Soạn bài Viết bài luận về bản thân trang 113 (Kết nối tri thức)

Với soạn bài Viết bài luận về bản thân Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 10.

1 9,281 10/11/2022
Tải về


Soạn bài Viết bài luận về bản thân

Trong cuộc sống, có những tình huống bạn phải viết một bài luận về bản thân để chia sẻ trải nghiệm và thể hiện quan niệm của mình về cuộc sống. Một bài viết như vật có thể chỉ để thoả mãn nhu cầu nhìn lại chính mình và giãi bày với người khác, nhưng chúng có thể được đưa vào hồ sơ để xin học bổng hay dự tuyển vào một trường đjai học;…Ngoài ra, khi xin việc hay ứng cử vào một vị trí trong câu lạc bộ, bạn cũng cần viết văn bản để tự giới thiệu về mình và thuyết phục người đọc theo cách gần với viết bài luận về bản thân.

* Yêu cầu:

- Xác định rõ luận đề của bài viết.

- Thể hiện được cá tính, thiên hướng, lựa chọn, niềm tin, quan điểm riêng của bản thân.

- Sử dụng bằng chứng là những sự kiện, kinh nghiệm mà người viết đã thực sự trải qua.

- Có giọng điệu riêng nhưng phù hợp với đối tượng tiếp nhận, thể hiện cảm xúc chân thành của người viết; thuyết phục, truyền cảm hứng và gợi suy ngẫm cho người đọc.

* Phân tích bài viết tham khảo:

Hãy đam mê, hãy khờ dại

Câu 1 (trang 113 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Mở đầu bằng một trích dẫn để thu hút sự chú ý của người đọc.

Trả lời:

- Trích dẫn: “ Nếu bạn sống mỗi ngày như thể đó là ngày cuối cùng của bạn, một ngày nào đó bạn sẽ đúng”.

Câu 2 (trang 113 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Thể hiện quan điểm riêng của người viết.

Trả lời:

- Quan điểm của người viết: “Nếu hôm nay là ngày cuối cùng của cuộc đời mình, liệu tôi có muốn làm điều mà hôm nay tôi sắp làm không?”. Và bất cứ khi nào trả lời là “không” trong nhiều ngày liên tiếp, tôi biết tôi cần thay đổi.

Câu 3 (trang 114 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Trình bày thông điệp chính của văn bản.

Trả lời:

- Thông điệp: Con người ta chỉ sống một lần trong đời, hãy sống đúng với đam mê, sở thích của bản thân và sự mách bảo của con tim.

Câu 4 (trang 114 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Sử dụng yếu tố tự sự để nói về một trải nghiệm của bản thân.

Trả lời:

- Yếu tố tự sự để nói về việc tác giả được chuẩn đoán là mắc bệnh ung thư. Bác sĩ khuyên hãy chuẩn bị tâm lí để nói lời từ biệt.

Câu 5 (trang 114 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Thể hiện tình cảm, cảm xúc của người viết về trải nghiệm.

Trả lời:

- Tình cảm, cảm xúc của người viết về trải nghiệm:

+ Lo lắng, bất an khi làm xét nghiệm.

+ Vỡ oà hạnh phúc khi biết bệnh có thể chữa trị

+ Vui sướng, may mắn khi được phẫu thuật thành công.

Câu 6 (trang 114 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Suy ngẫm, bàn luận về trải nghiệm.

Trả lời:

- Sau khi đối diện với cái chết, tác giả hy vọng được sống lâu hơn, trải nghiệm giúp tác giả có thể khẳng định: “cái chết chỉ là một khái niệm thuần tuý lí thuyết”.

Câu 7 (trang 115 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Thể hiện quan điểm về cuộc sống và kêu gọi hành động.

Trả lời:

- Quan điểm về cuộc sống: tác giả nhận ra cái chết chính là phát minh vĩ đại nhất của sự sống, đó là tác nhân thay đổi sự sống. Nó xoá bỏ cái cũ để dọn đường cho cái mới.

- Kêu gọi hành động: Thời gian của bạn là hữu hạn, vì vậy đừng lãng phí nó để sống cuộc đời của người khác. Đừng bị mắc kẹt bởi giáo điều, đừng dựa dẫm vào suy nghĩ của kẻ khác. Đừng để ồn ào của kẻ khác lấn át đi tiếng nói bên trong chính bạn. Và quan trọng nhất, hãy can đảm đi theo sự mách bảo cảu trái tim và trực giác.

* Một số điều cần lưu ý khi đọc văn bản:

1. Thông điệp của bài viết là gì?

- Thông điệp: Con người chỉ được sống một lần trong đời, hãy sống đi theo sự mách bảo của trái tim và trực giác.

2. Những yếu tố tạo nên sức thuyết phục của bài viết.

- Sử dụng hệ thống luận điểm logic, chặt ch.

- Lí lẽ thuyết phục, ngôn ngữ sắc bén.

- Minh chứng cụ thể, chi tiết.

3. Những lời kể về các trải nghiệm cá nhân của tác giả đóng vai trò gì trong bài viết?

- Các trải nghiệm cá nhân của tác giả đóng vai trò là minh chứng tạo nên sức thuyết phục cho người đọc. Từ đó giúp người đọc có cái nhìn chân thực, chính xác và đầy đủ hơn về vấn đề.

* Thực hành viết

1. Chuẩn bị viết

- Để viết bài luận chia sẻ trải nghiệm qua đó thể hiện bản thân, bạn cần:

+ Huy động trải nghiệm: Bạn có thể bắt đầu bằng cách đặt những câu hỏi như: trải nghiệm nào trong cuộc sống là đáng nhớ và có ý nghĩa đối với tôi? Trải nghiệm đó giúp tôi nhận ra điều gì về bản thân và cuộc sống? Tôi đã thay đổi như thế nào sau trải nghiệm đó? (có thể bàn luận không kể lại cụ thể những trải nghiệm nhưng câu hỏi này sẽ gợi ý cho bạn cách lựa chọn giọng điệu và hướng triển khai thích hợp).

+ Suy nghĩ về bản thân: quan niệm sống của bạn là gì, đâu là giá trị mà bạn muốn theo đuổi, thế mạnh và điểm yếu của bạn là gì? Hãy tóm tắt những thông tin đó dưới dạng các từ khoá.

+ Từ những ý tưởng đã phác thảo, hãy chọn một ý tưởng mà bạn tâm đắc và hứng thú nhất làm chủ đề cho bài viết của mình. Chủ đề bài viết thường được tô đậm thành một thông điệp ngắn, thể hiện rõ quan điểm, góc nhìn, phát hiện của riêng người viết về bản thân và cuộc sống, ví dụ: Lựa chọn để trở thành chính mình (dương thụ), triết lí của tôi về một cuộc sống hạnh phúc (Sam bơn- Sam Bern,..)

- Khi bạn muốn viết một văn bản tự giới thiệu mình để xin việc làm hoặc ứng cử vào một vị trí trong câu lạc bộ,… thì việc tìm ý có thể theo hướng khác. Cụ thể, bạn cần:

+ Xác định người đọc, duyệt hồ sơ (trong đó có bài luận) là ai và nguyện vọng của bạn là gì khi viết bài luận này.

+ Suy nghĩ về những phẩm chất, năng lực mà bạn có để xứng đáng được người đọc duyệt, đáp ứng nguyện vọng của bạn. Lưu ý, cần tập trung vào những phẩm chất, năng lực, quan yếu đối với công việc, vị trí mà bạn đang muốn nhắm đến. Bạn có thể nêu một số điểm yếu mà bạn cần khắc phục và có thể khắc phục.

+ Có thể có những cam kết mà bạn muốn gửi đến người đọc duyệt hồ sơ nếu nguyện vọng của bạn được đáp ứng.

2. Tìm ý, lập dàn ý

a. Tìm ý:

Cần sắp xếp các nội dung theo một trật tự nhất định để giúp người đọc dễ dàng nắm bắt những ý tưởng, thông điệp chính.

b. Lập dàn ý:

Một bài luận thường có ba phần với cấu trúc phổ biến như sau:

* Mở bài: Trình bày trực tiếp mục đích của bài luận hoặc nêu thông điệp chính của bản thân.

* Thân bài:

- Thể hiện suy nghĩ, đúc rút về cuộc sống từ những sự kiện có thực mà mình đã trả qua (sắp xếp các sự kiện theo trật tự thời gian hoặc theo mạch suy ngẫm).

- Làm rõ điểm mạnh, điểm yếu cần nói đến nhất của bản thân dựa trên những bằng chứng xác thực, đáng tin cậy. (sắp xếp các ý theo trình tự logic và trình bày dàn ý dưới dạng sơ đồ).

* Kết bài: Nhắc lại những điểm chính trong bài viết, nêu lên suy ngẫm, bài học từ trải nghiệm của bản thân, kêu gọi hành động, mở ra suy nghĩ cho người đọc.

Dàn ý tham khảo bài luận xin ứng cử vào một vị trí trong câu lạc bộ.

* Mở bài:

- Trình bày trực tiếp mục đích của bài luận: xin ứng cử vào một vị trí trong câu lạc bộ.

* Thân bài:

- Điểm mạnh: Là người khá hòa đồng, thân thiện, và cùng với sự nhiệt huyết, em không ngại những khó khăn, thách thức.

- Điểm yếu: Không tự tin khi trước đám đông, rụt rè và chưa có nhiều kĩ năng tổ chức hoạt động.

- Dẫn chứng, trải nghiệm của bản thân: Đã từng tham gia một số hoạt động tình nguyện của phường, địa phương; nắm rõ đươc những việc mà bản thân cần làm trong thời gian làm tình nguyện tại câu lạc bộ

* Kết bài: Nhắc lại những điểm chính trong bài viết, nêu lên suy ngẫm, bài học từ trải nghiệm của bản thân.

3. Viết

Viết bài theo dàn ý đã lập. 

Bài viết tham khảo

Kính gửi câu lạc bộ

Em tên là…., lớp 10, trường …..

Qua những bài báo, bản tin ngắn của trường em mà em biêt đến câu lạc bộ tình nguyện tham gia tổ chức các hoạt động lễ hội, em cảm thấy khá thích thú và mong muốn được tham gia để học hỏi và công hiến một phần công sức nhỏ của mình vào việc tổ chức, quảng bá rộng rãi tới khách tham quan du lịch về các di tích lịch sử nổi tiếng của thành phố chúng ta. Vì vậy, mà em viết đơn này xin được tham gia hoạt động trong câu lạc bộ.

Trong các hoạt động trong trường và ngoài cuộc sống, em tự đánh giá được bản thân em là một người khá hòa đồng, thân thiện, tự tin trước đám đông, và cùng với sự nhiệt huyết, em không ngại những khó khăn, thách thức. Bởi vậy, em luôn luôn giữ cho mình tinh thần sẵn sàng trong mọi hoạt động. Khi đến với câu lạc bộ của mình, em mong muốn phát huy những điểm mạnh của bản thân và cùng các thành viên trong đội tình nguyện sẽ cùng nhau phát triển cộng đồng hơn.

Hiện tại, em cũng tham gia một số hoạt động tình nguyện của phường, nơi em sống vì vậy mà em cũng nắm rõ đươc những việc mà bản thân cần làm trong thời gian làm tình nguyện tại câu lạc bộ. Em tự tin khẳng định mình sẽ làm được tốt những công việc mà ban chủ nhiệm câu lạc bộ giao phó.

Em xin cam kết thực hiện tốt nội quy, yêu cầu của câu lạc bộ!

Em xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm đã quan tâm, đọc và xét duyệt!

4. Chỉnh sửa, hoàn thiện

- Đọc lại bài viết, đối chiếu với yêu cầu của kiểu bài và dàn ý đã lập để chỉnh sửa, hoàn thiện bài viết theo các tiêu chí sau:

+ Bài viết thể hiện rõ quan điểm, phát hiện riêng của bạn về cuộc sống.

+ Qua bài viết người đọc có thể hiènh dung ra cụ thể câu chuyện của bạn, những quan điểm, giá trị riêng của bạn.

+ Bài viết đã được tổ chức một cách chặt chẽ, mạch lạc.

+ Bài viết đảm bảo tuân thủ các quy định về chính tả, không mắc lỗi dùng từ và đặt câu.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:

Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 99

Soạn bài Về chính chúng ta

Soạn bài Con đường không chọn

Soạn bài Một đời như kẻ tìm đường

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 111

Soạn bài Thuyết trình về một vấn đề xã hội có sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ và phương tiện phi ngôn ngữ

Soạn bài Củng cố và mở rộng trang 120

Soạn bài Thực hành đọc: Mãi mãi tuổi 20 trang 122

1 9,281 10/11/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: