Soạn bài Sự sống và cái chết (Trích Từ điển yêu thích bầu trời và các vì sao) trang 75 (Kết nối tri thức)

Với soạn bài Sự sống và cái chết (Trích Từ điển yêu thích bầu trời và các vì sao) Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 10.

1 6,621 03/02/2023
Tải về


Soạn bài Sự sống và cái chết (Trích Từ điển yêu thích bầu trời và các vì sao)

Bài giảng Sự sống và cái chết (Trích Từ điển yêu thích bầu trời và các vì sao)

* Trước khi đọc

Câu hỏi (trang 75 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Khi quan sát những biểu hiện cụ thể của sự sống trên Trái Đất, điều gì khiến bạn suy nghĩ, băn khoăn, tò mò?

Trả lời:

Mỗi người có một cách suy nghĩ, băn khoăn khác nhau.

- Gợi ý: Khi quan sát sự sống trên Trái Đất, điều kiến chúng ta suy nghĩ, băn khoăn, tò mò.

+ Vì sao sự vật lại được sinh ra một cách thần kì? Sinh ra từ đâu? Ai là tổ tiên của chúng?

+ Tại sao lại có quá trình sinh sôi nảy nở rồi lại biến mất?

+ Tại sao sự vật đặc biệt là con người có thể có nhiều sự tiến hoá thông minh vượt bậc như vậy?

* Đọc văn bản

1. Dự đoán nội dung cụ thể sẽ được triển khai trong bài viết dựa vào nhan đề và đoạn thứ nhất.

- Nội dung: Bài viết nói về lịch sự sự sống và cái chết trên Trái Đất. Mọi sự vật trên trái đất được sinh ra đều trải qua quá trình phát triển. Những sư vật thích ứng được với hoàn cảnh sẽ được sinh sôi nảy nở, biến hoá đa dạng; còn những sự vật không thích ứng được với hoàn cảnh thì sẽ bị đào thải, biến mất.

2. Việc tác giả tưởng tượng ra một chuyến “du hành” ngược thời gian có ý nghĩa gì?

- Tác giả tưởng tượng ra một chuyến “du dành” ngược thời gian về Trái Đất cách đây 3 tỉ năm, 500 triệu năm, 140 triệu năm là minh chứng cho quá trình phát triển đa dạng của sự sống trên Trái Đất. Từ những sinh vật ít ỏi ban đầu, qua thời gian tiến hoá, nó trở nên phong phú với nhiều loài sinh vật khác nhau.

3. Chú ý những thuật ngữ chuyên ngành sinh học được sử dụng trong đoạn 3, 4 và tác dụng của chúng.

-Những thuật ngữ chuyên ngành sinh học: Khả năng thích nghi, đào thải, sinh vật đơn bào, động vật nguyên sinh, động vật đa bào, tiến hoá.

- Tác dụng: việc sử dụng đa dạng thuật ngữ chuyên ngành sinh học giúp

4. Sự khác nhau giữa các vật vô sinh và các sinh vật là gì?

- Các vật vô sinh không tiến hoá, nên chúng không cần đấu tranh sinh tồn, chúng không bị đe doạ tuyệt chủng và không phải tuân theo chọn lọc tự nhiên. Còn các sinh vật thì ngược lại, chúng được sinh ra trải qua quá trình tiến hoá và tự hoàn thiện dần bởi chúng phải đấu tranh để sinh tồn và cái chết đang chờ chúng ở cuối con đường.

* Sau khi đọc

Nội dung chính: Sự sống và cái chết

 Văn bản Sự sống và cái chết không chỉ giải thích từ ngữ và cung cấp các thông tin khoa học về vũ trụ mà còn giúp người đọc khám phá vẻ đẹp kì diệu của sự sống, suy ngẫm về nguồn gốc và vị trí của con người trong vũ trụ, phát hiện ra mối quan hệ giữa khoa học và cái đẹp, giữa khoa học và thi ca.

Soạn bài Sự sống và cái chết (Trích Từ điển yêu thích bầu trời và các vì sao) Kết nối tri thức (ảnh 1)

Câu 1 (trang 77 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Văn bản Sự sống và cái chết viết về đề tài gì? Từ việc liên hệ tới những văn bản khác cùng đề cập đề tài này mà bạn đã đọc, hãy cho biết góc độ tiếp cận vấn đề riêng của tác giả.

Trả lời:

- Văn bản trên đề cập tới sự Sống và cái chết của sinh vật trên Trái Đất, giúp con người khám phá vẻ đẹp kì diệu của sự sống, suy nghĩ về nguồn gốc và vị trí con người trong vũ trụ.

- Góc độ tiếp cận vấn đề riêng của tác giả: Dựa vào những tri thức khoa học khách quan về thế giới sinh vật.

Câu 2 (trang 77 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Tóm tắt những thông tin chính trong văn bản và chỉ ra cách tác giả sắp xếp, tổ chức các thông tin đó.

Trả lời:

- Thông tin chính trong văn bản:

+ Lịch sử sự sống trên Trái Đất diễn ra đồng thời theo hai hướng dọc và ngang.

+ Sự phát triển của vi sinh vật: Từ những vi khuẩn hoặc vi khuẩn cổ sinh, trải qua quá trình tiến hoá, sinh vật phát triển đa dạng về chủng loại.

+ Sự xuất hiện của các đạng động vật mới có khả năng thích nghi hơn cũng không đồng nghĩa với sự đào thải các dạng kém tiến hoá hơn. Nhưng cũng không có nghĩa là khi đã sinh ra sẽ tồn tại mãi mãi.

+ Các loài tiến hoá và tự hoàn thiện dần bởi vì chúng phải đấu tranh sinh tồn.

- Cách sắp xếp, tổ chức thông tin:

+ Sắp xếp, tổ chức các luận điểm chặt chẽ, có hệ thống.

+ Tác giả đi theo trình tự phát triển và tiến hoá của sinh vật.

Câu 3 (trang 77 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Dựa vào thông tin văn bản, vẽ sơ đồ mô tả quá trình phát triển của sự sống trên Trái Đất.

Trả lời:

Soạn bài Sự sống và cái chết (Trích Từ điển yêu thích bầu trời và các vì sao) Kết nối tri thức (ảnh 1)

Câu 4 (trang 77 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Văn bản đưa lại cho bạn hiểu biết gì về mối quan hệ giữa “đấu tranh sinh tồn” và “tiến hoá”, giữa “sự sống” và “cái chết”

Trả lời:

- Giữa “đấu tranh sinh tồn” và “tiến hoá”, giữa “sự sống” và “cái chết” là hai mặt đối lập nhau, nhưng lại có quan hệ gắn bó chặt chẽ và song hành với nhau.

- Khoảng cách giữa sự sống và cái chết rất mong manh, đòi hỏi sinh vật phải đấu tranh để sinh tồn. Trước bị cái chết đe doạ, đòi hỏi chúng phải có sức đề kháng mãnh liệt và bật dậy bằng cách thể hiện một sức sáng tạo. Cái chết cho phép sự sống tiến lên.

Câu 5 (trang 77 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Ngoài việc biết thêm các thông tin khoa học về Trái Đất, bạn còn nhận được thông điệp gì từ văn bản “Sự sống và cái chết”? Trình bày suy nghĩ của bạn về những thông điệp đó.

Trả lời:

 Thông điệp:

- Con người cũng như sinh vật, được sinh ra và phải trải qua quá trình trưởng thành, phải biết đấu tranh để giành lấy sự sống, giành lấy hạnh phúc của đời mình.

- Trong cuộc sống luôn chứa đựng những khó khăn, vất vả, muốn đạt được hạnh phúc, thành tựu đời người chúng ta cần quá trình lột xác trong chiếc kén của mình để bước ra, phải trải qua những khổ đau, áp lực. Nếu muốn không bị bỏ lại, bị đào thải, bị cái chết đe doạ thì chúng ta cần phải phấn đấu, cố gắng không ngừng nghỉ.

Câu 6 (trang 77 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Những đặc trưng của loại văn bản thông tin đã được thể hiện như thế nào trong văn bản này? Các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm hoặc nghị luận đã được phối hợp sử dụng như thế nào và tạo được hiệu quả ra sao?

Trả lời:

- Đặc trưng của văn bản thông tin được thể hiện trong “sự sống và cái chết”

+ Tính chính xác, khách quan: Văn bản cung cấp tri thức khoa học về các sự sống của các loài sinh vật trên Trái đất. Bằng việc sử dụng thời gian cụ thể (cách đây 3 tỉ năm, 500 triệu năm, 140 triệu năm), sử dụng tên của các loài vi sinh vật ( vi khuẩn, tảo, bọt biển, rêu và nấm, sâu bọ, khủng long…), số liệu xác thực (ánh sáng được tạo ra 300000 năm sau Big Bang, có chính xác của một ánh sáng sinh ra ngày này, 13,7 tỉ năm sau vụ nổ khởi thuỷ)

+ Ngôn ngữ trong văn bản: sáng rõ, đơn nghĩa, sử dụng nhiều thuật ngữ chuyên ngành sinh học.

+ Sử dụng các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm và nghị luận.

- Các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm và nghị luận được sử dụng khéo léo, lồng ghép vào nhau làm cho những vấn đề khoa học trở nên gần gũi và hấp dẫn với người đọc đồng thời cũng không làm mất đi tính chính xác, khách quan của văn bản thông tin.

Câu 7 (trang 77 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Có thể đổi nhan đề của văn bản thành Sự sống và cái chết của các loài sinh vật trên Trái Đất được không? Vì sao?

Trả lời:

- Không thể thay đổi nhan đề tác phẩm. Vì:

+ Nhan đề “Sự sống và cái chết” vừa ngắn gọn, lại gợi được sự tò mò, hứng thú của người đọc. Nếu đổi thành “Sự sống và cái chết của các loài sinh vật trên Trái Đất” thì quá dài, và không nổi bật.

Câu 8 (trang 77 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Vấn đề tác giả đặt ra trong văn bản này đã tác động như thế nào đến nhận thức của bạn về cuộc sống?

Trả lời:

- Văn bản “Sự sống và cái chết” đem lại nhiều tri thức khoa học khách quan về các loài sinh vật, đồng thời cũng giúp bản thân thay đổi nhận thức về cuộc sống. Đứng trước những gian khổ, đau thương, con người cần có ý chí, quyết tâm mạnh mẽ để vượt qua. Chính những thử thách đó, sẽ giúp con người ta trở nên trưởng thành hơn và vươn tới đỉnh vinh quang.

* Kết nối đọc – viết 

Bài tập (trang 77 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Thu thập thông tin về một loài sinh vật bạn muốn tìm hiểu. Trình bày thông tin đó bằng một đoạn văn (khoảng 150 chữ)

Đoạn văn tham khảo

Cá là những động vật có dây sống, phần lớn là ngoại nhiệt (máu lạnh), có mang (một số có phổi) và sống dưới nước. Hiện người ta biết khoảng trên 31.900 loài cá, điều này làm cho chúng trở thành nhóm đa dạng nhất trong số các động vật có dây sống. Sự biến nhiệt cho phép thân nhiệt của chúng biến đổi theo sự thay đổi nhiệt độ của môi trường, mặc dù một số loài cá lớn có hoạt động bơi lội tích cực như cá mập trắng lớn và cá ngừ có thể duy trì một nhiệt độ cơ thể cao hơn. Về mặt phân loại học, cá là một nhóm cận ngành mà quan hệ chính xác của nó còn gây tranh cãi nhiều; sự phân chia phổ biến là chia chúng thành cá không hàm (siêu lớp Agnatha với 108 loài, bao gồm các loài cá mút đá và cá mút đá myxin), cá sụn (lớp Chondrichthyes với 970 loài, bao gồm các loại cá mập và cá đuối), với lớp còn lại là cá xương (lớp Osteichthyes).

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:

Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 73

Soạn bài Nghệ thuật truyền thống của người Việt

Soạn bài Phục hồi tầng ozone: Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 89

Soạn bài Viết một văn bản nội quy hoặc văn bản hướng dẫn nơi công cộng

Soạn bài Thảo luận về văn bản nội quy hoặc văn bản hướng dẫn nơi công cộng

Soạn bài Củng cố và mở rộng trang 95

Soạn bài Thực hành đọc: Tính cách của cây trang 96

1 6,621 03/02/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: