Soạn bài Nghệ thuật truyền thống của người Việt trang 78 (Kết nối tri thức)

Với soạn bài Nghệ thuật truyền thống của người Việt Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 10.

1 11,731 08/11/2022
Tải về


Soạn bài Nghệ thuật truyền thống của người Việt

Bài giảng Nghệ thuật truyền thống của người Việt

* Trước khi đọc

Câu 1 (trang 78 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Bạn đã biết gì về nghệ thuật truyền thống của người Việt? Hãy nêu cảm nhận về một phương diện nào đó trong gia sản tinh thần vô giá này mà bạn hứng thú.

Trả lời:

- Nghệ thuật truyền thống Việt Nam là tập hợp những văn hoá kiến trúc truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc.

- Nghệ thuật truyền thống Việt Nam đa dạng, phong phú với nhiều phương diện khác nhau trong văn hoá như kiến trúc, điêu khắc, đồ mĩ nghệ, nghệ thuật sân khấu dân gian: chèo, tuồng, cải lương, dân ca, múa rối…

- Múa rối nước là loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian, là hoạt động trình diễn rối trên nước truyền thống và vô cùng độc đáo của người Việt Nam. Nó được bắt nguồn từ nền văn hoá trồng lúa nước, thời nhà Lý vào khoảng thế kỉ X, XI. Loại hình này có sự kết hợp giữa yếu tố nhân gia và yếu tố nghệ thuật, trở thành nét văn hoá phi vật thể của nước nhà.

Câu 2 (trang 78 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Trong xu thế giao lưu quốc tế mở rộng hôm nay, bạn nghĩ như thế nào về sự tồn tại của những giá trị vốn được truyền lại từ bao đời?

Trả lời:

- Trong xu hướng giao lưu quốc tế mở rộng hôm nay, việc tồn tại những giá trị vốn được truyền lại từ bao đời giúp con người có thể nhìn lại quá khứ hào hùng của cha ông ta, thể hiện bản sắc văn hoá dân tộc.

- Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa trước những thách thức và khó khăn mà đất nước đang gặp phải góp phần bảo vệ đất nước, phát huy những truyền thông văn hóa cũng như bản sắc dân tộc, giáo dục tư tưởng đạo đức cũng như tác phong sống cho con người, đặc biệt là thế hệ trẻ.

* Đọc văn bản

1. Thông tin chính được nêu ở câu chủ đề của đoạn văn là gì?  

- Ở Việt nam, nghệ thuật hơn những lĩnh vực khác là biểu hiện sâu sắc nhất của tâm tính nhân dân.

2. Chú ý những cứ liệu được sử dụng để đưa ra nhận định về khiếu thẩm mĩ của người Việt.

- Ngôi chùa nhỏ bé, căn nhà thấp và tối của họ đều được trang trí cẩn thận.

+ Nóc nhà, cột cổng, bình phong đều được trang trí với những sắc màu tươi tắn, sặc sỡ nhưng hài hoà với màu sắc phong cảnh, ánh sáng.

+ Trong nhà, cây cột được kiên trì đánh bóng, lóng lánh trong màu sắc tự nhiên hay rực sáng bởi son mài và vàng.

+ Vách, cửa, dầm nhà, đồ gõ được chạm những đường lượn tinh vi, cành lá nhẹ nhàng hay được xoi lộng cẩn thận.

+ Đồ mĩ nghệ nhỏ, tinh tế được bày trên bày hay cất cẩn thận trong rương.

  Người Việt Nam biết tạo dáng vẻ thẩm mĩ cho những đồ vật thông thường nhất bằng kim loại, gỗ, hay tre, tô điểm cho chúng bằng những thứ trang trí, biến chúng thành một cái gì đó còn hơn là đồ dùng.

3. Những yếu tố nào đã ảnh hưởng đến nghệ thuật Việt.

- Tôn giáo.

- Sự thống nhất văn hoá.

- Sự giảng dạy áp đặt lâu dài những kinh sách Nho giáo.

4. Điều gì đã ảnh hưởng đến việc bảo tồn các di sản nghệ thuật Việt?

- Các vật liệu sử dụng: gỗ, tre, đất nung đều không bền do khí hậu nhiệt đới và do mối mọt,

- Các kim loại: sắt, đồng, kẽm, vàng, bạc không sống nổi sau các cơn hoả hoạn, bất ổn chính trị và chiến tranh.

5. Theo tác giả, thiên hướng sáng tạo nổi bật của nghệ thuật Việt là gì?

- Người nghệ sĩ không có xu hướng tái hiện chính xác và đầy đủ hiện thực.

- Họ loại bỏ tính chất nhục dục khỏi các tác phẩm của mình.

- Họ chẳng nhằm ca ngợi vẻ đẹp mong manh của những hình hài dễ bị hư nát.

- Thực hiện công trình trong một không khí siêu phàm, thì tinh thần là tất cả.

6. Kiến trúc Việt Nam có đặc trưng gì? Đặc trưng đó được thể hiện cụ thể như thế nào?

- Đặc trưng kiến trúc Việt Nam:

+ Hình khối và thể nằm ngang.

+ Có xu hướng thể hiện cái vĩ đại, sự bí ẩn.

+ Không tách rời sở thích về tính đều đặn, đối xứng.

- Đặc trưng đó được thể hiện cụ thể trong việc xây dựng đền chùa:

+ Sơ đồ các đền chùa được quyết định bởi nhu cầu xây dựng và thờ cúng.

+ Người ta dành ở đó không gian rộng lớn.

+ Sân và cả toà nhà trước điện thờ thấp lè tè trong bóng râm tạo ra con đường đưa tới thiêng liêng hay con đường cứu nạn.

+ Đền chùa được phủ bằng một sườn gỗ, có kích thước lớn mà không sợ sụp đổ.

+ Dựng thêm chái, làm mái hạ thấp.

+ Cột được làm cẩn thận, vững chắc.

- Đặc trưng đó được thể hiện cụ thể trong kiến trúc mồ mả.

7. Nền điêu khắc Việt Nam có điều gì đáng chú ý?

- Môn nghệ thuật mà người Việt Nam thành công nhất là điêu khắc gỗ với những pho tượng đẹp như các tượng nhà sư ở Pháp Vũ – Hà Đông, ở Thạch Lâm – Thanh Hóa hay một số tác phẩm nghệ thuật gỗ ở chùa Keo – Thái Bình, chùa Bút Tháp – Bắc Ninh,…

* Sau khi đọc

Nội dung chính: Nghệ thuật truyền thống của người Việt

 Văn bản Nghệ thuật truyền thống của người Việt  cung cấp thông tin về nền  văn hóa Việt Nam giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX, thông qua nghệ thuật truyền thống thể hiện bản sắc văn hoá đậm đà tính dân tộc.

Soạn bài Nghệ thuật truyền thống của người Việt Kết nối tri thức (ảnh 1) 

Câu 1 (trang 83 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Qua đọc văn bản và những thông tin được cung cấp ở phần giới thiệu tác phẩm, bạn hiểu như thế nào về mục đích của tác giả? Câu hay đoạn nào trong văn bản giúp bạn nhận rõ điều này?

Trả lời:

-  Văn bản nghiên cứu về đất nước và con người Việt Nam thông qua văn hoá truyền thống của dân tộc. Mục đích của tác giả là để đặt vấn đề tiếp cận văn hóa Việt Nam một cách tổng thể, là phát ngôn của người Việt về văn hóa Việt Nam với cộng đồng thế giới.

- Câu chủ đề trong đoạn 1 giúp ta có thể nhận rõ điều đó thể hiện ở câu văn “Như ta thấy về sự phát triển văn học, dân tộc này có khiếu thưởng thức cái thanh và cái đẹp, biết biểu lộ về phương diện nghệ thuật một thị hiếu chắc chắn và không phải là không sâu sắc.”

Câu 2 (trang 83 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Vẽ sơ đồ tóm tắt thông tin chính của văn bản.

Trả lời:

Soạn bài Nghệ thuật truyền thống của người Việt Kết nối tri thức (ảnh 1)

Câu 3 (trang 83 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Chỉ ra và phân tích tác dụng của những yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận được sử dụng trong văn bản.

Trả lời:

- Yếu tố miêu tả được sử dụng trong văn bản là:

+ Miêu tả các công trình kiến trúc tiêu biểu ở Việt Nam, miêu tả các tác phẩm nghệ thuật điêu khắc nổi tiếng, …

+ Yếu tố miêu tả được sử dụng trong những đoạn văn nói về những nét văn hóa nghệ thuật lâu đời của Việt Nam, miêu tả một số tác phẩm được nhiều người biết đến làm minh chứng, dẫn chứng về nghệ thuật được nhắc đến.

- Yếu tố biểu cảm được sử dụng trong văn bản là:

+ Cảm nhận về khiếu thẩm mĩ của người Việt, về sự ảnh hưởng của tôn giáo đến nét văn hóa truyền thống Việt,…

+ Yếu tố biểu cảm nhằm biểu đạt suy nghĩ, cảm xúc của người viết về những vấn đề liên quan đến nghệ thuật truyền thống của người Việt, giúp người đọc hiểu rõ hơn về nền văn hóa lâu đời ấy.

- Yếu tố nghị luận được sử dụng trong văn bản là:

+ Bàn luận về sự ảnh hưởng của tôn giáo, bàn về những nét văn hóa lâu đời của Việt Nam, …

+ Yếu tố nghị luận là cách tác giả làm nổi bật vấn đề, nghị luận về những nền nghệ thuật truyền thống như nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, đúc đồng, … của người Việt.

Câu 4 (trang 83 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Việc đưa thông tin từng đối tượng cụ thể trong văn bản có điểm gì đáng chú ý? Nêu điều bạn có thể rút ra về cách triển khai thông tin trong văn bản thông tin.

Trả lời:

- Việc đưa thông tin về từng đối tượng cụ thể trong văn bản giúp người đọc hiểu rõ hơn về từng đối tượng được nói đến, hiểu rõ hơn vấn đề bao quát những đối tượng ấy.

- Từ cách triển khai thông tin trong văn bản thông tin, tôi nhận thấy khi viết một văn bản thông tin cần nêu cụ thể thông tin của từng đối tượng, thông tin cần rõ ràng và có dẫn chứng chứng minh.

Câu 5 (trang 83 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Hãy nêu và phân tích một nhận xét mà bạn tâm đắc nhất trong văn bản. Vì sao bạn tâm đắc với nhận xét đó?

Trả lời:

- Nhận xét mà tôi tâm đắc nhất trong văn bản là “Người Việt Nam biết tạo một biểu hiện thẩm mĩ cho những đồ vật thông thường nhất bằng kim loại, gỗ hay tre, tô điểm cho chúng bằng những thứ trang trí, biến chúng thành một cái gì đó còn hơn là một thứ chỉ để mà dùng.”

+ Người Việt Nam có khiếu thẩm mĩ rất tốt, họ biết cách trang trí đồ vật, nhà cửa theo một cách khá đặc biệt và mang nét riêng biệt.

+ Những món đồ trang sức nhỏ như vòng cổ, vòng tay, nhận,… dù chỉ làm bằng kim loại hay gỗ nhưng dưới bàn tay của nghệ nhân Việt thì chúng thành món đồ trang sức tinh tế và đẹp mắt.

+ Người Việt có mắt nhìn tinh tế, có khiếu thẩm mĩ đặc biệt và đặc biệt bàn tay của những người nghệ nhân đã tạo ra những món đồ không đơn giản chỉ dùng để trang trí mà nó còn hơn thế nữa.

- Tôi cảm thấy tâm đắc với nhận xét này vì đây là một nhận xét đúng và chính xác, chính những người nghệ nhân Việt đã tạo nên những món đồ mang đậm nét Việt.

Câu 6 (trang 83 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Đối chiếu những thông tin được học giả Nguyễn Văn Huyên trình bày trong văn bản với một tác phẩm mĩ thuật hay một công trình kiến trúc của Việt Nam mà bạn biết, từ đó, rút ra nhận xét về sự bảo lưu hay đổi mới những đặc điểm và tinh thần truyền thống (nếu có) ở tác phẩm hay công trình ấy.

Trả lời:

 - Đối chiếu những thông tin về nghệ thuật Việt Nam được trình bày trong văn bản với công trình kiến trúc chùa Keo ở Thái Bình.

+ Toàn bộ công trình của chùa Keo đều làm bằng gỗ lim và là nơi được các nghệ nhân điêu khắc thời nhà Hậu Lê chạm khắc rất tinh xảo. Từ cột cờ bằng gỗ chò thẳng tắp cao 25m ở ngoài cùng, đi qua một sân lát đá, khách sẽ đến tam quan ngoại, hồ sen, tam quan nội với bộ cánh cửa, cao 2m, rộng 2,6m, chạm một ổ rồng với rồng mẹ và rồng con, chầu mặt nguyệt.

+ Gác chuông chùa Keo là một kiến trúc đẹp, cao 11,04m, có 3 tầng mái, kết cấu bằng những con sơn chồng lên nhau. Bộ khung gác chuông làm bằng gỗ liên kết với nhau bằng mộng, nâng bổng 12 mái ngói với 12 đao loan uốn cong dáng vẻ thanh thoát, nhẹ nhàng.

+ Đến thăm chùa, ta có thể nhìn thấy những đồ thờ quý giá tương truyền là đồ dùng của Thiền sư Không Lộ như bộ tràng hạt bằng ngà, một bình vôi to và ba vỏ ốc lóng lánh như dát vàng mà tương truyền rằng chính do Không Lộ nhặt được thuở còn làm nghề đánh cá và giữ làm chén uống nước trong những năm tháng tu hành.

- Nhận xét về sự bảo lưu hay đổi mới những đặc điểm và tinh thần truyền thống ở tác phẩm hay công trình chùa Keo:

+ Trong tác phẩm, học giả Nguyễn Văn Huyên có nhắc đến sự bảo lưu và đổi mới những đặc điểm và tinh thần truyền thống của người Việt, những n các công trình kiến trúc, các tác phẩm nghệ thuật tuy đã có sự đổi mới nhưng nó vẫn giữ được những nét văn hóa lâu đời của Việt Nam.

+ Chùa Keo là một công trình kiến trúc văn hóa lâu đời của Việt Nam, trải qua gần 400 năm tu bổ, tôn tạo, chùa Keo vẫn giữ nguyên bản sắc kiến trúc độc đáo của mình. Điều này cho thấy tinh thần truyền thống của Người Việt tuy có sự đổi mới nhưng vẫn giữ được sự bảo lưu đến ngày nay.

* Kết nối đọc – viết 

Bài tập (trang 83 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) tóm tắt những thông tin mà bạn cho là thú vị sau khi đọc văn bản

Đoạn văn tham khảo

Cuốn sách Văn minh Việt Nam của học giả Nguyễn Văn Huyên được xem là một phát ngôn đầy tinh thần tự tôn dân tộc của người Việt về văn hóa Việt trước cộng đồng thế giới. Văn bản Nghệ thuật truyền thống của người Việt được trích từ cuốn sách này, viết về những nền nghệ thuật truyền thống của người Việt, về những giá trị văn hóa lâu đời được bảo lưu đến ngày nay. Mở đầu văn bản khẳng định về giá trị của nghệ thuật Việt, về khiếu thẩm mĩ của người Việt. Người Việt có cách thưởng thức cái đẹp độc đáo, họ có thể biến những đồ vật nhỏ bé, tầm thường thành những đồ trang trí tinh tế và đẹp mắt. Nghệ thuật Việt cũng bị ảnh hưởng đôi chút bởi tôn giáo, đặc biệt là tam giáo, tư tưởng của người nghệ sĩ cũng có sự thay đổi để tạo ra những tác phẩm nghệ thuật mang nét mới lạ và đặc trưng của người Việt. Ngoài ra Việt Nam còn có những nền nghệ thuật tiêu biểu như nghệ thuật kiến trúc với các công trình kiến trúc đền chùa được xây dựng bởi nhu cầu thờ cúng và có tính chất thiêng liêng; hay các tác phẩm điêu khắc gỗ trong đền chùa như chùa Keo ở Thái Bình, chùa Bút Tháp ở Bắc Ninh, … đều mang phong cách tao nhã. Ngoài ra thì nghệ thuật Việt Nam còn tiêu biểu với nghệ thuật đúc đồng có từ những thế kỉ đầu Công lịch, tiêu biểu là những vật rất lớn như bồn vạc ở Huế hay tượng Trấn Vũ ở đền Quán Thánh, Hà Nội đều là những tác phẩm lớn và kì công. Nền nghệ thuật truyền thống của Việt Nam tuy có sự đổi mới theo thời gian nhưng nó vẫn còn giữ được những nét văn hóa mang tính lâu đời, các công trình kiến trúc vẫn bảo lưu được nét đặc trưng của từng thời đại. Người Việt Nam có tinh thần gìn giữ những giá trị văn hóa ấy, bảo lưu được nền nghệ thuật truyền thống của Việt Nam.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:

Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 73

Soạn bài Sự sống và cái chết (Trích Từ điển yêu thích bầu trời và các vì sao)

Soạn bài Phục hồi tầng ozone: Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 89

Soạn bài Viết một văn bản nội quy hoặc văn bản hướng dẫn nơi công cộng

Soạn bài Thảo luận về văn bản nội quy hoặc văn bản hướng dẫn nơi công cộng

Soạn bài Củng cố và mở rộng trang 95

Soạn bài Thực hành đọc: Tính cách của cây trang 96

1 11,731 08/11/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: