Soạn bài Lắng nghe và phản hồi về nội dung một bài thuyết trình kết quả nghiên cứu trang 148 (Kết nối tri thức)

Với soạn bài Lắng nghe và phản hồi về nội dung một bài thuyết trình kết quả nghiên cứu Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 10.

1 2,346 19/10/2022
Tải về


Soạn bài Lắng nghe và phản hồi về nội dung một bài thuyết trình kết quả nghiên cứu

* Yêu cầu:

- Hiểu rõ mục đích viết của tác giả có báo cáo nghiên cứu được thuyết trình.

- Nắm bắt đúng và đánh giá được nội dung chính của bài thuyết trình (vấn đề được đề cập các luận điểm hay kết quả nghiên cứu đạt được…).

 - Nắm bắt đúng giá đánh giá được đặc điểm cấu trúc của bài thuyết trình cũng như quá trình viết, hoàn thiện báo cáo nghiên cứu của tác giả.

- Hiểu và nhận xét được cách tác giả sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ như cử chỉ điệu bộ, hình ảnh, số liệu, sơ đồ, bảng biểu … khi thuyết trình về kết quả nghiên cứu.

- Thể hiện điện thái độ trân trọng tác giả của báo cáo nghiên cứu và kết quả mà tác giả đã đạt được.

1. Chuẩn bị nói và nghe

a. Chuẩn bị nói

* Lựa chọn đề tài:

- Vấn đề nghiên cứu: Nghệ thuật chèo tân thời trong tiến trình hiện đại hóa văn học sân khấu Việt Nam.

* Tìm ý và sắp xếp ý

- Bài nói cần có các ý sau:

+ Đặt tên cho bài nói: Nghệ thuật chèo tân thời trong tiến trình hiện đại hóa văn học sân khấu Việt Nam.

+ Lựa chọn những luận điểm chính:

- Sự ra đời của chèo tân thời.

- Những cách tân của chèo tân thời và ý nghĩa của nó đối với tiến trình hiện đại hóa văn học sân khấu Việt Nam.

b. Chuẩn bị nghe

- Bạn cần tìm hiểu trước về tên của bài thuyết trình kết quả nghiên cứu, cũng là vấn đề sẽ được trình bày để có tâm thế chủ động khi nghe và phản hồi về bài thuyết trình. Cần hình dung hướng được những câu hỏi cần giải đáp về vấn đề để dễ nhận ra nét riêng trong cách tiếp cận và giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu mà tác giả bài thuyết trình đã thực hiện.

- Ghi lại những điều bạn đã biết và muốn biết vào bảng sau:

Soạn bài Lắng nghe và phản hồi về nội dung một bài thuyết trình kết quả nghiên cứu Kết nối tri thức (ảnh 1)

2. Thực hành nói và nghe

* Người nói:

- Mở đầu: nêu vấn đề cần nghiên cứu và lí do chọn vấn đề đó; trình bày ngắn gọn về cách thức và quá trình thực hiện công việc nghiên cứu.

- Triển khai: dựa vào văn bản báo cáo kết quả nghiên cứu để trình bày tóm tắt các luận điểm, thông tin chính có trong công trình nghiên cứu, kết hợp với việc trình chiếu PowerPoint (nếu có).

- Kết luận: khái quát lại những kết quả nghiên cứu chính, khẳng định ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu và gợi mở những hướng tiếp cận mới.

* Người nghe

- Nắm bắt được mục đích nghiên cứu của người thuyết trình (chú ý lắng nghe phần mở đầu và kết thúc bản thuyết trình để có được những thông tin cần thiết).

- Nhận biết cấu trúc của bài thuyết trình kết quả nghiên cứu (luận điểm lớn, luận điểm nhỏ, bằng chứng, hình ảnh, số liệu,…). Khi lắng nghe thuyết trình, nên ghi lại các từ khóa, dùng một số kí hiệu thông dụng để đánh dấu các luận điểm lớn, luận điểm nhỏ và các mối quan hệ giữa chúng.

- Theo dõi và đánh giá được tác dụng tích cực các hình ảnh, sơ đồ, bảng biểu, động tác hình thể mà tác giả của bài báo cáo hay nghiên cứu đã sử dụng lúc thuyết trình.

- Phát hiện các tư liệu, bằng chứng chưa đủ độ tin cậy trong bài thuyết trình: xem xét kĩ xuất xứ các dữ liệu, bằng chứng được cung cấp để kiểm chứng tính chính xác, trung thực, đáng tin cậy của nguồn thông tin, phát hiện ra những điểm mâu thuẫn trong lập luận của người thuyết trình.

Bài nói mẫu tham khảo

Chèo là nghệ thuật sân khấu dân gian truyền thống xuất hiện từ lâu đời và mang bản sắc dân tộc đậm đà nhất của dân tộc Việt Nam. Chèo là một loại kịch hát dân gian có tính chất tổng hợp, sản phẩm của sinh hoạt xã hội nông nghiệp cổ truyền vùng đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam. Trong quá trình ra đời, hình thành và phát triển, chèo đã không ngừng kế thừa và biến đổi, tích hợp vào nó nhiều chất liệu và yếu tố văn hóa mới để cho chèo ngày càng phong phú và hoàn thiện hơn.

Do hoàn cảnh lịch sử, cụ thể là về điều kiện kinh tế xã hội của nước ta thời thực dân Pháp thống trị, nghệ thuật chèo ở đầu thế kỉ XX đã rơi vào tình trạng bế tắc và có nguy cơ mai một. Nhiều làng quê nghèo đói đến mức chỉ có thể làm cúng bái tế Thành hoàng làng mà thôi, còn về phần lễ hội thì hầu như không mở được. Đó là tình trạng của các gánh hát chèo ngày càng không được đón mời như trước đó. Hoàn cảnh lịch sử xã hội đưa đẩy khiến cho một số nghệ sĩ chèo dân gian đã mạnh dạn đưa phường gánh ra chốn thành thị nhưng cũng không được đón chào bởi thị hiếu khán giả đô thị không ưa chuộng lối hát và diễn của chèo sân đình. Mặt khác, lúc này văn hóa Pháp cũng du nhập vào Việt Nam theo những người Pháp, cùng với chính sách đồng hóa dưới chiêu bài “khai hóa văn minh” của thực dân Pháp khiến cho môi trường văn hóa ở các đô thị biến đổi. Trong điều kiện mới của sự tiếp biến văn hóa mà trong đó có mặt tiêu cực nhiều hơn mặt tích cực, chèo muốn tồn tại ở các đô thị nhất là ở Hà Nội - nơi có đông khán giả xem diễn trò thì phải chấp nhận một cuộc cách tân.

Kịch bản chèo tân thời, nhất là những kịch bản tiêu biểu của Nguyễn Đình Nghị là những cách tân so với những kịch bản chèo cổ truyền thống, chịu chi phối bởi nhu cầu mới của khán giả đô thị và chịu ảnh hưởng khá lớn về mặt kịch nghệ của sân khấu Pháp. Điều này được thể hiện trước hết ở những yếu tố liên quan tới yêu cầu đổi mới kịch bản chèo và quan trọng hơn cả là những đổi mới ngay trong những thành tố tạo lên kịch bản chèo.

Nếu như trước đây trong chèo chèo chỉ giới hạn ở một số đề tài dân gian, lịch sử thì trong giai đoạn chèo tân thời cụ thể là trong 60 kịch bản chèo của Nguyễn Đình Nghị thì nội dung đề tài được ông sử dụng một cách đa dạng hơn từ các đề tài dã sử, lịch sử dân gian cho đến những đề tài phản ánh hiện thực, phản ánh cuộc sống đương đại. Bên cạnh, việc đa dạng hóa đề tài là sự thay đổi về nhân vật trung tâm của chèo tân thời lại có sự đa dạng hơn về các loại người, các loại thành phần xã hội với các thân phận khác nhau, và họ đã biết đấu tranh để giành lấy số phận của mình. Chèo tân thời còn xây dựng và làm gia tăng hơn tính xung đột trong các mối quan hệ của nhân vật, đồng thời còn sử dụng các làn điệu, “chèo hóa” các làn điệu dân ca, các yếu tố mỹ thuật, múa....trên cơ sở tả ý, tả thần đã đem lại những hiệu quả rõ rệt. Chèo tân thời - Nguyễn Đình Nghị đã đánh dấu một bước phát triển mới trong lịch 81 sử chèo, làm cho sân khấu chèo chuyển từ sân khấu dân gian bước sang sân khấu chuyên nghiệp. Thành công của chèo tân thời đã có những tác động hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp tới các khuynh hướng sân khấu chèo Việt Nam. Lịch sử ngày hôm nay đã phần nào minh chứng rằng: “Nguyễn Đình Nghị là chiếc cầu nối giữa chèo cổ và chèo hiện đại”.

3. Trao đổi 

Người nghe

Sau khi lắng nghe một cách tích cực nội dung bài thuyết trình, bạn có thể phản hồi lại bằng cách:

- Đặt các câu hỏi với thái độ tìm hiểu chân thành đề nghị người thuyết trình làm rõ thêm một số vấn đề trong nội dung bài thuyết trình.

- Phản biện những điểm còn mơ hồ, mâu thuẫn, thiếu chính xác trong bài thuyết trình với thái độ xây dựng: chỉ ra những lỗi về lập luận, đối chiếu các dữ liệu được trình bày với các dữ liệu từ các nguồn thông tin khác để giúp người nói chỉnh sửa và hoàn thiện bài thuyết trình.

- Đánh giá khái quát về nội dung bài thuyết trình và sự thuyết trình, chỉ ra được những điểm tích cực và điểm chưa hợp lí.

- Trình bày góc nhìn, cách kiến giải khác về vấn đề được bài thuyết trình đề cập (có thể cung cấp tài liệu của các tác giả khác hoặc đưa ra quan điểm, góc nhìn của riêng bạn về vấn đề này).

Người nói

Tiếp nhận ý kiến, phản hồi và trao đổi với các thành viên khác trong nhóm, lớp với thái độ cầu thị (bảo lưu hoặc tiếp thu, nêu phương án sửa chữa, hoàn thiện,...).

Để tự đánh giá và đánh giá được một cách khách quan, toàn diện về bài thuyết trình, có thể tham khảo các nội dung đánh giá trong bảng sau:

Soạn bài Lắng nghe và phản hồi về nội dung một bài thuyết trình kết quả nghiên cứu Kết nối tri thức (ảnh 1)

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:

Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 125

Soạn bài Xúy Vân giả dại

Soạn bài Huyện đường

Soạn bài Múa rối nước hiện đại soi bóng tiền nhân

Soạn bài Viết báo cáo nghiên cứu - Về một vấn đề sân khấu dân gian Việt Nam

Soạn bài Củng cố và mở rộng trang 151

Soạn bài Thực hành đọc: Hồn thiêng đưa đường trang 152

1 2,346 19/10/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: