Soạn bài Thuyết trình về một vấn đề xã hội có sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ và phương tiện phi ngôn ngữ trang 118 (Kết nối tri thức)

Với soạn bài Thuyết trình về một vấn đề xã hội có sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ và phương tiện phi ngôn ngữ Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 10.

1 3,651 19/10/2022
Tải về


Soạn bài Thuyết trình về một vấn đề xã hội có sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ và phương tiện phi ngôn ngữ

* Yêu cầu:

- Xác định rõ vấn đề xã hội cần thuyết trình.

- Nêu được lí do lựa chọn vấn đề xã hội để thuyết trình (từ phía cá nhân người nói và nhu cầu thực sự của người nghe).

- Làm sáng tỏ các phương diện (khía cạnh) chủ yếu của vấn đề xã hội được thuyết trình với lí lẽ và bằng chứng đầy đủ, thể hiện được quan điểm riêng của người nói.

- Chọn được ngôn ngữ và giọng điệu thích hợp (sinh động, giàu sắc thái biểu cảm, có điểm nhấn,…), kết hợp hài hoà với việc sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ (điệu bộ, cử chỉ, hình ảnh minh hoạ,…)

1. Chuẩn bị nói và nghe 

a. Chuẩn bị nói

* Lựa chọn đề tài

- Với đề tài đã được lớp hoặc nhóm học tập xác định trước thì người nói chỉ cần tìm tư liệu phù hợp để tổ chức bài nói của mình.

- Với đề tài được tuỳ ý lựa chọn, người nói có thể tham khảo các đề tài xã hội đã được đề cập. Cần lựa chọn những đề tài xã hội gần gũi hoặc đang được quan tâm, gợi cảm hứng đối với người nghe.

* Tìm ý và sắp xếp ý

- Dựa vào việc giải đáp cụ thể đối với các câu hỏi sau để tìm ý, xây dựng luận điểm:

+ Vấn đề xã hội sẽ được trình bày ở đây là gì?

+ Vì sao tôi muốn nói về vấn đề này?

+ Vấn đề xã hội được trình bày ở đây có những khía cạnh nào đặc biêt cần lưu ý?

+ Có điều gì cần điều chỉnh trong nhận thức của chúng ta về vấn đè xã hội đang được nói tới?

+ Chúng ta nên có hành động và thái độ như thế nào trước vấn đề xã hội đó?

- Bài thuyết trình cần trình bày vấn đề xã hội đã lựa chọn, đồng thời nêu lên quan điểm của người thuyết trình; quan điểm sẽ được cụ thể hoá bằng các luận điểm.

Hai nội dung cơ bản trên có thể được trình bày lần lượt hoặc xen kẽ nhau tuỳ theo lựa chọn của người thuyết trình.

* Xác định từ ngữ then chốt

- Các từ ngữ then chốt một mặt có tính khách quan (liên quan đến việc trình bày các thông tin về vấn đề xã hội), một mặt có tính chủ quan (liên quan đến việc thể hiện và bảo vệ quan điểm của người thuyết trình về vấn đề xã hội).

- Các từ ngữ có tính khách quan: theo…thì, căn cứ vào…, theo tường thuật của…; các từ ngữ có tính chủ quan: tôi cho rằng, tôi khám phá ra rằng, điều tôi thấy đáng chú ý là, từ góc nhìn của tôi, theo quan điểm của tôi…

* Phương tiện hỗ trợ

Chuẩn bị các phương tiện phi ngôn ngữ như PowerPoint kết hợp tranh ảnh, sơ đồ, bảng biểu, video,…Với bài thiên về khái quát, cần có những sơ đồ, bản biểu tổng hợp; với bài thiên về cung cấp dẫn chứng cụ thể, xác thực thì việc sử dụng các hình ảnh trực quan, video,…nên được ưu tiên lựa chọn.

b. Chuẩn bị nghe

- Tìm hiểu trước về đề tài thuyết trình. Nếu đó là đề tài được lớp hoặc nhóm học tập xác định sẵn, bạn cần tìm kiếm các tư liệu về vấn đề xã hội đó, đồng thời phác thảo sơ lược những kiến giải của mình để trao đổi với người nói. Nếu người nó có sử dụng hình thức khảo sát trước buổi thuyết trình, bạn nên hưởng ứng việc khảo sát đó một cách nghiêm túc, cẩn thận, góp phần giúp người nói lựa chọn đúng vấn đề xã hội mà mọi người cùng quan tâm hoặc muốn tìm hiểu.

2. Thực hành nói và nghe  

Người nói

Người nghe

 Trình bày bài nói theo hướng sau:

- Mở đầu: Nêu vấn đề xã hội và lí do lựa chọn.

-Triển khai: Trình bày luận điểm trong bài thuyết trình theo trình tự đã chuẩn bị, kết hợp hài hoà với việc trình chiếu PowerPoint (nếu có) và các phương tiện hỗ trợ khác.

- Kết luận: Khái quát lại những luận điểm chính, gợi ra hướng suy nghĩ tiếp về vấn đề; bày tỏ mong muốn nhận được sự trao đổi từ người nghe.

Chú ý:

- Người nói cần chú ý đến sự kết hợp giữa các phương tiện phi ngôn ngữ đã chuẩn bị với các phần nội dung cụ thể của bài nói (nhất là các phần cần nhấn mạnh hay thể hiện quan điểm riêng).

- Sử dụng ngữ điệu (lên giọng, ngưng, nghỉ,…) và ngôn ngữ cơ thể (ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ,…) một cách linh hoạt để gia tăng sức biểu đạt của bài nói, tạo ra sự tương tác tốt nhất với người nghe.

- Theo dõi phần trình bày mà người nói thể hiện bằng ngôn ngữ và bằng các phương tiện phi ngôn ngữ.

- Nghe trên tinh thần cởi mở, sẵn sàng tiếp nhận quan điểm của người nói và chuẩn bị thể hiện quan điểm của mình ở hoạt động Trao đổi.

 

Bài nói mẫu tham khảo

Kính chào thầy cô và các bạn. Tôi tên là............học sinh.........trường.........

Sau đây tôi xin được chia sẻ về vấn đề xã hội rất được quan tâm trong thời gian gần đây đó chính là tệ nạn bạo lực học đường.

Như các bạn đã biết, trường học là nơi giáo dục nhân cách con người, là nơi mà ai cũng trải qua một thời gian gắn bó, nơi được xem là ngôi nhà thứ hai, nơi có bạn bè để ta học hỏi, có thầy cô dìu dắt nhân cách chúng ta. Nhưng thật đáng buồn nếu môi trường ấy ngày càng trở nên tha hóa bởi vấn đề bạo lực học đường. Không những vậy, vấn đề này trong thời gian gần đang là vấn đề đáng lo ngại của phụ huynh, nhà trường nói riêng và của xã hội nói chung.

Vấn đề bạo lực học đường trong thời gian gần đây thực sự đang trở thành một mối lo lắng và quan tâm lớn của toàn xã hội. Chỉ cần lên Google tìm kiếm cụm từ “Học sinh đánh nhau” thì chỉ mất (0,08 giây) google đã cho 3.140.000  kết quả liên quan đến việc học sinh dùng bạo lực để giải quyết những khúc mắc. Đây là một con số thật khủng khiếp và đáng báo động.

Bạo lực học đường không chỉ xảy ra ở hình thức đơn giản như chửi nhau, đánh nhau trên lớp nữa mà đáng lo ngại hơn đó là việc đánh nhau nghiêm trọng có thể nguy hại đến tính mạng. Những người hứng chịu việc bạo lực học đường đó chắc chắn không chỉ chịu nỗi đau về thân xác mà còn chịu tổn thương về tinh thần. Phụ huynh học sinh, thầy cô không có ai có thể không bàng hoàng cũng như bức xúc và tức giận trước những clip cả hội đồng nhào vô đánh một bạn nữ, thậm chí cắt tóc, cởi đồ quay clip up lên mạng xã hội. Mà những đoạn video đó cũng chỉ là một góc rất nhỏ trong tình trạng bạo lực học đường hiện nay, ngoài xã hội thực chất vẫn còn vô vàn các vụ bạo lực mà có thể còn chưa được công khai. Đối tượng trong các clip đánh nhau đó chính là những bạn học sinh trung học cơ sở hay trung học phổ thông, là lứa tuổi mà các em có những biến đổi về tâm sinh lý, suy nghĩ bồng bột và thích thể hiện bản thân. (các bạn có thể nhìn lên màn hình trên đây – trình chiếu bằng PowerPoint)…. Các bạn thấy thế nào? Có bức xúc không? Có đáng lên án không? …Nào, mình mời một bạn hãy chia sẻ cảm nhận của mình sau khi xem những clip và hình ảnh như thế này… Vậy bạn có biết nguyên nhân vì sao xảy ra hiện tượng này không?

À chúng ta có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường. Trong đó có những nguyên nhân mang tính xã hội xã hội như do học sinh bị tiêm nhiễm từ lối cư xử của các đối tượng bên ngoài nhà trường, thậm chí là những người lớn trong gia đình. Nhiều học sinh có cha mẹ hoặc người thân là những người hành nghề tự do trong xã hội và có cách cư xử không đúng chuẩn mực. Chính những thói quen ứng xử hằng ngày của họ đã vô tình gieo trong đầu các em những suy nghĩ không tốt, dẫn đến việc các em có lối cư xử, hành xử không hay trong nhà trường với bạn bè. Hay sự bức xúc của cá nhân khi không nhận được điều mà cá nhân muốn và những điều mà cá nhân kỳ vọng nhưng không đạt được; sự ganh ghét đố kị về những điều mà người khác có được; những cử chỉ và nhận xét mang nội dung hạ nhục. Đặc biệt là đối với học sinh THCS với sự thay đổi nhanh mạnh về mặt thể chất và tâm sinh lý nhưng không cân đối do đó trong tâm lí có những nét bất ổn, đôi lúc là bốc đồng và không kiểm soát được hành vi bản thân.

Thứ hai là tác động của văn hóa: truyền thông đại chúng (phim ảnh bạo lực, những clip đánh nhau, những hình ảnh mang tính bạo lực …), game hành động. Đây là một trong những nguyên nhân có ảnh hưởng tương đối sâu sắc tới hành vi bạo lực của học sinh trung học cơ sở. Do hành vi lây lan của học sinh, vì học sinh lứa tuổi trung học cơ sở và trung học phổ thông rất quan trọng tình bạn và quan hệ bạn bè chi phối rất nhiều tới sự phát triển nhân cách ở lứa tuổi này. Do đó khi học sinh chơi với nhóm bạn có hành vi bạo lực thì học sinh cũng có hành vi bạo lực theo và đôi khi hành vi bạo lực đó được trẻ coi là hành vi tốt để bảo vệ bạn bè. Nói như thế có nghĩa là đôi khi học sinh không nhận thức được hoặc có nhận thức sai lệch về động cơ của hành động dẫn tới những hành vi sai lệch trong môi trường học tập.

Bạo lực học đường trước hết gây tổn hại về thể chất nghiêm trọng cho những em chịu những trận đòn đó. Bên cạnh đó là nỗi ám ảnh về tinh thần. Khi trường học không còn là nơi giáo dục nhân cách con người mà là nơi chỉ có những trận đòn roi đáng sợ thì ai ai cũng sợ phải đến trường. Khi trường học không còn là nơi ngập tràn kỉ niệm bạn bè nữa mà là nơi chi có sự thù ghét nhau thì đó chính là tổn thương sâu sắc đến với người học sinh.

Vì vậy, việc chỉ góp một chút công sức và ý chí của bạn, vấn nạn chung của xã hội này phần nào được giảm thiểu. Trên hết, gia đình sẽ là nơi yêu thương và giáo dục các bạn học sinh đầu tiên. Nếu được sống trong một môi trường giáo dục tốt, những suy nghĩ và hành động của các bạn sẽ ôn hòa và tình cảm hơn. Bên cạnh đó, vai trò của nhà trường và thầy cô cũng vô cùng quan trọng. Nhà trường cần giáo dục các em về đạo lý và cách cư xử giữa người với người. Thầy cô cần răn đe và chỉ rõ cho các bạn những gì mình đã làm chưa đúng. Riêng bản thân các bạn học sinh, cần nói không với bạo lực học đường. Không tham gia đánh nhau hoặc tổ chức đánh nhau mà hãy tập trung học và vui chơi lành mạnh.

Nạn bạo lực học đường đang là vấn nạn lớn của cả xã hội và ngày càng phức tạp. Nói như vậy không phải là không thể ngăn chặn được nạn bạo lực này. Mỗi người trong chúng ta cần phải hành động và làm những gì để góp phần hạn chế và tiến đến xóa bỏ nạn bạo lực học đường. Gia đình, nhà trường cần giáo dục tốt và tạo môi trường học tập thân thiện, lành mạnh để các bạn học sinh học tập. Hãy nói và chia sẻ với nhau nhiều hơn thay vì dùng hành động. Hãy yêu thương lẫn nhau và đừng làm tổn thương nhau. Và hãy để nạn bạo lực học đường chỉ còn là quá khứ!

Cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe. Tôi rất vinh hạnh nếu được nghe chia sẻ, giới thiệu, đánh giá, ý kiến của bạn về vấn nạn này để chúng ta có thể tìm được hướng giải quyết tốt nhất.

3. Trao đổi 

- Người nghe phát huy vai trò chủ động bằng cách nêu vấn đề trao đổi, tranh luận…

- Người nói cần tự tin thể hiện quan điểm của mình, có thái độ tiếp nhận và phản hồi thích hợp trước những nhận xét, trao đổi của người nghe để phát triển và hoàn chỉnh ý tưởng, quan điểm của mình.

- Việc tự đánh giá và đánh giá về bài thuyết trình cần được thực hiện dựa theo các gợi ý trong bảng sau:

Soạn bài Thuyết trình về một vấn đề xã hội có sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ và phương tiện phi ngôn ngữ Kết nối tri thức (ảnh 1)

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:

Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 99

Soạn bài Về chính chúng ta

Soạn bài Con đường không chọn

Soạn bài Một đời như kẻ tìm đường

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 111

Soạn bài Viết bài luận về bản thân

Soạn bài Củng cố và mở rộng trang 120

Soạn bài Thực hành đọc: Mãi mãi tuổi 20 trang 122

1 3,651 19/10/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: