Soạn bài Hồi trống cổ thành hay, ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Hồi trống cổ thành Ngữ văn lớp 10 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Hồi trống cổ thành để chuẩn bị bài và soạn văn 10. Mời các bạn đón xem:

1 978 21/02/2022
Tải về


Soạn bài Hồi trống cổ thành (Trích hồi 28 – Tam quốc diễn nghĩa) - Ngữ văn 10

A. Soạn bài Hồi trống cổ thành ngắn gọn

Phần đọc - hiểu văn bản

Câu 1 (trang 79 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Trả lời: 

- Trương Phi phẫn nộ đòi giết Quan Công vì khăng khăng buộc tội Quan Công ở với Tào Tháo là phản bội lời thể vườn đào, là trượng phu mà lại thờ hai chúa. 

Câu 2 (trang 79 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Trả lời: 

Đoạn trích có tên là “Hồi trống cổ thành” bởi nó mang những biểu tượng nghệ thuật:

- Biểu dương tính trung nghĩa của Trương Phi.

- Ca ngợi tình nghĩa anh em của Lưu, Quan, Trương.

- Hồi trống thách thức, minh oan và đoàn tụ anh em.

Câu 3 (trang 79 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Trả lời: 

Đồng ý với ý kiến, vì:

 - Nóng nảy, thiếu bình tĩnh: nghe nói Quan Công hàng Tào, Trương Phi tin ngay mà không cần xác minh, dù Quan Công hay hai chị dâu, Tôn Càn giải thích đều không được. Trương Phi chỉ tin vào những gì thấy trước mắt (rõ ràng Quan Công đã ở doanh trại Tào).

- Nóng lòng muốn biết sự thực, nóng lòng muốn xác định phải trái đúng sai: đưa ra điều kiện ngặt nghèo buộc Quan Công phải chứng tỏ ngay, hành động đánh trống của Trương Phi cũng dứt khoát, gấp rút “thẳng cánh đánh trống”.

Câu 4 (trang 79 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Trả lời: 

- Tam quốc diễn nghĩa giàu màu sắc hùng tráng, mang hơi hướng của sử thi anh hùng, âm vang âm hưởng anh hùng ca chiến trận với những việc to lớn, siêu phàm.

- Chi tiết Trương Phi thẳng tay giục trống là cao trào của truyện, nó khiến cho cuộc hội ngộ và giải oan mang màu sắc của một bản hùng ca.

- Hồi trống giục vừa là thước đo tài năng của Quan Công, vừa thể hiện tính cách bộc trực của Trương Phi, vừa tạo ra không khí hào hùng của thời Tam quốc phân tranh.

- Nó làm cho đoạn văn đậm đà không khí chiến trận và khí phách anh hùng, đậm đà "ý vị Tam quốc".

Phần luyện tập

Câu 1 (trang 79 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Trả lời: 

Đoạn trích Hồi trống Cổ Thành thuộc hồi 28. Quan Công đưa hai chị sang Nhữ Nam. Kéo quân đến Cổ Thành thì nghe nói Trương Phi đang ở đó. Quan Công mừng rỡ sai Tôn Càn vào thành báo Trương Phi ra đón hai chị.Trương Phi khi ấy đang tức giận, nghe tin báo liền sai quân lính mở cổng thành, rồi một mình một ngựa vác bát xà mâu lao đến đòi giết Quan Công. Quan Công bị bất ngờ nhưng rất may tránh kịp nên không mất mạng. Đang nóng giận, Trương Phi nhất quyết không chịu ghi nhận lòng trung của Quan Công dù cả hai vị phu nhân đã hết lời thanh minh sự thật. Giữa lúc đang bối rối thì đột nhiên ở đằng xa, Sái Dương mang Quân Tào đuổi tới. Trương Phi càng thêm tức giận, buộc Quan Công phải lấy đầu ngay tên tướng đó để chứng thực lòng trung. Quan Công không nói một lời, múa long đao xô lại. Chưa đứt một hồi trống giục, đầu Sái Dương đã lăn dưới đất. Bấy giờ, Phi mới tin anh là thực. Phi mời hai chị vào thành rồi cúi đầu sụp lạy xin lỗi Quan Công.

Câu 2 (trang 79 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Trả lời: 

- Trương Phi là một dũng tướng, tính cách ngay thẳng, cương trực và đơn giản, nóng nảy.

+ Khi nghe Quan Công thanh minh: Trương Phi giận dữ, khinh miệt.

- Trương Phi là người rất cương trực, rõ ràng.

+ Hai chị và Tôn Càn thanh minh: như đổ thêm dầu vào lửa, cho Quan Công là thằng phụ nghĩa lừa cả hai chị.

- Kịch tính: Trương Phi đánh ba hồi trống buộc Quan Công phải lấy được đầu Sái Dương để chứng minh mình không bội nghĩa.

- Hiểu rõ sự tình, thụp lạy Quan Công, cho thấy Trương Phi biết nhận lỗi, rất tình cảm.

=> Hình ảnh Trương Phi hiện lên tuyệt đẹp, dũng cảm, cương trực, nóng nảy, vội vàng mà tinh tế và hết lòng phục thiện - một "hổ tướng" của nước Thục sau này.

Câu 3 (trang 79 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Trả lời: 

- Sự khác nhau trong tính cách của Trương Phí và Quan Công:

+ Trương Phi: nóng nảy, cương trực, đơn giản, ngay thẳng.

+ Quan Công: điềm tĩnh, trung nghĩa, tài trí, khiêm nhường

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Hồi trống cổ thành

I. Tác giả

1. Cuộc đời

- La Quán Trung (1330 – 1400?)

- Quê quán: Thái Nguyên thuộc tỉnh Sơn Tây cũ.

- Ông lớn lên vào cuối thời Nguyên, đầu thời Minh, tính tình cô độc, lẻ loi, thích một mình ngao du đây đó.

- Khi Minh Thái Tổ đánh đuổi được quân Mông Cổ, thống nhất đất nước, ông chuyên sưu tầm và biên soạn dã sử.

- La Quán Trung là người đầu tiên có đóng góp xuất sắc cho trường phái tiểu thuyết lịch sử thời Minh - Thanh ở Trung Quốc.

Soạn bài Hồi trống cổ thành hay, ngắn gọn (ảnh 1)

2. Sự nghiệp văn học

- Tác phẩm tiêu biểu: Tam Quốc diễn nghĩa, Tuỳ đường lưỡng triều chí truyện, Tấn Đường ngũ đại sử diễn nghĩa, Bình yêu truyện…

II. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh ra đời, xuất xứ:

- Tam quốc diễn nghĩa ra đời vào đâu thời Minh (1368 - 1644).

- Tác phẩm gồm 120 hồi, kể chuyện một nước chia ba gọi là “cát cứ phân tranh” trong gần 100 năm của nước Trung Quốc thời cổ (thế kỉ II, III). Đó là cuộc phân tranh giữa ba tập đoàn phong kiến quân phiệt: Ngụy - do Tào Tháo cầm đầu chiếm giữ phía bắc từ Trường Giang trở lên gọi là Bắc Ngụy; Thục - do Lưu Bị cầm đầu, chiếm giữ phía tây nam nên gọi là Tây Thục; Ngô - do Tôn Quyền cầm đầu, chiếm giữ phía đông nam gọi là Đông Ngô.

- Đoạn trích thuộc hồi 28 của Tam quốc diễn nghĩa.

2. Thể loại: tiểu thuyết chương hồi

3. Bố cục:

2 phần

- Phần 1: “từ đầu…phải đem quan mà theo chứ”: Quan Công gặp Trương Phi, nghi ngờ anh đã phản bội lời thề kết nghĩa.

- Phần 2: còn lại: Quan Công chém Soái Dương, anh em giải hiềm nghi và đoàn tụ.

4. Tóm tắt

Trước đó, ba anh em Lưu, Quan, Trương náu mình dưới trướng Tào Tháo. Hiểu được bản chất gian hùng của Tào Tháo, họ tìm cách bỏ đi. Tháo cho quân đuổi đánh, ba anh em thất tán mỗi người một ngả. Quan Công vì phải họ tống hai chị dâu (vợ Lưu Bị) nên tạm hàng Tào Tháo với điều hiện hàng Hán chứ không hàng Tào (vua Hán đang bị Tào khống chế), hễ biết tin anh ở đâu là sẽ đi ngay. Tào Tháo tìm cách thu phục Quan Công: ba ngày một tiệc nhỏ, năm ngày một tiệc lớn, lại ban thưởng chức tước, vàng bạc, mỹ nữ… Nhưng Quan Công “thân tại Tào doanh, tâm tại Hán”. Khi vừa nghe tin Lưu Bị đang ở bên Viên Thiệu là lập tứ trả hết ấn tín, vàng bạc châu báu, lên ngựa đi tìm anh. Trên đường đi, bị các tướng Tào ngăn cản, Quan Công vung long đao chém luôn sáu tướng, vượt năm cửa quan. Đến Cổ Thành, gặp được Trương Phi thì vui mừng khôn xiết. Nào ngờ Trương Phi hiểu lầm việc Quan Công hàng tào là bội nghĩa, liền đòi giết Quan Công. Để xua tan mối nghi ngờ, Quan Công đã nhận ngay điều kiện Trương Phi đưa ra: Phải lấy đầu Sái Dương (viên tướng của Tào Tháo) trong ba hồi trống. Chưa đứt một hồi, đầu Sái Dương đã lăn dưới đất. Bấy giờ, Phi mới hiểu được lòng dạ trung thực của Quan Công.

Soạn bài Hồi trống cổ thành hay, ngắn gọn (ảnh 1)

5. Giá trị nội dung:

Hồi trống cổ thành là đoạn trích thể hiện nổi bật tính cách, phẩm chất trong sáng, đẹp đẽ của Trương Phi, lòng trung nghĩa của Quan Vũ. Không những thế còn ca ngợi tài năng, khí phách của những người anh hùng dưới trướng Lưu Bị và thêm trân trọng tình cảm keo sơn gắn bó giữa ba anh em kết nghĩa vườn đào.

6. Giá trị nghệ thuật:

- Ngôn ngữ kể sinh động, sử dụng nhiều lối cổ, lối văn biền ngẫu

- Lời kể giản dị

- Xây dựng nhân vật đặc sắc

Bài giảng Ngữ văn 10 Hồi trống cổ thành

Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 10 hay, chi tiết khác:

Tào Tháo uống rượu luận anh hùng

Trả bài làm văn số 5

Viết bài làm văn số 6: thuyết minh văn học

Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

Lập dàn ý bài văn nghị luận

  •  
1 978 21/02/2022
Tải về