Soạn bài Thảo luận về một vấn đề xã hội có ý kiến khác nhau trang 31 (Kết nối tri thức)

Với soạn bài Thảo luận về một vấn đề xã hội có ý kiến khác nhau Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 10.

1 12,815 19/10/2022
Tải về


Soạn bài Thảo luận về một vấn đề xã hội có ý kiến khác nhau

* Yêu cầu:

- Xác định rõ vấn đề xã hội được thảo luận.

- Nêu được nhận xét, đánh giá về ý kiến của những người khác.

- Trình bày được ý kiến của bản thân về vấn đề (góc nhìn riêng và những phân tích, đánh giá cụ thể).

- Tôn trọng người đối thoại để cùng tìm tiếng nói chung về vấn đề.

1. Chuẩn bị nói và nghe 

a. Chuẩn bị nói

* Lựa chọn đề tài

- Đề tài thảo luận có thể được khai thác từ đề tài của các bài viết đã thực hiện: Tinh thần dân tộc trong đại dịch Covid; cũng có thể là đề tài mới thu hút sự quan tâm của nhiều người.

* Tìm ý và sắp xếp ý

- Đề tài thảo luận là một vấn đề xã hội có ý kiến khác nhau nên người nói không chỉ bày tỏ quan điểm cá nhân mà còn phải nắm được một số cách nhìn nhận, đánh giá khác. Việc nắm bắt đúng những ý kiến, quan điểm khác nhau là cơ sở thúc đẩy cuộc trao đổi, thảo luận, đối thoại thành công.

- Có thể trả lời một số câu hỏi gợi ý sau để hình thành nội dung của ý kiến thảo luận:

+ Vì sao bạn quan tâm đến vấn đề xã hội này?

+ Vấn đề đã được nhìn nhận, đánh giá từ những góc nhìn, những quan điểm khác nhau như thế nào?

+ Quan điểm của bạn đối với vấn đề xã hội này là gì?

+ Vì sao bạn có quan điểm như vậy?

+ Bạn muốn trao đổi, thảo luận gì với những người có ý kiến khác?

* Xác định từ ngữ then chốt

- Để thảo luận vấn đề xã hội có ý kiến khác nhau cần chú ý sự dụng các từ ngữ then chốt như: theo quan điểm của tôi, cách tiếp cận vấn đề, góc nhìn khác biệt, quan điểm chung…

* Phương tiện hỗ trợ

- Có thể chuẩn bị một số phương tiện hỗ trợ cho việc trình bày ý kiến như: tranh ảnh, trích đoạn ngắn từ phim tài liệu, biểu đồ…có liên quan trực tiếp và có tác dụng minh hoạ cho vấn đề cần thảo luận.

b. Chuẩn bị nghe

- Tìm hiểu đề tài, nội dung của vấn đề xã hội được đưa ra thảo luận; xác định quan điểm cá nhân trong cách nhìn nhận, đánh giá vấn đề.

- Suy đoán về ý kiến có thể có liên quan đến vấn đề xã hội được thảo luận; hình dung xem các ý kiến đó dựa trên những lí lẽ gì.

2. Thực hành nói và nghe 

Người nói

Người nghe

- Giới thiệu được vấn đề cần thảo luận.

- Tóm lược những ý kiến khác nhau về vấn đề; trình bày ý kiến cá nhân, sử dụng lí lẽ và bằng chứng để chứng minh cho quan điểm của mình; trao đổi, thảo luận với những người có ý kiến khác…

- Khái quát những điểm chung có thể thống nhất; nhấn mạnh tác dụng của cuộc thảo luận đối với cách nhìn nhận, đánh giá vấn đề xã hội.

- Lắng nghe, ghi chép lại những ý kiến muốn trao đổi với người nói.

- Chuẩn bị nội dung trao đổi.

Bài nói mẫu tham khảo

Kính chào thầy cô và các bạn. Tôi tên là............học sinh.........trường.........

Sau đây tôi xin được trình bày vấn đề: Tinh thần đoàn kết dân tộc trong đại dịch Covid 19.

Như các bạn đã biết, tinh thần dân tộc là ý thức dân tộc đã được hình thành trong suốt quá trình lịch sử và được biểu hiện ở các giá trị trong truyền thống văn hóa của người Việt, là sự kết tinh và thăng hoa của các giá trị truyền thống dân tộc, trong đó tinh thần yêu nước và tinh thần đoàn kết độc lập dân tộc là hai giá trị truyền thống chủ đạo. Trong đại dịch Corona hiện nay, một lần nữa, tinh thần đoàn kết dân tộc lại trỗi dậy mạnh mẽ, tạo thành một trận tuyến chống dịch hùng mạnh, ngăn chặn bước tiến và sự xâm nhập của đại dịch vào trong cộng đồng.

Vậy tinh thần đoàn kết  dân tộc là gì?  Đó chính là tình yêu thương giữa người với người, là sống có trách nhiệm với cộng đồng, sẵn sàng giúp đỡ, ra tay cứu người trong lúc hoạn nạn. Đoàn kết dân tộc tạo nên sức mạnh to lớn đối với thời cuộc, đất nước, giúp gắn kết con người với con người trong một xã hội. Tinh thần đoàn kết dân tộc khiến con người biết bao dung, biết cách cho, nhường nhịn và sẻ chia. Tinh thần đoàn kết giúp đem lại cuộc sống hòa bình, tốt đẹp.

Năm 2020 vừa qua, Việt Nam và thế giới đã phải trải qua những ngày tháng khó khăn khi phải đối mặt với đại dịch Covid-19. Khi nhiều nước lựa chọn kinh tế, thay vì an nguy của người dân mà không có những biện pháp kiên quyết chống lại đại dịch. Thì chúng ta cảm thấy thật tự hào khi Việt Nam là một đất nước dám đặt sự an toàn của nhân dân lên trên lợi ích kinh tế. Nhưng điều khiến chúng ta cảm thấy trân trọng và tự hào hơn cả đó là tinh thần đoàn kết của người dân Việt Nam.

Trong quá khứ, nhân dân ta đã từng đoàn kết chống lại biết bao nhiêu kẻ thù xâm lược để giành lại nền hòa bình. Đến hôm nay, tinh thần đoàn kết ấy lại một lần nữa chứng tỏ sức mạnh to lớn của nó để giúp Việt Nam chiến thắng đại dịch Covid-19. Ngay từ khi nước ta có ca nhiễm đầu tiên cho đến thời điểm số người nhiễm bệnh lên tới hàng chục, hàng trăm người. Từ các cấp chính quyền đến người dân đều thể hiện được tinh thần đoàn kết một lòng. Những quy định nghiêm ngặt của Nhà nước về việc phòng chống dịch bệnh lập tức được ban hành. Nhận thức mức độ nghiêm trọng của bệnh dịch, toàn dân tộc đồng tâm, nhất trí, trên dưới một lòng thực hiện theo chỉ đạo của chính phủ, chấn chỉnh các hoạt động, thực hiện công tác vệ sinh, đảm bảo an ninh trật tự cộng đồng. Những người dân từ người già đến trẻ nhỏ đều nghiêm chỉnh chấp hành các quy định: như đeo khẩu trang khi đi đến nơi công cộng, thường xuyên rửa tay bằng nước sát khuẩn, hạn chế đi ra nơi đông người… Đặc biệt, trong thời điểm cả nước thực hiện giãn cách xã hội, toàn dân đều nghiêm chỉnh chấp hành. Nhiều bác sĩ dù còn trẻ hay đã về hưu đều sẵn sàng xung phong lên tuyến đầu chống dịch, thậm chí còn có cả những sinh viên của ngành y cũng sẵn sàng giúp sức. Những cây ATM gạo, ATM khẩu trang hay địa điểm phát thực phẩm miễn phí… được tạo ra không chỉ chứng tỏ tấm lòng tương thân tương ái mà còn là sự đoàn kết của toàn dân quyết đẩy lùi đại dịch.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, còn có một bộ phận không nhỏ thiếu đi tinh thần trách nhiệm. Thật đáng buồn về trường hợp của cô gái trốn cách ly vẫn ngang nhiên quay video đăng lên mạng để khoe khoang việc làm của mình, những người chỉ vì lợi ích cá nhân mà sẵn sàng dẫn người nhập cảnh trái phép vào nước ta để lại nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh trong cộng đồng. Cũng có không ít trường hợp ích kỉ, lợi dụng tình hình dịch bệnh để trục lợi cá nhân, nâng mức giá khẩu trang, dung dịch rửa tay lên cao để kiếm chác lợi nhuận. Tệ hại hơn nữa là kinh doanh khẩu trang giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ, tung tin đồn thất thiệt về dịch bệnh, gây hoang mang dư luậnNhững hành vi này đều đáng lên án, vì nó có thể phá hoại công sức của cả một tập thể. Chính vì vậy, mỗi người dân Việt Nam hãy luôn ý thức được trách nhiệm của cá nhân trong công cuộc phòng chống dịch bệnh.

Tôi đã từng đọc được ở đâu đó câu nói: “Giữa một thế giới bất an, chúng ta vẫn có quyền tin tưởng vào tương lai tươi sáng”. Trong giai đoạn hiện nay, số người mắc bệnh ở nước ta đang có chiều hướng bùng phát trở lại nhưng về cơ bản, bệnh dịch vẫn đang được kiểm soát tốt. Nhìn vào thành quả đó, ta nhận thấy, chính phủ đã có đánh giá đúng đắn về dịch bệnh và nhanh chóng đưa ra những quyết định kịp thời, hiệu quả, chỉ đạo toàn dân chống dịch. Đó là kết quả của tinh thần dân tộc, là ý chí đoàn kết, là sức mạnh tương trợ và niềm tin tưởng vững chắc của toàn dân tộc vào sự lãnh đạo của Đảng và của chính phủ. Là một học sinh, khi được sống trong những ngày cả đất nước đồng lòng chống lại đại dịch, tôi mới cảm thấy trách nhiệm của một công dân. Tôi tự hứa sẽ thực hiện tốt những biện pháp phòng dịch, giữ một tâm lý thoải mái để học tập thật tốt, chuẩn bị cho kì thi quan trọng sắp tới. Tôi tin rằng Việt Nam sẽ chiến thắng đại dịch, còn tôi cũng sẽ chiến thắng được kì thi sắp tới.

Đại dịch đã giúp chúng ta cũng nhận ra được những tình cảm thật tốt đẹp. “Không ai bị bỏ lại phía sau” – đó là câu khẩu hiệu mà mọi người dân Việt Nam đều biết đến.Qua những hành động tốt đẹp, ý nghĩa đó giúp ta thêm yêu, tự hào về dân tộc hơn. Là người con của Việt Nam, chúng ta cần nhắc nhở bản thân phải giữ gìn và nhân rộng tinh thần ấy.

Bài trình bày của tôi đến đây là kết thúc, cảm ơn các thầy cô và các bạn đã chú ý lắng nghe. Sau đây có bạn nào có nhận xét, góp ý, bổ sung hay đóng góp cho bài thuyết trình của tôi thì xin mời các bạn giơ tay.

3. Trao đổi

- Người nghe đưa ra các nhận xét, góp ý, câu hỏi về bài nói. Người nói tiếp nhận các ý kiến này và trao đổi thêm (tán đồng, bác bỏ, trả lời câu hỏi, bàn luận mở rộng,...).

- Thực hiện tự đánh giá và đánh giá về bài trình bày dựa trên các nội dung được nêu trong bảng sau: 

Soạn bài Thảo luận về một vấn đề xã hội có ý kiến khác nhau Kết nối tri thức (ảnh 1)

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:

Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 4

Soạn bài Tác giả Nguyễn Trãi

Soạn bài Bình Ngô đại cáo

Soạn bài Bảo kính cảnh giới

Soạn bài Dục Thúy Sơn

Soạn bài Thực hành Tiếng Việt trang 26

Soạn bài Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội

Soạn bài Củng cố và mở rộng trang 33

Soạn bài Thực hành đọc: Ngôn chí trang 34

Soạn bài Thực hành đọc: Bạch Đằng hải khẩu trang 35

1 12,815 19/10/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: