Soạn bài Củng cố và mở rộng lớp 10 trang 151 Tập 1 (Kết nối tri thức)
Với soạn bài Củng cố và mở rộng lớp 10 trang 151 Tập 1 Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 10.
Soạn bài Củng cố và mở rộng lớp 10 trang 151 Tập 1
Trả lời:
* Những hiểu biết về chèo:
- Chèo là loại hình nghệ thuật sân khấu cổ truyền Việt Nam. Chèo phát triển mạnh ở phía bắc Việt Nam với trọng tâm là vùng đồng bằng sông Hồng cùng hai khu vực lan tỏa là trung du miền núi Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Loại hình sân khấu này phát triển cao, giàu tính dân tộc. Chèo mang tính quần chúng và được coi là loại hình sân khấu của hội hè với đặc điểm sử dụng ngôn ngữ đa thanh, đa nghĩa kết hợp với cách nói ví von giàu tính tự sự, trữ tình.
- Chèo phản ánh đầy đủ mọi góc độ của bản sắc dân tộc Việt Nam: lạc quan, nhân ái, yêu cuộc sống yên lành, bình dị, nhưng tràn đầy tự hào dân tộc, kiên cường đuổi giặc ngoại xâm, bảo vệ tổ quốc.
* Những hiểu biết về tuồng:
- Tuồng là loại hình nghệ thuật sân khấu cổ truyền đặc sắc của Việt Nam được hình thành trên cơ sở ca vũ nhạc và các trò diễn xướng dân gian vốn có từ lâu đời và rất phong phú của dân tộc Việt Nam. Đến cuối thế kỷ 18 Tuồng đã phát triển một cách hoàn chỉnh mọi mặt từ kịch bản văn học đến nghệ thuật biểu diễn.
- Kiến thức em muốn được trang bị thêm: kiến thức về ngôn ngữ tuồng, ngôn ngữ trong múa rối nước hay cách sử dụng cao dao, tục ngữ trong các loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian,…
Trả lời:
- Sau bài học em có thái độ thêm trân trọng, tự hào và quyết tâm gìn giữ những loại hình nghệ thuật mang ý nghĩa lớn lao, mang giá trị truyền thống văn hóa của dân tộc.
Trả lời:
Khác với các loại hình sân khấu khác như chèo, cải lương.Tuồng mang theo âm hưởng hùng tráng với những tấm gương nhân vật tận trung báo quốc, xả thân vì đại nghĩa, những bài học về lẽ ứng xử của con người giữa cái chung và cái riêng, giữa gia đình và Tổ quốc, chất bi hùng là một đặc trưng thẩm mỹ của nghệ thuật Tuồng. Có thể nói Tuồng là sân khấu của những người anh hùng.
Về nội dung: Nói chung là đi vào đề tài cung đình, nhưng không phải chỉ phản ánh những sự kiện trong cung đình mà là bao gồm cả những chuyện xảy ra trong quan hệ, – chủ yếu là quan hệ chính trị, – giữa các phe phái phong kiến nói chung. Chuyện kịch mở đầu thường bằng cảnh triều đình đang nằm trong một trạng thái bình yên tương đối, tuy vua đã già yếu và mầm mống phản loạn đã có, tức là đã có phe phản thần do tên thái sư dẫn đầu. Đứng về kịch mà nói, thì như thế mâu thuẫn kịch đã có từ đầu.
Dàn nhạc Tuồng chủ yếu làm nhiệm vụ hỗ trợ trong biểu diễn của diễn viên. Trong dàn nhạc Tuồng gồm có bộ gõ: (trống, thanh la, mõ..), bộ hơi (kèn, sáo, chủ yếu là kèn); bộ dây (nhị, cò, hồ, đại, tiểu…) bộ gảy (tam, tứ, nguyệt…).
Về phần ca diễn, Tuồng có những lối hát xướng như :
– Nói Lố gồm Nói Lối Tuồng (đào kép xưng tên), Nói Lối Bóp (hai tướng địch gặp nhau), Nói Lối Dặm (gần như nói thường)…
– Thán, ngâm cũng là hình thức xướng gồm : Thán Nhớ, Thán Sầu, Thán Chết, Thán Hận (diễn viên hay thán trước khi Hát Nam)…
– Hát nam gồm Nam Xuân (sửa soạn lên đường), Nam Ai, Nam Thương (cho những vai buồn), Nam Thiên (dành riêng cho nhà sư), Nam Hồn (riêng cho hồn ma), Nam Đi, Nam Chạy (cảnh loạn lạc, hoạn nạn)…
– Hát khách (thơ chữ Hán) gồm: Khách Thường (tướng ra trận hay đi tuần tiễu), Khách Phú (hát đối đáp, hàn huyên), Khách Tẩu (rượt giặc hay có chuyện cấp bách), Khách Tử (khi tướng tử trận, nhân vật sắp chết)…
Ngoài ra, một số điệu vặt được dùng trong Tuồng như điệu Lý (dành cho vai người Thượng Du), điệu Giá Ban, điệu Quỳnh Tương…
Hiện nay, nghệ thuật tuồng truyền thống của Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn trong việc phục hồi và phát triển, nhưng chính phủ và các ngành hữu quan ở Việt Nam đang có những nỗ lực nhằm bảo tồn và phát huy bộ môn nghệ thuật truyền thống này trên tinh thần giữ gìn bản sắc Văn hóa dân tộc, giữ gìn những cái hay cái đẹp do cha ông để lại.
Nghệ thuật Tuồng – một loại hình sân khấu độc đáo của Việt Nam ẩn chứa những giá trị văn hoá, tinh thần của dân tộc, những giá trị nghệ thuật mang tính chất bền vững, đã, đang và sẽ còn là những người bạn tri âm, tri kỷ của các tầng lớp nhân dân Việt Nam.
- Về chèo, có thể tìm đọc: Tuyển tập chèo cổ, NXB Sân khấu, Hà Nội, 1999; Trần Việt Ngữ, Về nghệ thuật chèo, NXB Sân khấu, Hà Nội, 2013; Bùi Đức Hạnh, 150 làn điệu chèo cổ, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 2006; Hà Văn Cầu, Hề chèo, NXB trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2005;…
- Về tuồng, có thể tìm đọc: Mịch Quang, Tìm hiểu nghệ thuật tuồng, NXB Quân đội nhân dân, hà Nội, 2017; Hoàng Châu ký (Chủ biên), Tổng tập Văn học Việt Nam, tập 15A, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1994; Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn quốc gia, Tổng tập văn học Việt Nam, tập 12, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2000;…
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:
Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 125
Soạn bài Múa rối nước hiện đại soi bóng tiền nhân
Soạn bài Viết báo cáo nghiên cứu - Về một vấn đề sân khấu dân gian Việt Nam
Soạn bài Lắng nghe và phản hồi về nội dung một bài thuyết trình kết quả nghiên cứu
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Toán 10 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Toán 10 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề Toán 10 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Toán 10 – Kết nối tri thức
- Chuyên đề dạy thêm Toán 10 Kết nối tri thức (2024 có đáp án)
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Global Success – Kết nối tri thức
- Giải sbt Tiếng Anh 10 Global Success – Kết nối tri thức
- Ngữ pháp Tiếng Anh 10 Global success
- Bài tập Tiếng Anh 10 Global success theo Unit có đáp án
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 10 Global success đầy đủ nhất
- Giải sgk Vật lí 10 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Vật lí 10 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề Vật lí 10 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Vật lí 10 – Kết nối tri thức
- Chuyên đề dạy thêm Vật lí 10 cả 3 sách (2024 có đáp án)
- Giải sgk Hóa học 10 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Hóa học 10 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Hóa học 10 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề Hóa học 10 – Kết nối tri thức
- Chuyên đề dạy thêm Hóa 10 cả 3 sách (2024 có đáp án)
- Giải sgk Sinh học 10 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Sinh học 10 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Sinh học 10 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề Sinh học 10 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Lịch sử 10 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Lịch sử 10 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề Lịch sử 10 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Lịch sử 10 - Kết nối tri thức
- Giải sgk Địa lí 10 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Địa Lí 10 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Địa lí 10 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề Địa lí 10 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Công nghệ 10 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Công nghệ 10 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề Kinh tế và pháp luật 10 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết KTPL 10 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng - an ninh 10 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Giáo dục quốc phòng 10 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Giáo dục quốc phòng 10 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Hoạt động trải nghiệm 10 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Tin học 10 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Tin học 10 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Tin học 10 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề Tin học 10 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Giáo dục thể chất 10 – Kết nối tri thức