Soạn bài Củng cố và mở rộng lớp 10 trang 120 Tập 2 (Kết nối tri thức)
Với soạn bài Củng cố và mở rộng lớp 10 trang 120 Tập 2 Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 10.
Soạn bài Củng cố và mở rộng lớp 10 trang 120 Tập 2
Câu 1 (trang 120 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Các văn bản Về chính chúng ta, Con đường không chọn, Một đời như kẻ tìm đường gợi cho bạn suy nghĩ gì về cuộc sống?
Trả lời:
- Cuộc sống chính là sự lựa chọn, việc lựa chọn tất nhiên đòi hỏi nhiều sáng suốt, nhưng trên hết người lựa chọn phải hiểu rõ thế giới mà mình đang sống và biết rõ chính mình muốn gì, và một mặt khác phải sẵn sàng cáng đáng lấy trách nhiệm trong sự lựa chọn. Mình chỉ tìm ra hướng đi đúng đắn và phù hợp cho bản thân nếu thấu hiểu rõ bản năng, bản ngã và cả tiềm thức của chính mình. Cùng một tinh thần luôn sẵn sàng đối mặt với những hệ quả tốt và xấu từ sự lựa chọn ấy.
Câu 2 (trang 120 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
Trả lời:
Tác phẩm |
Bài luận về bản thân |
Văn bản nghị luận thông thường |
Nội dung |
- Bài luận về bản thân hướng vào việc bày tỏ, tự soi xét và chia sẻ những trải nghiệm, suy nghĩ,…của chính người viết |
- Dùng các lý lẽ, các dẫn chứng sau đó tiến hành lập luận chỉ ra các những điểm nhấn nhằm xác định cho người đọc, người nghe thấy được tư tưởng, quan điểm của mình gửi gắm vào tác phẩm. |
Cấu trúc |
Mở bài: Trình bày trực tiếp mục đích của bài luận hoặc nêu thông điệp chính của bản thân.
Thân bài: - Thể hiện suy nghĩ, đúc rút về cuộc sống từ những sự kiện có thực mà mình đã trả qua (sắp xếp các sự kiện theo trật tự thời gian hoặc theo mạch suy ngẫm). - Làm rõ điểm mạnh, điểm yếu cần nói đến nhất của bản thân dựa trên những bằng chứng xác thực, đáng tin cậy. (sắp xếp các ý theo trình tự logic và trình bày dàn ý dưới dạng sơ đồ). Kết bài: Nhắc lại những điểm chính trong bài viết, nêu lên suy ngẫm, bài học từ trải nghiệm của bản thân, kêu gọi hành động, mở ra suy nghĩ cho người đọc. |
Mở bài: Cần ngắn gọn, súc tích nhưng phải nêu được vấn đề cần nghị luận, cần được làm rõ và dẫn vào phần thân bài để tạo sự liên kết ràng mạch. Thân bài- Đưa ra những lập luận và dẫn chứng cần thiết để làm rõ vấn đề cần nghị luận. Có thể bao gồm những luận điểm nhỏ hơn để chứng minh cho luận điểm lớn. Kết cấu thân bài càng chặt chẽ càng tốt, tránh viết lan man lạc đề. Kết bàiChốt lại vấn đề và khẳng định lần nữa quan điểm đã trình bày để ghi lại dấu ấn cho người đọc trước khi kết thúc bài viết. |
Ngôn ngữ |
- Chân thành, sâu sắc. |
- Cần ngắn gọn, súc tích. |
Câu 3 (trang 120 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Tìm đọc thêm những văn bản về những nhân vật, sự kiện có ảnh hưởng lớn trong cuộc sống đương đại. Tổng hợp lại những thông tin đó dưới dạng biểu đồ, sơ đồ.
Trả lời:
- Có thể tìm đọc những văn bản về các nhân vật có ảnh hưởng lớn trong cuộc sống đương đại như: Bill Gates, Bác Hồ,…
- Những văn bản về sự kiện có ảnh hưởng lớng trong cuộc sống đương đại như: Sài Gòn Chọn Nhớ Những Điều Thương - Cách Chúng Ta Cùng Nhau Đi Qua Đại Dịch,…
Câu 4 (trang 120 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Thuyết trình về một vấn đề xã hội trong các văn bản đã học mà bạn thấy hứng thú, trong đó sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ.
Trả lời:
Khoan dung là một phẩm chất đáng trân trọng của con người. Khoan dung là biết tha thứ, bỏ qua cho những sai lầm thiếu sót của người khác; là biết chấp nhận những yếu đuối vấp ngã của người khác và giúp họ đứng lên sau vấp ngã. Khoan dung, còn có nghĩa là tự tha thứ cho chính mình….
Khoan dung ấy là khi bạn bỏ qua cho người lạ vừa vô tình dẫm lên chân bạn trên xe buýt. Khoan dung là khi tôi chân thành đón nhận lời xin lỗi của người bạn vừa khiến tôi buồn. Khoan dung là khi người mẹ dang rộng vòng tay ôm lấy đứa con trai sau những chuỗi ngày lang thang, nay đã ân hận trở về. Khoan dung, nhiều cách biểu hiện, chung một trái tim: Nhân ái.
Vậy tại sao phải khoan dung? Trước hết, khoan dung là sự hiểu biết của một nhân cách cao đẹp, thể hiện một tâm hồn rộng mở, giàu lòng yêu thương. Bởi, chỉ khi biết mở rộng tấm lòng, chỉ khi tình yêu được nhân ái hoá, con người ta mới có thể quên đi những thiệt hại, những tổn thất của mình mà tha thứ cho người khác.
Hãy xem cách dân tộc Việt Nam tha thứ cho kẻ thù xâm lược để thấy được truyền thống nhân đạo, nhân ái của ông cha ta đáng khâm phục đến nhường nào. Trong “Bình Ngô đại cáo”, Nguyễn Trãi viết: Mã Kì, phương chính cấp cho 500 chiếc thuyền Vương Thông, Mã Anh cấp cho hàng nghìn cỗ ngựa. Trong “Tuyên ngôn độc lập” Bác đã khẳng định: ”Tuy vậy, dân tộc Việt Nam trước sau vẫn giữ thái độ khoan hồng, nhân đạo với kẻ thù thất thế”…Hẳn là khi viết lại những hành động khoan dung, nhân đạo ấy của dân tộc ta, các tác giả phải tự hào biết bao!
Không chỉ là biểu hiện của một tấm lòng nhân ái cao đẹp, lòng nhân đạo thấm đượm tình người, khoan dung còn là phẩm chất của một con người biết mình biết ta. Không ai là không phạm sai lầm. Chính khi khoan dung với người khác là bạn đang chuẩn bị cho mình “một lối đi về”… Bởi cũng sẽ đến lúc bạn sa ngã, bạn phạm lỗi. Ai sẽ tha thứ cho bạn nếu bạn không từng biết tha thứ? Ai sẽ chấp nhận bạn nếu bạn từng không đoái hoài đến sự ăn năn hối lỗi của người khác? Và ai sẽ khoan dung với bạn nếu bạn chưa từng khoan dung với kẻ khác đây? Vậy, không khoan dung với kẻ khác là tàn nhẫn với chính mình… !
Không những thế, bất cứ khi nào bạn khoan dung cho người khác là bạn đang rộng mở một đường về cho chính họ. Lòng khoan dung sẽ cảm hoá được lỗi lầm, là động lực thúc đẩy, khuyến khích họ nhận ra sai lầm và sửa chữa. Chỉ cần một ánh mắt thiện cảm thôi cũng đủ cho những người từng là tù nhân cảm thấy được đón nhận, sống có ý nghĩa hơn, chỉ cần một nụ cười khuyến khích cũng đủ để những thanh niên vừa ra trại thấy mình không bị bỏ rơi, lạc lõng…
Tôi cực kì lên án thái độ thờ ơ lạnh nhạt của một số thanh niên hiện nay đối với những người đã từng phạm sai lầm – giờ đang mang trong mình căn bệnh thế kỉ, mòn mỏi sống trong sự ghẻ lạnh của không ít người. Chính sự thờ ơ, lạnh nhạt, chính lòng ích kỉ thiếu khoan dung ấy đang gián tiếp tiếp tay cho tội ác lan rộng. Như thế là đúng sao? là văn minh, tiến bộ sao? Những ánh mắt ghẻ lạnh ấy, những con người vô cảm ấy đang khiến xã hội này ngày càng thêm lạnh! Thiếu thốn tình cảm, thiếu thốn vị tha, lòng khoan dung,… tất cả sẽ chỉ còn là một xã hội vô tri, vô giác, lạnh lùng, vô cảm… Nhưng, vẫn còn đó những tấm lòng nhân ái, sống vì mọi người, biết tha thứ, biết khoan dung góp phần xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn, phát triển hơn, nhân ái hơn,… Và chắc hẳn những người biết khoan dung đó sẽ luôn nhận được tình yêu thương, sự kính trọng của mọi người.
Khoan dung với người khác, rất cần thiết, nhưng chưa đủ! Tôi đau lòng khi không ít người tự dằn vặt mình, hành hạ tâm hồn và thể xác mình… vì họ cho rằng mình đã làm sai, mình không đáng được tha thứ. Đừng như thế! Biết nhận ra lỗi lầm là điều tốt, nhưng cứ sống mãi trong hoài niệm thế có tốt không? Tại sao không tự tha thứ và bắt đầu lại…một sự khởi đầu mới tốt đẹp hơn… Tuy nhiên cần biết phân biệt giữa khoan dung và bao che. Thật đáng buồn khi nhiều người tiếp tay cho tội ác mà cứ nghĩ là khoan dung. Nhìn thấy người bạn thân quay cóp bài, 1 lần, 2 lần, rồi 3 lần… làm ngơ bỏ qua, hi vọng bạn tự biết sửa chữa. Khoan dung đấy ư? Nhảm nhí!!! Bạn mình lừa dối mọi người, nhắc nhở không được, đành bỏ qua, tự nhủ mình khoan dung ư? Thật đáng trách!
Xin nhắc lại, khoan dung là tha thứ chứ không là bao che. Khoan dung là chấp nhận những yếu đuối của người khác và giúp họ sửa chữa không có nghĩa là tiếp tay cho họ. Mỗi người hãy học cách khoan dung với bản thân, với người khác bằng lòng nhân ái, bằng đức hi sinh. Không chỉ biết khoan dung, bên cạnh đó, việc giúp người khác (hay chính mình) nhận ra sai lầm, định hướng sửa chữa, cũng là điều rất quan trọng. Vâng. Tôi cũng không phải là một người hoàn hảo. Bản thân tôi cũng từng mắc sai lầm, đó là khi tôi không học bài và bị điểm kém, tôi đã vô tình khiến bố mẹ và thầy cô thất vọng, là khi tôi trách nhầm đứa bạn, là khi tôi đã dửng dưng trước những ánh mắt thơ ngây cầu xin sự giúp đỡ của những em bé đánh giầy tội nghiệp…
Nhưng nhờ đó tôi cũng rút ra bài học cho bản thân mình, đó là khi nhìn thấy ánh mắt buồn của mẹ, tôi biết mình cần cố gắng, là khi nhận được lời giải thích, cái ôm xiết chặt của nhỏ bạn, tôi biết mình cần suy nghĩ chín chắn hơn, là khi tôi nhận được sự giúp đỡ của những em nhỏ đánh giầy nhặt giúp tôi chiếc ví mà tôi đã vô ý đánh rơi, tôi biết mình cần rộng lượng… Sau những vấp ngã, tôi vẫn được đón nhận, được yêu thương.
Câu 5 (trang 121 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Phỏng vấn một người thân hoặc một người bạn về lựa chọn của họ trong cuộc sống (Tình huống họ phải lựa chọn là gì? Họ đã lựa chọn như thế nào? Vì sao họ có sự lựa chọn đó? Lựa chọn đó có ảnh hưởng như thế nào đến cuộc đời của họ?...) Ghi lại và chép nội dung cuộc phỏng vấn đó.
Trả lời:
A: Đã bao giờ, bạn phải đưa ra một lựa chọn trong cuộc đời mình chưa?
B: Mình đã nhiều lần đưa ra sự lựa chọn.
A: Vậy, tình huống bạn phải lựa chọn là gì? Bạn có thể chia sẻ một chút về 1 tình huống gây cho bạn những khó khăn khi quyết định không?
B:…. à, thì mình phải chọn xem hôm nay ăn gì, mặc gì, đi chơi ở đâu…Nhưng tình huống mà mình phải đắn đo nhất chính là lựa chọn nghề nghiệp cho bản thân. Mình đã phải mất rất nhiều thời gian suy nghĩ rồi mới đưa ra được quyết định.
A: Bạn có thể nói rõ hơn không? Lựa chọn giữa những nghề nào? Có ai tư vấn hay định hướng cho bạn không?
B: Có rất nhiều người định hướng cho mình, cha mẹ hướng mình thi vào ngành sư phạm vì nghề đó là nghề cao quý, thầy cô tư vấn cho mình vào các ngành kinh tế vì xu hướng ngày này cần nhiều và dễ xin việc làm. Chị mình thì hướng mình đi luật, vì chị bảo mình có năng khiếu.
A: Bạn đã lựa chọn thế nào?
B: Bản thân mình vào thời điểm đó chưa biết bản thân mình muốn gì và tương lai cần gì. Chính vì thế mình đã nghe theo bố mẹ, nộp đơn vào trường sư phạm.
A: Lựa chọn đó đã ảnh hưởng như thế nào đến cuộc đời bạn?
B: Sau khi nộp đơn, mình cũng đậu vào trường đúng với nguyện vọng của bố mẹ. Hai năm đầu, mình lên lớp cho có nghĩa vụ, đi học đúng giờ, nộp bài đúng hạn và chẳng có một cảm xúc gì đặc biệt. Nhưng sang năm thứ ba, sau khi đi kiến tập ở trường phổ thông về, mình bắt đầu có những suy nghĩ khác về ngành này. Mình bắt đầu thích, chủ động đi tìm tòi những kiến thức, tìm đọc về tâm lý học sinh và rồi dần dần mình đã yêu nó.
A: Vậy cho đến bây giờ, bạn có hối hận vì sự lựa chọn đó không?
B: Thực sự thì nếu được chọn lại, chắc mình vẫn chọn hướng đi đó. Bản thân mình nhận ra, không có sự lựa chọn nào là đáng hối hận cả. Chỉ là ta có dám thay đổi và chấp nhận vì lựa chọn đó không thôi.
A: Cảm ơn sự chia sẻ của bạn, mình hy vọng bạn sẽ luôn tìm thấy hạnh phúc với những sự lựa chọn của mình.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:
Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 99
Soạn bài Một đời như kẻ tìm đường
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 111
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Toán 10 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Toán 10 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề Toán 10 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Toán 10 – Kết nối tri thức
- Chuyên đề dạy thêm Toán 10 Kết nối tri thức (2024 có đáp án)
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Global Success – Kết nối tri thức
- Giải sbt Tiếng Anh 10 Global Success – Kết nối tri thức
- Ngữ pháp Tiếng Anh 10 Global success
- Bài tập Tiếng Anh 10 Global success theo Unit có đáp án
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 10 Global success đầy đủ nhất
- Giải sgk Vật lí 10 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Vật lí 10 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề Vật lí 10 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Vật lí 10 – Kết nối tri thức
- Chuyên đề dạy thêm Vật lí 10 cả 3 sách (2024 có đáp án)
- Giải sgk Hóa học 10 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Hóa học 10 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Hóa học 10 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề Hóa học 10 – Kết nối tri thức
- Chuyên đề dạy thêm Hóa 10 cả 3 sách (2024 có đáp án)
- Giải sgk Sinh học 10 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Sinh học 10 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Sinh học 10 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề Sinh học 10 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Lịch sử 10 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Lịch sử 10 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề Lịch sử 10 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Lịch sử 10 - Kết nối tri thức
- Giải sgk Địa lí 10 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Địa Lí 10 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Địa lí 10 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề Địa lí 10 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Công nghệ 10 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Công nghệ 10 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề Kinh tế và pháp luật 10 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết KTPL 10 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng - an ninh 10 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Giáo dục quốc phòng 10 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Giáo dục quốc phòng 10 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Hoạt động trải nghiệm 10 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Tin học 10 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Tin học 10 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Tin học 10 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề Tin học 10 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Giáo dục thể chất 10 – Kết nối tri thức