Soạn bài Đại cáo bình Ngô – Phần hai: Tác phẩm hay, ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Đại cáo bình Ngô – Phần hai: Tác phẩm Ngữ văn lớp 10 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Đại cáo bình Ngô – Phần hai: Tác phẩm để chuẩn bị bài và soạn văn 10. Mời các bạn đón xem:

1 649 19/02/2022
Tải về


Soạn bài Đại cáo bình Ngô – Phần hai: Tác phẩm - Ngữ văn 10

A. Soạn bài “Đại cáo bình Ngô” – phần hai tác phẩm ngắn gọn:

Phần đọc - hiểu văn bản

Câu 1 (trang 22 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Phần 1 (“Việc nhân nghĩa...chứng cứ còn ghi”): Nêu cao luận đề chính nghĩa.

Phần 2 (“Vừa rồi...Ai bảo thần dân chịu được”): Vạch trần tội ác giặc Minh xâm lược.

Phần 3 ( “Ta đây...chưa thấy xưa nay”): Kể lại 10 năm chiến đấu và chiến thắng.

Phần 4 (phần còn lại): Tuyên bố độc lập, đất nước từ nay muôn thuở thái bình.

Câu 2 (trang 22 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

a. Chân lí được khẳng định để làm chỗ dựa, làm căn cứ xác đáng cho việc triển khai toàn bộ nội dung bài cáo

- Tư tưởng nhân nghĩa

- Chân lí về sự tồn tại độc lập, có chủ quyền của nước Đại Việt ta.

b. Đoạn mở đầu có ý nghĩa như lời tuyên ngôn độc lập vì

- Đoạn mở đầu tuyên ngôn về độc lập dân tộc. Tác giả không chỉ đưa ra chân lí về chính nghĩa mà còn nêu ra chân lí khách quan về sự tồn tại độc lập, có chủ quyền của nước ta có cơ sở chắc chắn từ thực tiễn lịch sử.

- Khái niệm quốc gia dân tộc của Nguyễn Trãi được trình bày một cách khá đầy đủ: cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán, nền văn hiến lâu đời, lịch sử riêng, chế độ riêng.

c. Để khẳng định quyền tự do, độc lập và làm nổi bật lên niềm tự hào dân tộc, tác giả đã dùng những lời lẽ lập luận đầy sức thuyết phục với các từ ngữ khẳng định: vốn có, từ lâu, đã chia, cũng khác cùng với nghệ thuật so sánh trong những câu văn biền ngẫy (đối ứng giữa nước ta với Bắc Triều)

Câu 3 (trang 22 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

a. Nguyễn Trãi viết bản cáo trạng đanh thép tội ác giặc Minh.

- Âm mưu: xâm lược, thôn tính nước ta

- Tội ác

+ Huỷ hoại con người bằng hành động diệt chủng, tàn sát người vô tội.

+ Huỷ hoại môi trường sống.

+ Bóc lột và vơ vét.

b. Nghệ thuật của đoạn cáo trạng

- Vận dụng, kết hợp những chi tiết, hình ảnh cụ thể, vừa khái quát, lối liệt kê liên tiếp, hình ảnh kẻ thù đối lập với tính cách người dân vô tội.

- Câu văn giàu cảm xúc, giàu hình tượng

- Giọng văn và nhịp điệu thay đổi linh hoạt, nhịp điệu nhanh dần

- Lời văn khi uất hận, khi thiết tha, nghẹn ngào,…

=> Tố cáo tội ác của quân giặc diễn tả khối căm hờn chất chứa của nhân dân ta.

Câu 4 (trang 23 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

a. Giai đoạn đầu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn được tác giả tái hiện với muôn vàn khó khăn

- Buổi đầu cuộc khởi nghĩa gặp muôn vàn khó khăn:

+ Thiếu nhân tài, thiếu quân lương nghiêm trọng.

+ Kẻ thù có lực lượng lớn mạnh, hung bạo, được trang bị đầy đủ.

+ Nghĩa quân phải tự mình khắc phục.

=> Mặc dù vậy, nhưng với ý chí, lòng quyết tâm, đặc biệt là tinh thần đoàn kết, nghĩa quân Lam Sơn đã từng bước lớn mạnh và giành được những chiến thắng quan trọng.

- Người anh hùng Lê Lợi căm giận, đau lòng nhức óc, quên ăn, suy xét, đắn đo, dốc lòng, gắng chí à ý chí quyết tâm chống giặc ngoại xâm.

b. Khi tái hiện giai đoạn phản công thắng lợi, bài cáo miêu tả bức tranh toàn cảnh cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

- Những trận chiến nổi bật

+ Những trận tiến ra Bắc: trận Tây Kinh, Đông Đô, Ninh Kiều, Tốt động

+ Chiến dịch chi viện: trận Chi Lăng, Mã Yên, Xương Giang

- Biện pháp nghệ thuật miêu tả thế chiến thắng của ta và thất bại của giặc: giọng văn, nhịp điệu thay đổi, nhanh, mạnh, gấp gáp, hào hứng, với cảm hứng anh hùng ca, sử dụng nhiều hình ảnh khoa trương, phóng đại, nhiều dẫn chứng cụ thể nối nhau xuất hiện đối lập tương phản với sự thất bại của quân giặc.

- Tính chất hùng tráng: hình tượng phong phú, đa dạng, đo bằng sự rộng lớn, kì vĩ của thiên nhiên, các động từu mạnh, nhạc điệu dồn dập, sảng khoái, bay bổng, âm thanh giòn giã, hào hùng, hình tượng kẻ thù thảm hại, nhục nhã.

Câu 5 (trang 23 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

- Ở đoạn cuối, giọng văn trở nên nghiêm trang và trịnh trọng hơn với lời tuyên bố độc lập.Bởi vì đây là lời tuyên bố hào hùng và trịnh trọng về nền độc lập, tự do của dân tộc. Cuối cùng hòa bình đã được lặp lại, giang sơn đã thu về một mối.

- Bài học lịch sử: Để có được chiến thắng vang dội như vậy là nhờ vào truyền thống ngàn đời “ nhờ trời đất tổ tông khôn thiên ngầm giúp đỡ” và sức mạnh, ý thức tự tôn của dân tộc. Ý nghĩa của bài học lịch sử là nhắc nhở chúng ta luôn nhớ về cội nguồn, nhớ về những công lao dựng nước và giữ nước của lịch sử.

Câu 6* (trang 23 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

- Giá trị nội dung: Đại cáo Bình Ngô là áng thiên cổ hùng văn thể hiện rõ hào khí một thời đại oai hùng của toàn dân tộc

- Giá trị nghệ thuật: sử dụng các biện pháp so sánh, ẩn dụ, điệp từ làm tăng tính hình tượng của câu văn

Phần luyện tập

Câu 1 (trang 23 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Soạn bài Đại cáo bình Ngô – Phần hai: Tác phẩm hay, ngắn gọn (ảnh 1)

Câu 2 (trang 23 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Học thuộc đoạn mở đầu bài “Đại cáo bình Ngô”.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài “Đại cáo bình Ngô” :

I. Tác giả

1. Cuộc đời

- Nguyễn Trãi (1380 - 1442)

- Quê quán: làng Chi Ngại (Chí Linh, Hải Dương) sau dời về Nhị Khê (Thường Tín, Hà Tây, nay thuộc Hà Nội)

+ Sinh trưởng trong gia đình có truyền thống yêu nước, yêu văn hóa dân tộc.

+ Nguyễn Trãi là bậc anh hùng dân tộc ,nhân vật toàn tài hiếm có, nhà chiến lược, nhà ngoại giao kiệt xuất, nhà thơ lớn được UNESCO công nhận là danh nhân văn hoá thế giới.

+ Một con người phải chịu đựng những oan kiên, thảm khốc nhất trong chế độ phong kiến Việt Nam.

Soạn bài Đại cáo bình Ngô – Phần hai: Tác phẩm hay, ngắn gọn (ảnh 1)

2. Sự nghiệp văn học

Văn tự

Tác phẩm chính

Nội dung

Thể loại

 

CHỮ HÁN

Quân trung từ mệnh tập

Thư từ, biểu, quân lệnh gửi cho các tướng của ta và các bức thư gửi cho quân Minh nhằm “đánh vào lòng người”

Văn chính luận

Bình Ngô đại cáo

Tuyên bố nền hòa bình của đất nước sau khi chiến thắng quân Minh

Thể cáo, văn biền ngẫu

Ức Trai thi tập

Thể hiện cảm xúc trữ tình cá nhân

Thơ trữ tình đa số là thơ Đường luật

Chí Linh sơn phú

Nêu công đức của Lê Lợi, vai trò nhà Lê

Phú (Cổ thể)

Lam Sơn thực lục

Ghi chép quá trình khởi nghĩa Lam Sơn

Ký (Ký sự lịch sử )

Băng Hồ di sự lục (Chuyện cũ về cụ Băng Hồ)

Khắc  họa chân dung cụ Trần Nguyên Đán (Cụ Băng Hồ, ông ngoại Nguyễn  Trãi)

Ký (Hồi ký )

Lam Sơn Vĩnh Lăng thần đạo bi (Bia thần đạo Vĩnh Lăng ở Lam Sơn)

Là bài văn bia ghi chép gia thế, sự nghiệp của Lê Thái Tổ sau ngày nhà vua mất

Bi (Văn bia )

 

CHỮ NÔM

Quốc âm thi tập

Ghi lại những cảm xúc cá nhân

Thơ trữ tình Đường luật

Dù chữ Hán hay chữ Nôm, văn chính luận hay văn trữ tình, Nguyễn Trãi vẫn có những thành tựu nghệ thuật lớn. Ông là người khai sáng thơ văn tiếng Việt.

II. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh ra đời, xuất xứ: Sau khi quân ta đại thắng, tiêu diệt và làm tan rã 15 vạn viện binh của giặc, Vương Thông buộc phải giảng hoà, chấp nhận rút quân về nước, Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết “Đại cáo bình Ngô”.

2. Thể loại: cáo

- Cáo là thể văn nghị luận có từ thời cổ ở Trung Quốc, thường được vua chúa hoặc thủ lĩnh dùng để trình bày một chủ trương, một sự nghiệp, tuyên ngôn một sự kiện để mọi người cùng biết.

- Cáo có thể viết bằng văn xuôi hay văn vần nhưng phần lớn được viết bằng văn biền ngẫu, có vần hoặc không có vần, thường có đối, câu dài ngắn không gò bó, mỗi cặp hai vế đối nhau.

- Lời lẽ đanh thép, lí luận sắc bén, kết cấu chặt chẽ, mạch lạc.

3. Bố cục:

4 phần

Phần 1 (“Việc nhân nghĩa...chứng cứ còn ghi”): Nêu cao luận đề chính nghĩa.

Phần 2 (“Vừa rồi...Ai bảo thần dân chịu được”): Vạch trần tội ác giặc Minh xâm lược.

Phần 3 ( “Ta đây...chưa thấy xưa nay”): Kể lại 10 năm chiến đấu và chiến thắng.

Phần 4 (phần còn lại): Tuyên bố độc lập, đất nước từ nay muôn thuở thái bình.

Soạn bài Đại cáo bình Ngô – Phần hai: Tác phẩm hay, ngắn gọn (ảnh 1)

4. Giá trị nội dung:

Đại cáo bình Ngô là bản tuyên ngôn độc lập, qua đó vạch tội ác của kẻ thù xâm lược, ca ngợi thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

5. Giá trị nghệ thuật:

- Lí luận chặt chẽ, hợp lí lời lẽ hùng hồn

- Sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố chính luận và yếu tố văn chương

- Sử dụng các biện pháp nghệ thuật: liệt kể, phóng đại, so sánh, đối lập….

Bài giảng Ngữ văn 10 Đại cáo bình Ngô – Phần hai

Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 10 hay, chi tiết khác:

Tính chuẩn xác, hấp dẫn của văn bản thuyết minh

Tựa “Trích diễm thi tập”

Hiền tài là nguyên khí của quốc gia (Trích “Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ hai)

Khái quát lịch sử tiếng Việt

Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn

  •  
1 649 19/02/2022
Tải về