Soạn bài Bạch Đằng hải khẩu trang 35 (Kết nối tri thức)

Với soạn bài Thực hành đọc: Bạch Đằng hải khẩu lớp 10 trang 35 Tập 2 Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 10.

1 5,347 19/10/2022
Tải về


Soạn bài Bạch Đằng hải khẩu

Bài giảng Bạch Đằng hải khẩu

* Nội dung chính: Bạch Đằng hải khẩu

Văn bản “Cửa biển Bạch Đằng” ca ngợi sông Bạch Đằng hùng vĩ là mồ chôn quân xâm lược. Nhìn dòng sông, Nguyễn Trãi tự hào về cửa ải hiểm trở, tự hào về anh hùng hào kiệt, rồi bộc lộ lòng man mác bâng khuâng.

 Soạn bài Thực hành đọc: Bạch Đằng hải khẩu lớp 10 trang 35 Tập 2 Kết nối tri thức (ảnh 1) 

* Một số điều cần lưu ý khi đọc văn bản:

1. Đề tài, thi liệu, thể loại của văn bản.

- Bài thơ “Bạch Đằng hải khẩu” rút trong tập thơ “Ức Trai thi tập” hiện có 105 bài thơ chữ Hán. Trong “Nguyễn Trãi toàn tập” học giả Đào Duy Anh xếp bài thơ này vào số 45/105 bài.

- Đề tài: viết về sông Bạch Đằng, đây là dòng sông lịch sử oai hùng. Năm 938 Ngô Quyền chém đầu tướng Hoàng Thao tiêu diệt quân Nam Hán xâm lược. Năm 981 Lê Hoàn đánh bại giặc Tống. Năm 1288 Trần Quốc Tuấn đại phá giặc Nguyên Mông bắt sống Ô Mã Nhị.

- Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật.

2. Cảm hứng lịch sử và cảm hứng thế sự trong văn bản.

- Bao trùm toàn bài thơ là cảm hứng lịch sử, là niềm tự hào dân tộc. Bài thơ “Cửa biển Bạch Đằng” ca ngợi sông Bạch Đằng hùng vĩ là mồ chôn quân xâm lược.

3. Niềm tự hào về mảnh đất chiến địa, từng lưu dấu nhiều chiến công hiển hách của cha ông.

-  Nguyễn Trãi khẳng định quan hà hiểm yếu, sông Bạch Đằng hiểm yếu do thiên nhiên sắp đặt ra. Cũng là nơi để những bậc anh hùng dụng binh chống giặc lập nên bao chiến công lừng lẫy: “Tiếng thơm đồn mãi – Bia miệng chẳng mòn” (Trương Hán Siêu). Phép đối tạo nên vần thơ đẹp, ca ngợi núi sông hiểm trở. dân tộc Đại Việt có nhiều anh hùng hào kiệt:

Quan hà hiểm yếu trời kia đặt,

Hào kiệt công danh đất ấy từng

Tên tuổi những anh hùng như Ngô Quyền, Lê Hoàn, Trần Quốc Tuấn bất tử với sông Bạch Đằng lịch sử.

4. Sự suy ngẫm sâu sắc của tác giả về lịch sử.

- Thơ trở nên sâu lắng trong suy tưởng, giọng thơ thiết tha, trầm lặng. Đối cảnh mà sinh tình, đến dòng sông nhìn cảnh mà thi nhân nhớ bóng người xưa, lòng dạ cảm hoài bâng khuâng khôn xiết kể.

- Hoài niệm tạo nên chất thơ: tự hào, nhớ thương, nghĩ về cái còn và cái mất, cái hiện tại và cái đã qua:

Việc cũ quay đầu, ôi đã vắng,

Tới dòng ngắm cảnh dạ bâng khuâng

Nói về hồn thiêng sông núi, về đất nước và con người, ca ngợi sức mạnh Việt Nam mà Nguyễn Trãi ch thông qua một cửa biển và một dòng sông Bạch Đằng. Mỗi chữ, mỗi câu thơ, mỗi hình ảnh về cửa biển Bạch Đằng, nhà thơ như nâng cao tầm vóc lớn lao của dân tộc để chúng ta yêu thêm sông núi Tổ quốc, yêu thêm truyền thống anh hùng của dân tộc, và tin tưởng vào tiền đồ tươi sáng của đất nước muôn đời. Cửa biển Bạch Đằng là bài thơ kiệt tác tiêu biểu cho hồn thơ Nguyễn Trãi “lấp lánh sao Khuê”.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:

Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 4

Soạn bài Tác giả Nguyễn Trãi

Soạn bài Bình Ngô đại cáo

Soạn bài Bảo kính cảnh giới

Soạn bài Dục Thúy Sơn

Soạn bài Thực hành Tiếng Việt trang 26

Soạn bài Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội

Soạn bài Thảo luận về một vấn đề xã hội có ý kiến khác nhau

Soạn bài Củng cố và mở rộng trang 33

Soạn bài Thực hành đọc: Ngôn chí trang 34

1 5,347 19/10/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: