Chương IX Bộ luật Tố tụng dân sự 2004: Án phí, lệ phí và các chi phí tố tụng khác
Số hiệu: | 24/2004/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 15/06/2004 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2005 |
Ngày công báo: | 16/07/2004 | Số công báo: | Từ số 25 đến số 26 |
Lĩnh vực: | Thủ tục Tố tụng, Quyền dân sự | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2016 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Tiền tạm ứng án phí bao gồm tiền tạm ứng án phí sơ thẩm và tiền tạm ứng án phí phúc thẩm.
2. Án phí bao gồm án phí sơ thẩm và án phí phúc thẩm.
3. Lệ phí bao gồm lệ phí cấp bản sao bản án, quyết định và các giấy tờ khác của Toà án, lệ phí nộp đơn yêu cầu Toà án giải quyết việc dân sự, lệ phí giải quyết việc dân sự và các khoản lệ phí khác mà pháp luật có quy định.
1. Toàn bộ án phí, lệ phí thu được phải nộp đầy đủ, kịp thời vào ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước.
2. Tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí được nộp cho cơ quan thi hành án có thẩm quyền để gửi vào tài khoản tạm giữ mở tại kho bạc nhà nước và được rút ra để thi hành án theo quyết định của Toà án.
3. Người đã nộp tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí phải chịu án phí, lệ phí thì ngay sau khi bản án, quyết định của Toà án có hiệu lực thi hành, số tiền tạm ứng đã thu được phải được nộp vào ngân sách nhà nước.
Trong trường hợp người đã nộp tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí được hoàn trả một phần hoặc toàn bộ số tiền đã nộp theo bản án, quyết định của Toà án thì cơ quan thi hành án đã thu tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí phải làm thủ tục trả lại tiền cho họ.
4. Trong trường hợp việc giải quyết vụ việc dân sự bị tạm đình chỉ thì tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí đã nộp được xử lý khi vụ việc được tiếp tục giải quyết.
Việc thu tiền tạm ứng án phí và án phí, tiền tạm ứng lệ phí và lệ phí; việc chi trả tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí phải được thực hiện theo quy định của pháp luật.
1. Nguyên đơn, bị đơn có yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập trong vụ án dân sự phải nộp tiền tạm ứng án phí sơ thẩm, người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm phải nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí.
2. Người nộp đơn yêu cầu Toà án giải quyết việc dân sự phải nộp tiền tạm ứng lệ phí giải quyết việc dân sự đó, trừ trường hợp không phải nộp tiền tạm ứng lệ phí.
1. Đương sự phải chịu án phí sơ thẩm nếu yêu cầu của họ không được Toà án chấp nhận, trừ trường hợp được miễn nộp án phí sơ thẩm hoặc không phải nộp án phí sơ thẩm.
2. Trong trường hợp các bên đương sự không tự xác định được phần tài sản của mình trong khối tài sản chung và có yêu cầu Toà án giải quyết chia tài sản chung đó thì mỗi bên đương sự phải nộp án phí sơ thẩm tương ứng với giá trị phần tài sản mà họ được hưởng.
3. Trước khi mở phiên toà, Toà án tiến hành hoà giải nếu các bên đương sự thoả thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án thì họ chỉ phải chịu 50% mức án phí sơ thẩm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
4. Trong vụ án ly hôn thì nguyên đơn phải nộp án phí sơ thẩm, không phụ thuộc vào việc Toà án chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn. Trong trường hợp cả hai thuận tình ly hôn thì mỗi bên đương sự phải chịu một nửa án phí sơ thẩm.
5. Trong vụ án có đương sự được miễn nộp án phí sơ thẩm thì đương sự khác vẫn phải nộp án phí sơ thẩm mà mình phải chịu theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này.
6. Trong trường hợp vụ án bị tạm đình chỉ giải quyết thì nghĩa vụ nộp án phí sơ thẩm được quyết định khi vụ án được tiếp tục giải quyết theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này.
1. Đương sự kháng cáo phải nộp án phí phúc thẩm, nếu Toà án cấp phúc thẩm giữ nguyên bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải nộp án phí phúc thẩm.
2. Trong trường hợp Toà án cấp phúc thẩm sửa bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo thì đương sự kháng cáo không phải nộp án phí phúc thẩm; Toà án cấp phúc thẩm phải xác định lại nghĩa vụ nộp án phí sơ thẩm theo quy định tại Điều 131 của Bộ luật này.
3. Trong trường hợp Toà án cấp phúc thẩm huỷ bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo để xét xử sơ thẩm lại thì đương sự kháng cáo không phải nộp án phí phúc thẩm; nghĩa vụ nộp án phí được xác định lại khi giải quyết sơ thẩm lại vụ án.
Nghĩa vụ nộp lệ phí được xác định tuỳ theo từng loại việc dân sự cụ thể và do pháp luật quy định.
án phí, mức án phí đối với mỗi loại vụ án cụ thể, các loại lệ phí, mức lệ phí cụ thể, các trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí, các trường hợp được miễn hoặc không phải nộp án phí, lệ phí và các vấn đề cụ thể khác liên quan đến án phí, lệ phí chưa được quy định trong Bộ luật này do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy định.
1. Tiền tạm ứng chi phí giám định là số tiền tổ chức, cá nhân được Toà án trưng cầu giám định tạm tính để tiến hành việc giám định theo quyết định của Toà án.
2. Chi phí giám định là số tiền cần thiết và hợp lý phải chi trả cho công việc giám định và do tổ chức, cá nhân thực hiện việc giám định tính căn cứ vào quy định của pháp luật.
1. Người yêu cầu trưng cầu giám định phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định, trừ trường hợp các bên đương sự có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
2. Trong trường hợp các bên đương sự thoả thuận lựa chọn tổ chức giám định hoặc cùng yêu cầu về cùng một đối tượng trưng cầu giám định thì mỗi bên đương sự phải nộp một nửa số tiền tạm ứng chi phí giám định, trừ trường hợp các bên đương sự có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
1. Trong trường hợp người đã nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không phải nộp chi phí giám định thì người phải nộp chi phí giám định theo quyết định của Toà án phải hoàn trả cho người đã nộp tiền tạm ứng chi phí giám định.
2. Trong trường hợp người đã nộp tiền tạm ứng chi phí giám định phải nộp chi phí giám định, nếu số tiền tạm ứng đã nộp chưa đủ cho chi phí giám định thực tế thì họ phải nộp thêm phần tiền còn thiếu đó; nếu số tiền tạm ứng đã nộp cao hơn chi phí giám định thực tế thì họ được trả lại phần tiền còn thừa đó.
Trong trường hợp các bên đương sự không có thoả thuận khác hoặc pháp luật không có quy định khác thì nghĩa vụ nộp tiền chi phí giám định được xác định như sau:
1. Người yêu cầu trưng cầu giám định phải nộp tiền chi phí giám định, nếu kết quả giám định chứng minh yêu cầu của người đó là không có căn cứ;
2. Người không chấp nhận yêu cầu trưng cầu giám định phải nộp tiền chi phí giám định, nếu kết quả giám định chứng minh yêu cầu của người yêu cầu trưng cầu giám định là có căn cứ.
1. Tiền tạm ứng chi phí định giá là số tiền mà Hội đồng định giá tạm tính để tiến hành việc định giá theo quyết định của Toà án.
2. Chi phí định giá là số tiền cần thiết và hợp lý phải chi trả cho công việc định giá và do Hội đồng định giá tính căn cứ vào quy định của pháp luật.
1. Người yêu cầu định giá phải nộp tiền tạm ứng chi phí định giá, trừ trường hợp các bên đương sự có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
2. Trong trường hợp các bên đương sự không thống nhất được về giá mà yêu cầu Toà án định giá hoặc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 92 của Bộ luật này thì mỗi bên đương sự phải nộp một nửa số tiền tạm ứng chi phí định giá.
1. Trong trường hợp người đã nộp tiền tạm ứng chi phí định giá không phải nộp chi phí định giá thì người phải nộp chi phí định giá theo quyết định của Toà án phải hoàn trả cho người đã nộp tiền tạm ứng chi phí định giá.
2. Trong trường hợp người đã nộp tiền tạm ứng chi phí định giá phải nộp chi phí định giá, nếu số tiền tạm ứng đã nộp chưa đủ cho chi phí định giá thực tế thì họ phải nộp thêm phần tiền còn thiếu đó; nếu số tiền tạm ứng đã nộp cao hơn chi phí định giá thực tế thì họ được trả lại phần tiền còn thừa đó.
Trong trường hợp các bên đương sự không có thoả thuận khác hoặc pháp luật không có quy định khác thì nghĩa vụ nộp tiền chi phí định giá được xác định như sau:
1. Người yêu cầu định giá phải nộp tiền chi phí định giá, nếu kết quả định giá chứng minh yêu cầu của người đó là không có căn cứ;
2. Người không chấp nhận yêu cầu định giá phải nộp chi phí định giá nếu kết quả định giá chứng minh yêu cầu của người yêu cầu định giá là có căn cứ;
3. Trong trường hợp các bên không thống nhất được về giá mà yêu cầu Toà án định giá thì mỗi bên đương sự phải nộp một nửa số tiền chi phí định giá;
4. Trong trường hợp Toà án ra quyết định định giá quy định tại điểm b khoản 1 Điều 92 của Bộ luật này thì:
a) Mỗi bên đương sự phải nộp một nửa số tiền chi phí định giá nếu kết quả định giá chứng minh quyết định định giá của Toà án là có căn cứ;
b) Toà án trả chi phí định giá nếu kết quả định giá chứng minh quyết định định giá của Toà án là không có căn cứ;
5. Trong trường hợp định giá để chia tài sản chung thì mỗi người được chia tài sản phải chịu phần chi phí định giá theo tỷ lệ giá trị phần tài sản mà họ được chia.
1. Chi phí hợp lý và thực tế cho người làm chứng do đương sự chịu.
2. Người đề nghị Toà án triệu tập người làm chứng phải chịu tiền chi phí cho người làm chứng nếu lời làm chứng phù hợp sự thật nhưng không đúng với yêu cầu của người đề nghị. Trong trường hợp lời làm chứng phù hợp với sự thật và đúng với yêu cầu của người đề nghị triệu tập người làm chứng thì chi phí này do đương sự có yêu cầu độc lập với yêu cầu của người đề nghị chịu.
1. Chi phí cho người phiên dịch là khoản tiền phải trả cho người phiên dịch trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự theo thoả thuận của đương sự với người phiên dịch hoặc theo quy định của pháp luật.
2. Chi phí cho luật sư là khoản tiền phải trả cho luật sư theo thoả thuận của đương sự với luật sư trong phạm vi quy định của Văn phòng luật sư và theo quy định của pháp luật.
3. Chi phí cho người phiên dịch, cho luật sư do người có yêu cầu chịu, trừ trường hợp các bên đương sự có thoả thuận khác.
4. Trong trường hợp Toà án yêu cầu người phiên dịch thì chi phí cho người phiên dịch do Toà án trả.
Chi phí cụ thể về giám định, định giá và chi phí cụ thể cho người làm chứng, người phiên dịch, luật sư do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy định.
COURT FEES, CHARGES AND OTHER PROCEDURAL EXPENSES
Section 1. COURT FEES AND CHARGES
Article 127.- Court fee advance, charge advance, court fees and charges
1. Court fee advances shall include first-instance court fee advances and appellate court fee advances.
2. Court fees shall include first-instance court fees and appellate court fees.
3. Charges shall include charges for providing copies of judgments, decisions or other documents of courts, charges for filing applications requesting courts to settle civil matters, charges for settlement of civil matters and other charges stipulated by law.
Article 128.- Handling of collected court fee advance, charge advance, court fees and charges
1. All collected court fees and charges must be fully and timely remitted into the State budget at the State Treasury.
2. Court fee advance and charge advance shall be submitted to the competent judgment-executing agencies for deposit in custody accounts opened at the State Treasury, and shall be withdrawn for judgment execution under court decisions.
3. If the persons who have advanced court fees or charges must bear such fees and/or charges, immediately after the court judgments or decisions take implement effect, the collected advance amounts must be remitted into the State budget.
In cases where the persons who have advanced court fees and/or charges are entitled to partial or full reimbursement of the amounts they have paid under court judgments or decisions, the judgment-executing agencies which have collected the court fee advances or charge advances must carry out procedures to return the money to them.
4. In cases where the resolution of the civil cases or matters is suspended, the already advanced court fees and/or advanced charges shall be disposed when the resolution of the civil cases or matters resumes.
Article 129.- Regime of collection and expenditure of court fee advances, charge advances, court fees and charges
The collection of court fee advances and court fees, charge advances and court charges; and the expenditure of court fee advances, charge advances must comply with law provisions.
Article 130.- Obligation to advance court fees and advance charges
1. The plaintiffs, the defendants who have made counter-claims against the plaintiffs and the persons with related rights and interests who have made independent claims in civil cases must advance first-instance court fees; the persons who have made appeals must advance appellate court fees, except for cases where they are exempted from, or do not have to pay court fee advances.
2. Persons who have filed applications requesting courts to settle civil matters must advance charges for the resolution of such civil matters, except for cases where they do not have to pay the charge advances.
Article 131.- Obligation to pay first-instance court fees
1. The involved parties must bear the first-instance court fees if their requests are not accepted by courts, except for cases where they are exempted from, or do not have to pay such fees.
2. In cases where the involved parties cannot themselves determine their portions in the common properties, and request the courts to settle the division of the common properties, each party must pay the first-instance court fee corresponding to the value of the property portion she/he/it enjoys.
3. If prior to the opening of court sessions, the courts conduct with conciliations and the involved parties have reached mutual agreement on the resolution of cases, they must bear 50% of the first-instance court fee level prescribed in Clauses 1 and 2 of this Article.
4. The plaintiffs in divorce cases must pay first-instance court fees, without depending on whether the courts accept their requests or not. In cases where both parties voluntarily agree on their divorce, each involved party must bear half of the first-instance court fees.
5. If an involved party to a case is exempted from the first-instance court fee, then the other involved party shall still have to pay the first-instance court fee payable under Clauses 1, 2, 3 and 4 of this Article.
6. Where the case is suspended, the obligation to pay first-instance court fee shall be decided when the resolution of the case resumes in accordance with the provisions in Clauses 1, 2, 3, 4 and 5 of this Article.
Article 132.- Obligation to pay appellate court fees
1. The appellant must pay the appellate court fees, if the appealed first-instance judgments or decision are maintained by the courts of appeal, except for cases where the appellants are exempted from, or do not have to pay such fees.
2. The appellants shall not pay the appellate court fees, if the appealed first-instance judgments or decisions are amended by the courts of appeal. The courts of appeal must re-determine the obligation to pay first-instance court fees as provided for in Article 131 of this Code.
3. Where the courts of appeal abrogate the appealed first-instance judgments or decisions for first-instance re-trial, the appellants shall not be obliged to pay the appellate court fees. The obligation to pay court fees shall be re-determined when the cases are retried.
Article 133.- Obligation to pay charges
The obligation to pay charges shall be determined depending on specific types of civil matters and shall be prescribed by law.
Article 134.- Specific provisions on court fees and charges
Court fees, court fee level applicable to each specific type of case, types of charges and the specific charge levels, the cases of exemption or non-payment of court fee or charge advances, the cases of exemption or non-payment of court fees or charges, and other specific matters concerning court fees and charges, which are not prescribed in this Code, shall be stipulated by the National Assembly Standing Committee.
Section 2. OTHER PROCEDURAL EXPENSES
Article 135.- Expertising expense advances, expertising expenses
1. Expertising expense advance is a sum of money estimated by the organization or individual requested by the court to conduct an expertise under a court decision.
2. Expertising expense means a reasonable and necessary sum of money to be spent for the expertise and calculated by the organization or individual conducting such expertise, on the basis of law provisions.
Article 136.- Obligation to pay expertising expense advances
1. The persons who request expertises must pay expertising expense advances, except otherwise agreed upon by the parties or provided for by law.
2. In cases where the involved parties agree to choose the expertising agency, or jointly request expertise of the same object, each party must pay half of the expertising expense advance, except otherwise agreed upon by the parties or provided for by law.
Article 137.- Handling of paid expertising expense advances
1. In cases where the persons who have advanced expertising expenses do not have to pay the expertising expenses, the persons who must pay the expertising expenses under court decisions must refund the money to the persons who have paid them.
2. In cases where the persons who have paid the expertising expense advances are obliged to pay the expertising expenses, but the paid advance money is not enough to cover the actual expertising expenses, such persons must pay the deficit amount. If the advanced amounts exceed the actual expertising expenses, the surplus shall be refunded to the persons who have advanced the money.
Article 138.- Obligation to pay expertising expenses
In cases where the parties do not otherwise agree or the law does not otherwise prescribe, the obligation to pay expertising expenses shall be determined as follows:
1. The persons who request expertises must pay the expertising expenses if the expertising results prove that their requests are groundless.
2. The persons who do not accept the expertising requests must pay the expertising expenses if the expertising results prove that the expertising requests are well grounded.
Article 139.- Valuation expense advances, valuation expenses
1. The valuation expense advance means a sum of money estimated by the Evaluation Boards for valuation conducted under a court decision.
2. Valuation expenses are the reasonable and necessary sums of money to be paid for the valuation and calculated by the Valuation Boards on the basis of law provisions.
Article 140.- Obligation to advance valuation expenses
1. The persons who request the valuations must advance valuation expenses, except otherwise agreed upon by the parties or provided for by law.
2. In cases where the involved parties could not agree on the prices and request the courts to conduct the valuation, or for cases prescribed at Point b, Clause 1, Article 92 of this Code, each party must pay half of the valuation expenses.
Article 141.- Handling of the paid valuation expense advance
1. In cases where the persons who have advanced the valuation expenses do not have to pay the valuation expenses, the persons who are obliged to pay the valuation expenses under court decisions must refund the money to the persons who have advanced the valuation expenses.
2. In cases where the persons who have advanced the valuation expenses are obliged to pay them, but advanced amounts are not enough to cover the actual valuation expenses, such persons must pay the deficits. If the advanced sums exceed the actual valuation expenses, the surpluses shall be refunded to the persons who have advanced the money.
Article 142.- Obligation to pay valuation expenses
In cases where the involved parties do not otherwise agree or the law does not otherwise prescribe, the obligation to pay valuation expenses shall be determined as follows:
1. The persons who have requested the valuation must pay the valuation expenses if the valuation results prove that their requests are groundless.
2. The persons who do not accept the valuation requests must pay valuation expenses if the valuation results prove that the valuation requests are well-grounded.
3. In cases where the parties could not agree on the prices and request the courts to conduct the valuation, each party must pay half of the valuation expenses.
4. In cases where the courts issue decisions on valuation as provided for at Point b, Clause 1, Article 92 of this Code:
a) Each involved party must pay half of the valuation expenses if the valuation results prove that the courts' valuation decisions are well grounded.
b) The courts shall pay the valuation expenses if the valuation results prove that the courts' valuation decisions are groundless.
5. In cases where the valuation is conducted for the purpose of dividing a common property, each person who has received a share from such property must bear the valuation expense amount proportionate to the value of the property share he/she has received.
Article 143.- Expenses for witnesses
1. Reasonable and actual expenses for witnesses shall be borne by the involved parties.
2. The persons who request the courts to summon witnesses must bear the expenses for such witnesses, if the testimonies of the witnesses are true but not right for the demands of the person requesting to summon such witnesses. If the testimonies are true and right for the demands of the persons requesting to summon such witnesses, the expenses must be borne by the party making requests independent from the former's requests.
Article 144.- Expenses for interpreters and lawyers
1. Expenses for interpreters mean sum of money payable to interpreters in the course of settling civil cases or matters as agreed upon by the involved parties and the interpreters or stipulated by law.
2. Expenses for lawyers mean sums of money payable to lawyers as agreed upon by the involved parties and the lawyers within the prescribed scope of the lawyer's office and according to law provisions.
3. Expenses for interpreters or lawyers shall be borne by the persons requesting such interpreters or lawyers, except otherwise agreed upon by the parties.
4. Where the courts request interpreters, the expenses for the interpreters shall be paid by the courts.
Article 145.- Specific provisions on other procedural expenses
Specific expenses for expertises, valuation and specific expenses for witnesses, interpreters, lawyers shall be stipulated by the National Assembly Standing Committee.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực