Soạn bài Tri thức ngữ văn lớp 10 trang 43 Tập 1 (Kết nối tri thức)

Với soạn bài Tri thức ngữ văn lớp 10 trang 43 Tập 1 Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 10.

1 20,307 13/10/2022
Tải về


Soạn bài Tri thức ngữ văn lớp 10 trang 43 Tập 1

1. Thơ và thơ trữ tình

- Thơ là hình thức tổ chức ngôn từ đặc biệt, tuân theo một mô hình thi luật hoặc nhịp điệu nhất định. Mô hình này làm nổi bật mối quan hệ giữa âm điệu và ý nghĩa của ngôn từ thơ ca. Với hình thức ngôn từ như thế, thơ có khả năng diễn tả được những tình cảm mãnh liệt hoặc những ấn tượng, xúc động tinh tế của con người trước thế giới.

- Thơ trữ tình là loại tác phẩm thơ thường có dung lượng nhỏ, thể hiện trực tiếp cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trữ tình.

2. Nhân vật trữ tình

- Nhân vật trữ tình (còn gọi là chủ thể trữ tình) là người trực tiếp bộc lộ rung động và tình cảm trong bài thơ trước một khung cảnh hoặc một sự tình nào đó. Nhân vật trữ tình có mối liên hệ mật thiết với tác giả song không hoàn toàn đồng nhất với tác giả.

3. Hình ảnh thơ

- Hình ảnh thơ là các sự vật, hiện tượng, trạng thái đời sống được tái tạo một cách cụ thể, sống động bằng ngôn từ, khơi dậy cảm giác (đặc biệt là những ấn tượng thị giác) cũng như gợi ra những ý nghĩa tinh thần nhất định đối với người đọc.

4. Vần thơ, nhịp điệu, nhạc điệu, đối, thi luật, thể thơ

- Vần thơ: sự cộng hưởng, hòa âm theo quy luật giữa một số âm tiết trong hay cuối dòng thơ. Vần có chức năng liên kết các dòng thơ và góp phần tạo nên nhịp điệu, nhạc điệu cũng như giọng điệu của bài thơ.

- Nhịp điệu: những điểm ngắt hay dừng theo chu kì nhất định trên văn bản do tác giả chủ động bố trí. Nhịp điệu chứa đựng sự lặp lại có biến đổi của các yếu tố ngôn ngữ và hình ảnh nhằm gợi ra cảm giác về sự vận động của sự sống và thể hiện cảm nhận thẩm mỹ về thế giới.

- Nhạc điệu: cách tổ chức các yếu tố âm thanh của ngôn từ để lời văn gợi ra cảm giác về âm nhạc (âm hưởng, nhịp điệu). Trong thơ, những phương thức cơ bản để tạo nhạc điệu là gieo vần, điệp, phối hợp thanh điệu bằng – trắc,…

- Đối: cách tổ chức lời văn thành hai vế cân xứng và sóng đôi với nhau cả về ý nghĩa và lời. Căn cứ vào sự thuận chiều hay tương phản về ý và lời, có thể chia đối thành hai loại: đối cân (thuận chiều), đối chọi (tương phản).

- Thi luật: toàn bộ những quy tắc tổ chức ngôn từ trong thơ như gieo vần, ngắt nhịp, hòa thanh, đối, phân bố số tiếng trong một dòng thơ, số dòng trong cả bài thơ,…

- Thể thơ: sự thống nhất giữa mô hình thi luật và loại hình nội dung của tác phẩm thơ. Các thể thơ được hình thành và duy trì sự ổn định của chúng trong quá trình phát triển của lịch sử văn học.

5. Lỗi dùng từ và lỗi về trật tự từ trong câu

- Khi sử dụng tiếng Việt, cần tránh những lỗi cơ bản trong cách dùng từ như lỗi lặp từ, lỗi dùng từ không đúng nghĩa, lỗi dùng từ không đúng phong cách của kiểu, loại văn bản.

- Trong cụm từ hay trong câu tiếng Việt, các từ được sắp xếp theo một trật tự có quy tắc riêng. Việc vi phạm trật tự này sẽ khiến thông tin muốn truyền đạt bị hiểu nhầm, hiểu sai và theo đó, hiệu quả giao tiếp bị hạn chế.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:

Soạn bài Chùm thơ hai-cư Nhật Bản

Soạn bài Thu hứng (Cảm xúc mùa thu)

Soạn bài Mùa xuân chín

Soạn bài Bản hoà âm ngôn từ trong Tiếng thu của Lưu Trọng Lư

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 58

Soạn bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ

Soạn bài Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm thơ

Soạn bài Củng cố và mở rộng trang 70

Soạn bài Thực hành đọc: Cánh đồng trang 71

1 20,307 13/10/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: