Soạn bài Thảo luận về văn bản nội quy hoặc văn bản hướng dẫn nơi công cộng trang 93 (Kết nối tri thức)
Với soạn bài Thảo luận về văn bản nội quy hoặc văn bản hướng dẫn nơi công cộng Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 10.
Soạn bài Thảo luận về văn bản nội quy hoặc văn bản hướng dẫn nơi công cộng
* Yêu cầu:
- Làm rõ sự cần thiết và ý nghĩa của văn bản nội quy hoặc văn bản hướng dẫn nơi công cộng.
- Đánh giá được văn bản trên các tiêu chí: tính mạch lạc, logic của bố cục; sự tường minh của các điều khoản; tính chuẩn mực của ngôn ngữ diễn đạt và chính tả; sự hợp lí của các hình ảnh, logo được sử dụng; hiệu quả tác động vào thị giác của phông chữ, màu chữ,…
- Nêu được phương án chỉnh sửa cụ thể để có văn bản hoàn thiện.
1. Chuẩn bị nói và nghe
a. Chuẩn bị nói
* Lựa chọn đề tài
- Nhóm học tập hoặc cả lớp lựa chọn một văn bản nội quy hoặc một văn bản hướng dẫn nơi công cộng để thảo luận (văn bản được chọn có thể là sản phẩm của hoạt động viết, văn bản tự sưu tầm hay văn bản mới mà cả nhóm, lớp dự định cùng nhau xây dựng).
* Tìm ý và sắp xếp ý
- Để ý kiến thảo luận có chất lượng, bạn cần chú ý nhận xét chung về văn bản hay nhận xét về từng phương diện của văn bản: tiêu đề, bố cục, các điều khoản hoặc các ý hướng dẫn, cách trình bày văn bản về mặt hình thức,…Chú ý phác thảo một văn bản hoàn thiện hơn theo ý kiến cá nhân.
* Xác định từ ngữ then chốt
- Đối với dạng hoạt động thảo luận về một văn bản nội quy hoặc văn bản hướng dẫn nơi công cộng, cần chú ý sử dụng các từ ngữ then chốt như: theo tôi, theo ý kiến của tôi, văn bản này đã quy định, những điều khoản trong văn bản,…
* Phương tiện hỗ trợ
Chuẩn bị phần trình chiếu và văn bản được đưa ra thảo luận (hoặc văn bản đang được phác thảo, cần trưng cầu ý kiến tập thể để hoàn thiện).
b. Chuẩn bị nghe
- Người nghe đọc lại các yêu cầu đối với văn bản nội quy hoặc văn bản hướng dẫn nơi công cộng, ghi chép một cách vắn tắt các tiêu chí để làm cơ sở cho việc đánh giá, góp ý về ý kiến thảo luận. Nếu người nói cung cấp trước văn bản, bạn có thể phác thảo các ý tưởng thảo luận để góp phần xây dựng được một văn bản hoàn thiện hơn,
2. Thực hành nói và nghe
Người nói |
Người nghe |
* Trình bày ý kiến: Mở đầu: Trước khi trình bày nội dung chính, cần thuyết minh cụ thể mục đích và bối cảnh sử dụng của văn bản văn bản nội quy hoặc văn bản hướng dẫn nơi công cộng. - Triển khai: kết hợp nhịp nhành giữa phần nói và phần trình chiếu văn bản, bảng biểu, sơ đồ, hình ảnh,… - Kết luận: Nhấn mạnh các điểm mấu chốt cần được trao đổi, thảo luận thêm trong văn bản nội quy hoặc văn bản hướng dẫn nơi công cộng. * Tiếp thu trao đổi: - Thể hiện được tinh thần cầu thị. - Bảo vệ ý kiến của mình, làm rõ thêm những điều còn khiến người nghe băn khoăn. |
- Nắm bắt đúng nội dung ý kiến người nói. - Nêu nhận xét về ý kiến tham gia thảo luận. - Đặt câu hỏi để người nói làm rõ thêm về ý kiến đã phát biểu. |
Bài nói mẫu tham khảo:
Phòng GD & ĐT …. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Trường …… Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
NỘI QUY SỬ DỤNG THƯ VIỆN Ở LỚP HỌC
1. Bạn đọc của Thư viện
Giáo viên chủ nhiệm và các em học sinh trong lớp học đều có quyền sử dụng vốn tài liệu thư viện phù hợp với nội quy thư viện.
2. Trách nhiệm của bạn đọc
a. Khi vào thư viện: báo cáo với học sinh phụ trách và giáo viên chủ nhiệm lớp.
b. Trong thư viện
- Chấp hành đúng các quy định của Thư viện về việc sử dụng tài liệu Thư viện.
- Thực hiện nếp sống văn minh: Đi nhẹ, nói khẽ, không gây ồn, không có các hành vi thiếu văn hóa khác làm ảnh hưởng đến trật tự chung và môi trường, cảnh quan Thư viện.
- Bảo vệ tài sản của Thư viện:
+ Giữ gìn, bảo quản tài liệu: Không được đánh tráo, chiếm dụng, làm mất, cắt xén hoặc làm hư hại tài liệu;
+ Giữ gìn bàn ghế, giá, tủ, máy móc, trang thiết bị và các vật dụng khác của Thư viện.
c. Khi ra khỏi thư viện:
- Phải trả lại các tài liệu đã mượn (trừ những tài liệu được phép mượn về nhà theo quy định của Thư viện).
- Có nghĩa vụ cho kiểm tra tài liệu cũng như các vật dụng mang ra khỏi Thư viện khi có yêu cầu của người có trách nhiệm.
3. Sử dụng tài liệu Thư viện
Để đọc tại chỗ hoặc mượn tài liệu về nhà, bạn đọc phải xuất trình một trong các giấy tờ sau: Thẻ Thư viện, Chứng minh nhân dân, Giấy giới thiệu hoặc các giấy tờ tùy thân khác.
a. Đọc tại chỗ
- Mỗi lần chỉ được mượn tối đa 3 tài liệu; đối với phòng đọc tự chọn, bạn đọc được phép trực tiếp lựa chọn tài liệu trên giá sách;
- Không được phép tự ý mang tài liệu ra khỏi phòng đọc;
- Không sử dụng các thiết bị máy móc dành riêng cho bạn đọc quá thời gian quy định của Thư viện.
b. Mượn về nhà
Mỗi lần được mượn tối đa 03 bản sách (trong đó sách văn học không quá 02 bản) với thời hạn 07 ngày. Quá thời hạn đó, nếu có nhu cầu sử dụng tiếp tục, bạn đọc phải đến gia hạn; mỗi lần gia hạn được thêm 03 ngày và không quá 02 lần.
4. Xử lý vi phạm
Những hành vi như làm hư hại, đánh tráo, chiếm dụng tài liệu và các tài sản khác của Thư viện; vi phạm nội quy Thư viện; … khi bị phát hiện sẽ xử lý theo quy định lớp học tùy theo mức độ nặng nhẹ khác nhau.
5. Tổ chức thực hiện
Thư viện có trách nhiệm thông báo Nội quy tới tất cả bạn đọc. Bạn đọc có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc các quy định trong Nội quy này.
…, ngày … tháng … năm ……..
Giáo viên chủ nhiệm Cán bộ phụ trách thư viện
(Ký tên, đóng dấu) (Ký và ghi rõ họ tên)
3. Trao đổi
- Thực hiện tự đánh giá và đánh giá về bài trình bày dựa trên các nội dung được nêu trong bảng sau:
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:
Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 73
Soạn bài Sự sống và cái chết (Trích Từ điển yêu thích bầu trời và các vì sao)
Soạn bài Nghệ thuật truyền thống của người Việt
Soạn bài Phục hồi tầng ozone: Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 89
Soạn bài Viết một văn bản nội quy hoặc văn bản hướng dẫn nơi công cộng
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Toán 10 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Toán 10 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề Toán 10 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Toán 10 – Kết nối tri thức
- Chuyên đề dạy thêm Toán 10 Kết nối tri thức (2024 có đáp án)
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Global Success – Kết nối tri thức
- Giải sbt Tiếng Anh 10 Global Success – Kết nối tri thức
- Ngữ pháp Tiếng Anh 10 Global success
- Bài tập Tiếng Anh 10 Global success theo Unit có đáp án
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 10 Global success đầy đủ nhất
- Giải sgk Vật lí 10 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Vật lí 10 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề Vật lí 10 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Vật lí 10 – Kết nối tri thức
- Chuyên đề dạy thêm Vật lí 10 cả 3 sách (2024 có đáp án)
- Giải sgk Hóa học 10 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Hóa học 10 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Hóa học 10 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề Hóa học 10 – Kết nối tri thức
- Chuyên đề dạy thêm Hóa 10 cả 3 sách (2024 có đáp án)
- Giải sgk Sinh học 10 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Sinh học 10 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Sinh học 10 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề Sinh học 10 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Lịch sử 10 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Lịch sử 10 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề Lịch sử 10 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Lịch sử 10 - Kết nối tri thức
- Giải sgk Địa lí 10 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Địa Lí 10 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Địa lí 10 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề Địa lí 10 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Công nghệ 10 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Công nghệ 10 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề Kinh tế và pháp luật 10 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết KTPL 10 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng - an ninh 10 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Giáo dục quốc phòng 10 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Giáo dục quốc phòng 10 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Hoạt động trải nghiệm 10 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Tin học 10 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Tin học 10 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Tin học 10 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề Tin học 10 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Giáo dục thể chất 10 – Kết nối tri thức