Chương XV: Tính chất của xét xử phúc thẩm và kháng cáo, kháng nghị bản án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm
Số hiệu: | 24/2004/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 15/06/2004 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2005 |
Ngày công báo: | 16/07/2004 | Số công báo: | Từ số 25 đến số 26 |
Lĩnh vực: | Thủ tục Tố tụng, Quyền dân sự | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2016 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Xét xử phúc thẩm là việc Toà án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án mà bản án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị.
Đương sự, người đại diện của đương sự, cơ quan, tổ chức khởi kiện có quyền làm đơn kháng cáo bản án, quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của Toà án cấp sơ thẩm để yêu cầu Toà án cấp trên trực tiếp giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm.
1. Đơn kháng cáo phải có các nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm làm đơn kháng cáo;
b) Tên, địa chỉ của người kháng cáo;
c) Kháng cáo phần nào của bản án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật;
d) Lý do của việc kháng cáo và yêu cầu của người kháng cáo;
đ) Chữ ký hoặc điểm chỉ của người kháng cáo.
2. Đơn kháng cáo phải được gửi cho Toà án cấp sơ thẩm đã ra bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo; trường hợp đơn kháng cáo gửi cho Toà án cấp phúc thẩm thì Toà án đó phải chuyển cho Toà án cấp sơ thẩm để tiến hành các thủ tục cần thiết và gửi kèm hồ sơ vụ án cho Toà án cấp phúc thẩm theo quy định tại Điều 255 của Bộ luật này.
3. Kèm theo đơn kháng cáo là tài liệu, chứng cứ bổ sung, nếu có để chứng minh cho kháng cáo của mình là có căn cứ và hợp pháp.
1. Thời hạn kháng cáo đối với bản án của Toà án cấp sơ thẩm là mười lăm ngày, kể từ ngày tuyên án; đối với đương sự không có mặt tại phiên toà thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày bản án được giao cho họ hoặc được niêm yết.
2. Thời hạn kháng cáo đối với quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của Toà án cấp sơ thẩm là bảy ngày, kể từ ngày người có quyền kháng cáo nhận được quyết định.
3. Trong trường hợp đơn kháng cáo gửi qua bưu điện thì ngày kháng cáo được tính căn cứ vào ngày bưu điện nơi gửi đóng dấu ở phong bì.
1. Sau khi nhận được đơn kháng cáo, Toà án cấp sơ thẩm phải kiểm tra tính hợp lệ của đơn kháng cáo theo quy định tại khoản 1 Điều 244 của Bộ luật này.
2. Trong trường hợp đơn kháng cáo quá hạn thì Toà án cấp sơ thẩm yêu cầu người kháng cáo trình bày rõ lý do và xuất trình tài liệu, chứng cứ, nếu có để chứng minh cho lý do nộp đơn kháng cáo quá hạn là chính đáng.
Trường hợp đơn kháng cáo chưa làm đúng quy định tại khoản 1 Điều 244 của Bộ luật này thì Toà án cấp sơ thẩm yêu cầu người kháng cáo sửa đổi, bổ sung.
1. Kháng cáo quá thời hạn quy định tại Điều 245 của Bộ luật này là kháng cáo quá hạn. Sau khi nhận được đơn kháng cáo quá hạn, Toà án cấp sơ thẩm phải gửi đơn kháng cáo, bản tường trình của người kháng cáo về lý do kháng cáo quá hạn và tài liệu, chứng cứ, nếu có cho Toà án cấp phúc thẩm.
2. Trong thời hạn mười ngày kể từ ngày nhận được đơn kháng cáo quá hạn và tài liệu, chứng cứ kèm theo, Toà án cấp phúc thẩm thành lập Hội đồng gồm ba Thẩm phán để xem xét kháng cáo quá hạn. Hội đồng có quyền ra quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận việc kháng cáo quá hạn và phải ghi rõ lý do của việc chấp nhận hoặc không chấp nhận trong quyết định. Toà án cấp phúc thẩm phải gửi quyết định cho người kháng cáo quá hạn và Toà án cấp sơ thẩm; nếu Toà án cấp phúc thẩm chấp nhận việc kháng cáo quá hạn thì Toà án cấp sơ thẩm phải tiến hành các thủ tục do Bộ luật này quy định và gửi hồ sơ vụ án cho Toà án cấp phúc thẩm.
1. Sau khi chấp nhận đơn kháng cáo hợp lệ, Toà án cấp sơ thẩm phải thông báo cho người kháng cáo biết để họ nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm theo quy định của pháp luật, nếu họ không thuộc trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí, án phí phúc thẩm.
2. Trong thời hạn mười ngày kể từ ngày nhận được thông báo của Toà án về việc nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm, người kháng cáo phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Toà án cấp sơ thẩm biên lai nộp tiền tạm ứng án phí. Hết thời hạn này mà người kháng cáo không nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm thì được coi là họ từ bỏ việc kháng cáo, trừ trường hợp có lý do chính đáng.
1. Sau khi chấp nhận đơn kháng cáo hợp lệ, Toà án cấp sơ thẩm phải thông báo ngay bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp và đương sự có liên quan đến kháng cáo biết về việc kháng cáo.
2. Người được thông báo về việc kháng cáo có quyền gửi văn bản nêu ý kiến của mình về nội dung kháng cáo cho Toà án cấp phúc thẩm. Văn bản nêu ý kiến của họ được đưa vào hồ sơ vụ án.
Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp và cấp trên trực tiếp có quyền kháng nghị bản án, quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của Toà án cấp sơ thẩm để yêu cầu Toà án cấp trên trực tiếp giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm.
1. Quyết định kháng nghị của Viện kiểm sát phải bằng văn bản và có các nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm ra quyết định kháng nghị và số của quyết định kháng nghị;
b) Tên của Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị;
c) Kháng nghị phần nào của bản án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật;
d) Lý do của việc kháng nghị và yêu cầu của Viện kiểm sát;
đ) Họ, tên của người ký quyết định kháng nghị và đóng dấu của Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị.
2. Quyết định kháng nghị phải được gửi ngay cho Toà án cấp sơ thẩm đã ra bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng nghị để Toà án cấp sơ thẩm tiến hành các thủ tục do Bộ luật này quy định và gửi hồ sơ vụ án cho Toà án cấp phúc thẩm theo quy định tại Điều 255 của Bộ luật này.
3. Kèm theo quyết định kháng nghị là tài liệu, chứng cứ bổ sung, nếu có để chứng minh cho kháng nghị của Viện kiểm sát là có căn cứ và hợp pháp.
1. Thời hạn kháng nghị đối với bản án của Toà án cấp sơ thẩm của Viện kiểm sát cùng cấp là mười lăm ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là ba mươi ngày, kể từ ngày tuyên án. Trường hợp Kiểm sát viên không tham gia phiên toà thì thời hạn kháng nghị tính từ ngày Viện kiểm sát cùng cấp nhận được bản án.
2. Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp đối với quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của Toà án cấp sơ thẩm là bảy ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là mười ngày, kể từ ngày Viện kiểm sát cùng cấp nhận được quyết định
1. Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị phải gửi ngay quyết định kháng nghị cho đương sự có liên quan đến kháng nghị.
2. Người được thông báo về việc kháng nghị có quyền gửi văn bản nêu ý kiến của mình về nội dung kháng nghị cho Toà án cấp phúc thẩm. Văn bản nêu ý kiến của họ được đưa vào hồ sơ vụ án.
1. Những phần của bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị thì chưa được đưa ra thi hành, trừ trường hợp pháp luật quy định cho thi hành ngay.
2. Bản án, quyết định hoặc những phần của bản án, quyết định sơ thẩm của Toà án không bị kháng cáo, kháng nghị thì có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.
Toà án cấp sơ thẩm phải gửi hồ sơ vụ án, kháng cáo, kháng nghị và tài liệu, chứng cứ kèm theo cho Toà án cấp phúc thẩm trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày:
1. Hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị, nếu người kháng cáo không phải nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm;
2. Người kháng cáo nộp cho Toà án cấp sơ thẩm biên lai nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm.
1. Trước khi bắt đầu phiên toà hoặc tại phiên toà phúc thẩm, người kháng cáo có quyền thay đổi, bổ sung kháng cáo, Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị có quyền thay đổi, bổ sung kháng nghị, nhưng không được vượt quá phạm vi kháng cáo, kháng nghị ban đầu, nếu thời hạn kháng cáo, kháng nghị đã hết.
2. Trước khi bắt đầu phiên toà hoặc tại phiên toà phúc thẩm, người kháng cáo có quyền rút kháng cáo, Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị hoặc Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có quyền rút kháng nghị.
Toà án cấp phúc thẩm đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với những phần của vụ án mà người kháng cáo đã rút kháng cáo hoặc Viện kiểm sát đã rút kháng nghị.
3. Việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị trước khi mở phiên toà phải được làm thành văn bản và gửi cho Toà án cấp phúc thẩm. Toà án cấp phúc thẩm phải thông báo cho các đương sự biết về việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị.
Việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị tại phiên toà phải được ghi vào biên bản phiên toà.
NATURE OF APPELLATE TRIAL AND THE APPEAL OR PROTEST AGAINST JUDGMENTS, DECISIONS OF FIRST-INSTANCE COURTS
Article 242.- Nature of appellate trial
Appellate trial means the re-trial by the immediate superior court of a case with the first-instance court's judgment or decision having not yet taken legal effect and being appealed or protested against.
Article 243.- Persons having the right to appeal
The involved parties or their representatives, agencies or organizations initiating lawsuits shall have the right to lodge their appeals against judgments or decisions of the first-instance courts to suspend or stop the resolution of cases in order to request the immediate superior courts to conduct re-trials according to the appellate procedures.
Article 244.- Application for an appeal
1. An application for an appeal must have the following principal contents:
a) Date on which the application is made;
b) Full name and address of the appellant;
c) The section of judgment or decision of the first-instance court, which has not yet taken legal effect and is appealed.
d) The reason(s) for appealing and the appellant's claims.
e) Signature or fingerprint of the appellant.
2. The appeal application must be filed with the first-instance court which rendered the first-instance-judgment or decision being appealed against; where the appeal application is filed with the appeal court, the appeal court must transfer the application to the first-instance court for carrying out necessary procedures and sending the case file to the appeal court as provided for in Article 255 of this Code.
3. The appeal application must be accompanied with additional documents and/or evidences, if any, to prove that their appeals are well grounded and lawful.
Article 245.- Time limit for an appeal
1. The time limit for an appeal against the first-instance court's judgment is fifteen days as from the date of judgment pronouncement; for the involved parties being absent from the court sessions, the time limit for an appeal shall be counted from the date the judgment is handed to them or publicly posted up.
2. The time limit for an appeal against the first-instance court's decision on suspending or stopping the resolution of the case is seven days counting from the date the person who has the right to appeal receives such decision.
3. In cases where the appeal application is sent by post, the appeal date shall be calculated on the basis of the sending postmark date printed on the envelope.
Article 246.- Examination of appeal applications
1. After receiving the appeal applications, the first-instance courts must examine their validity as provided for in Clause 1, Article 244 of this Code.
2. In case of overdue appeals, the first-instance courts shall request the appellants to further explain the reasons therefor and produce documents and/or evidences, if any, to prove that the reasons for late submission of their appeal applications are plausible.
Where the appeal applications are made not in compliance with the provisions of Clause 1, Article 244 of this Code, the first-instance courts shall request the appellants to amend or supplement them.
1. Appeals that are not made within the time limit stipulated in Article 245 of this Code shall be the overdue appeals. After receiving overdue appeal applications, the first-instance courts must forward the applications and the appellants' explanation of the reasons for late filing the appeals, documents and/or evidences, if any, to the appeal courts.
2. Within ten days after receiving the overdue appeals and the accompanying documents and/or evidences, the courts of appeal shall set up a Panel consisting of three judges to consider the overdue appeals. The Panel may issue decisions to accept or not to accept the overdue appeals and clearly state the reasons therefor in such decisions. The appeal courts must send their decisions to the late appellants and the first-instance courts. If the appeal courts accept the overdue appeals, the first-instance courts shall carry out procedures stipulated in this Code and forward the case files to the appeal courts.
Article 248.- Notification of payment of appeal court fee advance
1. After accepting the valid appeal applications the first-instance courts must notify the appellants thereof so that they pay the appeal court fee advances as required by law, if they do not fall cases of being exempt from, or having not to pay, the appeal court fee advances or appeal court fees.
2. Within ten days as from the date of receiving the courts' notifications of payment of the appeal court fee advances, the appellants must pay the court fee advances and submit to the first-instance courts the receipts of the payment of court fee advances. If past this time limit the appellants fail to pay the appeal fee court advances, they shall be deemed to have given up their appeals, unless they have plausible reasons therefor.
Article 249.- Notice of appeal
1. After receiving the valid appeal applications, the first-instance courts must notify such in writing to the procuracies of the same level and the involved parties.
2. Persons who are notified of the appeals shall be entitled to send to the appellate courts documents expressing their opinions on the appealed matters. Such documents shall be included in the case files.
Article 250.- Protest by procuracies
The head of the procuracy of the same level or the immediate superior level shall be entitled to protest against the first-instance court's judgments or decisions to suspend or stop the resolution of the cases in order to request the immediate superior court to directly settle the cases according to the appellate procedures.
Article 251.- Protest decisions of procuracies
1. The procuracies' protest decisions must be made in writing and contain the following principal contents:
a) Issuing date and serial number of the protest decision;
b) Name of the procuracy that issues the protest decision;
c) Protested sections of the first-instance court's judgments or decisions which have not yet taken legal effect.
d) Reason(s) for such protest and the procuracy's claims.
e) Full name of the person signing the protest decision and seal of the procuracy issuing the protest decision.
2. The protest decisions must be immediately sent to the first-instance courts that have rendered the protested judgments or decisions so that such courts shall carry out procedures stipulated by this Code and send the case files to the appeal courts as provided for in Article 255 of this Code
3. Enclosed with the protest decisions shall be additional documents and/or evidences to prove that the procuracies' protests are well grounded and lawful.
Article 252.- Time limit for a protest
1. The time limit for making a protest against the first-instance court's judgment shall be fifteen days for the procuracy of the same level and thirty days for the immediate superior procuracy, counting from the date of judgment pronouncement. In cases where the procurators do not attend the court sessions, the protest time limit shall be counted from the date the procuracy of the same level receives the judgment.
2. The time limit for making a protest against the first-instance court's decision on suspending or stopping the resolution of the case shall be seven days for the procuracy of the same level and ten days for the immediate superior procuracy, counting from the date the procuracy of the same level receives such decision.
Article 253.- Notification of protests
1. The procuracy issuing a protest decision must promptly send the protest decision to the parties relating to the protest.
2. Persons who are notified of the protest shall be entitled to send to the appellate court documents expressing their views on the protested matters. Such documents shall be included in the case files.
Article 254.- Effects of an appeal or a protest
1. The appealed or protested parts of the first-instance judgment or decision shall not be enforced, except where the law requires the immediate enforcement thereof.
2. The first-instance courts' judgments, decisions or parts thereof, which are not appealed or protested against, shall take legal effect as from the date of expiry of the appeal or protest time limit.
Article 255.- Forwarding case files, appeals, protests
The first-instance courts must forward to the appeal courts case files, appeals and/or protests and the accompanying documents, evidences within five working days from the date:
1. The appeal or protest time limit expires if the appellant must not pay the appeal court fee advance;
2. The appellant submits to the first-instance court the receipt of appeal court fee advance payment.
Article 256.- Modifying, supplementing, withdrawing appeals, protests
1. Before the opening of appeal court sessions or at appeal court sessions, the appellants may modify or supplement their appeals and the procuracies issuing protest decisions may modify or supplement their protests provided that the modification or supplementation must not go beyond the scope of the original appeals or protests, if the appeal or protest time limit has expired.
2. Before the opening of appeal court sessions or at appeal court sessions, the appellants may withdraw their appeals and the procuracies issuing protest decisions or the immediate superior procuracy may withdraw their protests.
The appeal courts shall stop the appellate trial of parts of the cases against which the appellants have withdrawn their appeals or the procuracies have withdrawn their protests.
3. The modification, supplementation or withdrawal of appeals or protests before the opening of appeal court sessions must be made in writing and sent to the appellate courts. The appeal courts must promptly notify the involved parties of such modification or withdrawal.
The modification, supplementation or withdrawal of appeals or protests at court sessions must be recorded in the minutes of the court sessions.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực