa đào cũng tẻ nhạt như thiếu bánh chưng xanh, câu đối đó, tràng pháo hồng. Vì vậy, Tết đến, dù bận việc đến mấy thì người dân miền Bắc cũng phải mua cho gia đình mình một vài nhánh đào. Hoa đào không chỉ mang giá trị thẩm mỹ mà còn mang nét đẹp văn hóa đồng thời còn là một dược phẩm, mỹ phẩm độc đáo. Từ xưa, hình ảnh của hoa đào đã được đưa vào thơ ca làm xúc động lòng người. Trong truyện Kiều, Nguyễn Du có nhắc đến hình ảnh của hoa đào trong sự luyến tiếc khi cảnh cũ còn mà người xưa không thấy: “Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông”. Và vẻ đẹp mơn mởn của hoa đào trong ngày Tết còn thể hiện qua câu thơ:
“Một đóa đào hoa khoe tốt tươi,
Tướng xuân mơn mởn thấy xuân cười”.
Mùa xuân năm Kỉ Dậu, vua Quang Trung sau khi đại thắng quân Thanh, đã mang một cành đào từ Thăng Long về Phú Xuân để tặng cho công chúa Ngọc Hân - người vợ yêu quý của người – để báo tin thắng trận. Trong lịch sử y học Á Đông, danh y Tuệ Tĩnh đã ghi lại nhiều phương pháp chăm sóc da mặt cho phụ nữ bằng hoa đào.
Cây đào không dễ trồng như cây mai. Nó là một loại cây ưa đất thịt, phân bón vừa phải, cần nhiều ánh sáng, thoáng và thông gió. Ở miền Bắc Việt Nam, người ta trồng đào để lấy hoa chơi Tết, sau ngày Tết, người ta tiếp tục trồng đào trở lại.
Xuân về mang đến bao nhiêu điều kì diệu. Đúng là muôn hồng, nghìn tía, cái đẹp đi đến từng người, từng nhà và hoa đào là một món quà mà thiên nhiên ưu ái dành tặng cho con người. Xuân đến rồi xuân đi, hoa đào nở rồi lại tàn, thế nhưng hình ảnh của hoa đào vẫn Còn sống mãi với thời gian như lời thơ của Chế Lan Viên:
“Một cành đào ứa nhựa
Nặng bàn tay anh cầm,
Nghe hương thầm lan tỏa
Qua màn sương thời gian”
B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Phương pháp thuyết minh:
- Muốn làm bài văn thuyết minh có kết quả, người làm bài phải nắm được phương pháp thuyết minh.
- Phương pháp thuyết minh thường gặp là: định nghĩa, chú thích, phân tích, phân loại, liệt kê, giảng giải nguyên nhân – kết quả, nêu ví dụ, so sánh, dùng số liệu,…
- Việc lựa chọn, vận dụng và phối hợp các phương pháp thuyết minh cần tuân theo các nguyên tắc: không xa rời mục đích thuyết minh; làm nổi bật bản chất và đặc trưng của sự vật, hiện tượng; làm cho người đọc (người nghe) tiếp nhận dễ dàng và hứng thú.
Bài giảng Ngữ văn 10 Phương pháp thuyết minh
Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 10 hay, chi tiết khác:
Viết bài làm văn số 5: Văn thuyết minh
Chuyện chức phán sự đền Tản Viên
Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Hóa học 10 | Giải bài tập Hóa học 10 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Lý thuyết Hóa học 10
- Giải sbt Hóa học 10
- Các dạng bài tập Hóa học lớp 10
- Giải sgk Vật Lí 10 | Giải bài tập Vật lí 10 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải sbt Vật Lí 10
- Giải sgk Lịch sử 10 | Giải bài tập Lịch sử 10 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)