Soạn bài Truyện Kiều (Tiếp theo – Chí khí anh hùng) hay, ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Truyện Kiều (Tiếp theo – Chí khí anh hùng)Ngữ văn lớp 10 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Truyện Kiều (Tiếp theo – Chí khí anh hùng)để chuẩn bị bài và soạn văn 10. Mời các bạn đón xem:

1 781 lượt xem
Tải về


Soạn bài Truyện Kiều (Tiếp theo – Chí khí anh hùng) - Ngữ văn 10

A. Soạn bài Truyện Kiều (Tiếp theo – Chí khí anh hùng) ngắn gọn:

Phần đọc - hiểu văn bản

Câu 1 (trang 114 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Trả lời: 

- “Lòng bốn phương”: “Bốn phương” (nam, bắc, đông, tây) có nghĩa là thiên hạ, thế giới.

- “Phi thường”: không giống cái bình thường, tức là xuất chúng hơn người.

-  Trong đoạn trích, Nguyễn Du sử dụng rất nhiều từ ngữ biểu thị thái độ trân trọng, kính phục Từ Hải:

+ Từ ngữ có sắc thái tôn xưng.

+ Từ ngữ chỉ hình ảnh kì vĩ, lớn lao.

+ Từ ngữ diễn tả hành động dứt khoát.

=> Miêu tả Từ Hải với thái độ ngưởng mộ, trân trọng và ngợi ca, Nguyễn Du đã dồn tất cả vẻ đẹp của người anh hùng lí tưởng, giấc mơ của nhân dân vào trong hình tượng này.

Câu 2 (trang 114 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Trả lời: 

- Qua ngôn ngữ của Từ Hải, có thể nhận thấy, người anh hùng đã không hề quyến luyến, bịn rịn vì tình yêu mà quên lí tưởng cao cả.

- Thái độ và hành động của Từ Hải mạnh mẽ và quyết đoán, không chút do dự khi bị đặt vào tình thế phải lựa chọn giữa hạnh phúc riêng tư và lí tưởng.

- Lời hẹn ước của Từ Hải ngắn gọn, dứt khoát và chắc nịch đúng với khí phách anh hùng của một vị tướng quân uy vũ.

Câu 3 (trang 114 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Trả lời: 

- Nhà thơ đã khắc hoạ những hình ảnh oai hùng, con người “thanh gươm yên ngựa”, “tưởng như che cả trời đất” (Hoài Thanh). Đoạn thơ khép lại bằng cách mở ra hình ảnh cánh chim bằng lướt gió tung mây “Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi”

- Nhà thơ sử dụng hộ thống từ ngữ chỉ bậc “trượng phu": thoắt, quyết, dứt (áo), lòng bốn phương, thẳng dong, dậy đất, rợp đường, tinh binh, phi thường, bốn bể, dặm khơi...

- Ngôn ngữ đối thoại cùng với những biện pháp miêu tả có tính nhân xưng, ước lệ cũng góp phần làm cho khuynh hướng lí tưởng hoá trong ngòi bút Nguyễn Du thêm phần nổi bật. Hình ảnh Từ Hải được hiện lên với vẻ đẹp của sự phi thường.

- Anh hùng, tráng sĩ là mẫu nhân vật lí tưởng truyền thống của văn học trung đại. Hình tượng Từ Hải của Nguyễn Du vừa nằm trong hệ thống thi pháp tả người anh hùng của văn học trung đại đồng thời có những nét riêng biệt, độc đáo, đặc biệt là Nguyễn Du đã khéo léo lồng những phẩm chất rất anh hùng ở Từ Hải vào trong những phẩm chất rất nhiều khiến cho nhân vật anh hùng nhưng không cách biệt với đời thường.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Truyện Kiều (Tiếp theo – Chí khí anh hùng):

I. Tác giả

1. Cuộc đời

- Nguyễn Du (1765 – 1820)

- Quê quán: Quê gốc làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, nhưng sinh và trải qua thời niên thiếu ở Thăng Long.

- Ông sinh trưởng trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học.

- Cuộc đời ông gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XX.

- Nguyễn Du là người có kiến thức sâu rộng, am hiểu văn hóa dân tộc và văn chương Trung Quốc.

- Sự nghiệp văn học của Nguyễn Du gồm nhiều tác phẩm có giá trị bằng chữ Hán và chữ Nôm.

Soạn bài Truyện Kiều (Tiếp theo – Chí khí anh hùng) hay, ngắn gọn (ảnh 1)

2. Sự nghiệp văn học

- Phong cách nghệ thuật: Tác phẩm của ông luôn thể hiện tư tưởng nhân đạo: đề cao giá trị nhân văn con người và lên án, tố cáo những thế lực đen tối, chà đạp cuộc sống của những người thấp cổ bé họng trong xã hội thời phong kiến xưa.

- Tác phẩm tiêu biểu:

+ Tác phẩm bằng chữ Hán (3 tập thơ, gồm 243 bài): Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục.

+ Tác phẩm chữ Nôm: Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều)...

II. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh ra đời, xuất xứ:

- Đoạn trích “Chí khí anh hùng” thuộc phần Gia biến và lưu lạc (từ câu 2213 đến câu 2230).

- Vị trí: Cuộc đời Kiều tưởng chừng như sẽ rơi vào bế tắc khi lần thứ hai rơi vào lầu xanh. Thì bỗng nhiên Từ Hải xuất hiện và cứu nàng thoát khỏi cảnh ô nhục. Từ Hải đã cho Kiều một danh phận cũng như giúp nàng báo ân, báo oán. Nửa năm trôi qua, cuộc sống của hai người đương hạnh phúc. Từ Hải không bằng lòng với cuộc sống êm đềm mà muốn có sự nghiệp lớn nên đã từ biệt Kiều ra đi để gây dựng sự nghiệp.

2. Thể loại: truyện thơ nôm

3. Bố cục:

- Phần 1 (4 câu đầu): Khát vọng công danh của Từ Hải.

- Phần 2 (12 câu sau): Cuộc đối thoại giữa Từ Hải và Thúy Kiều.

- Phần 3 (2 câu cuối): Sự ra đi quyết tâm của Từ Hải.

Soạn bài Truyện Kiều (Tiếp theo – Chí khí anh hùng) hay, ngắn gọn (ảnh 1)

4. Giá trị nội dung:

- Đoạn trích đã ca ngợi chí làm trai, chí tang bồng của “kẻ sĩ quân tử”, bậc “đại trượng phu”. Bởi trong xã hội xưa, đã là người con trai thì phải có chí lớn, khao khát lập được công danh, sự nghiệp để lưu danh trong sử sách.

- Lí tưởng hóa người anh hùng mang tầm vóc vũ trụ cứu giúp đời. Người anh hùng Từ Hải chính là kẻ phi thường, là người xuất chúng làm nên sự nghiệp lớn lao như “bằng nay bốn bể là nhà”, “Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi”. Chỉ khi thành nghiệp lớn, Từ Hải mới là người anh hùng xứng đáng với Kiều.

- Tấm chân tình của Từ Hải và Thúy Kiều dành trọn cho nhau bằng niềm tin tưởng vào tương lai. Từ Hải và Thúy Kiều không chỉ là tình yêu đôi lứa, mà nó đã trở thành “tâm phúc tương tri”, hiểu nhau sâu sắc, nàng hiểu ta cũng như ta hiểu nàng.

5. Giá trị nghệ thuật:

- Sử dụng bút pháp ước lệ tượng trưng - bút pháp đặc trưng của văn học trung đại, với hình ảnh “bốn bể”, chim bằng...lấy cái bao la, rộng lớn của vũ trụ để hình dung về khao khát làm nên sự nghiệp lớn của Từ Hải

- Cách đối thoại trực tiếp bộc lộ tính cách tự tin, đầy bản lĩnh, ý chí của một trang nam tử, một đại hảo hản xưa nay hiếm gặp của Từ Hải

Bài giảng Ngữ văn 10 Truyện Kiều (Tiếp theo – Chí khí anh hùng)

Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 10 hay, chi tiết khác:

Truyện Kiều (Tiếp theo – Thề nguyền)

Trả bài làm văn số 6

Văn bản văn học

Thực hành các phép tu từ: phép điệp và phép đối

Nội dung và hình thức của văn bản văn học

  •  
1 781 lượt xem
Tải về