Chương XXXII Bộ luật Tố tụng dân sự 2004: Xử lý các hành vi cản trở hoạt động tố tụng dân sự
Số hiệu: | 24/2004/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 15/06/2004 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2005 |
Ngày công báo: | 16/07/2004 | Số công báo: | Từ số 25 đến số 26 |
Lĩnh vực: | Thủ tục Tố tụng, Quyền dân sự | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2016 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập đã được Toà án triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn không có mặt tại Toà án hoặc không có mặt tại phiên toà không có lý do chính đáng thì tuỳ từng trường hợp có thể bị Toà án phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền.
1. Người nào có một trong các hành vi sau đây thì tuỳ theo mức độ vi phạm mà có thể bị Toà án quyết định phạt cảnh cáo, phạt tiền, tạm giữ hành chính hoặc khởi tố vụ án hình sự theo quy định của pháp luật:
a) Làm giả, huỷ hoại những chứng cứ quan trọng gây trở ngại cho việc giải quyết vụ án của Toà án;
b) Khai báo gian dối hoặc cung cấp tài liệu sai sự thật;
c) Từ chối khai báo, từ chối kết luận giám định hoặc từ chối cung cấp tài liệu;
d) Lừa dối, đe doạ, mua chuộc, sử dụng vũ lực nhằm ngăn cản người làm chứng ra làm chứng hoặc buộc người khác ra làm chứng gian dối;
đ) Lừa dối, đe doạ, mua chuộc, sử dụng vũ lực nhằm ngăn cản người giám định thực hiện nhiệm vụ hoặc buộc người giám định kết luận sai với sự thật khách quan;
e) Lừa dối, đe doạ, mua chuộc, sử dụng vũ lực nhằm ngăn cản người phiên dịch thực hiện nhiệm vụ hoặc buộc người phiên dịch dịch không trung thực, không khách quan, không đúng nghĩa khi dịch;
g) Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người tiến hành tố tụng; đe doạ, sử dụng vũ lực hoặc có hành vi khác cản trở người tiến hành tố tụng thực hiện các biện pháp xác minh, thu thập chứng cứ do Bộ luật này quy định;
h) Các hành vi vi phạm khác mà pháp luật có quy định.
2. Cơ quan công an có nhiệm vụ thi hành quyết định của Toà án tạm giữ hành chính người có hành vi vi phạm.
1. Người làm chứng đã được Toà án triệu tập hợp lệ nhưng cố ý không đến Toà án hoặc không có mặt tại phiên toà mà không có lý do chính đáng và nếu sự vắng mặt của họ gây trở ngại cho việc thu thập, xác minh chứng cứ hoặc xét xử vụ án thì Toà án có quyền ra quyết định dẫn giải, cảnh cáo, phạt tiền.
2. Quyết định dẫn giải người làm chứng phải ghi rõ thời gian, địa điểm ra quyết định; họ, tên, chức vụ người ra quyết định; họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người làm chứng; thời gian, địa điểm người làm chứng phải có mặt.
3. Cơ quan công an có nhiệm vụ thi hành quyết định của Toà án dẫn giải người làm chứng. Người thi hành quyết định dẫn giải người làm chứng phải đọc, giải thích quyết định dẫn giải cho người bị dẫn giải biết và lập biên bản về việc dẫn giải.
1. Người có hành vi vi phạm nội quy phiên toà thì tuỳ theo mức độ vi phạm mà có thể bị chủ toạ phiên toà quyết định phạt cảnh cáo, phạt tiền, buộc rời khỏi phòng xử án hoặc tạm giữ hành chính.
2. Cơ quan công an có nhiệm vụ bảo vệ phiên toà thi hành quyết định của chủ toạ phiên toà về việc buộc rời khỏi phòng xử án hoặc tạm giữ hành chính người gây rối trật tự tại phiên toà.
3. Trong trường hợp người vi phạm nội quy phiên toà đến mức phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì Toà án có quyền khởi tố vụ án hình sự theo quy định của pháp luật về hình sự.
1. Trong trường hợp Toà án khởi tố vụ án hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều 385 và khoản 3 Điều 387 của Bộ luật này thì trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố, Toà án phải chuyển cho Viện kiểm sát có thẩm quyền quyết định khởi tố vụ án và tài liệu, chứng cứ để chứng minh hành vi phạm tội.
2. Viện kiểm sát phải xem xét việc khởi tố, truy tố bị can trong thời hạn do Bộ luật tố tụng hình sự quy định; nếu Viện kiểm sát không khởi tố, truy tố bị can thì Viện kiểm sát phải thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do của việc không khởi tố, truy tố bị can cho Toà án đã ra quyết định khởi tố vụ án biết.
1. Cá nhân, cơ quan, tổ chức không thi hành quyết định của Toà án về việc cung cấp chứng cứ mà cá nhân, cơ quan, tổ chức đó đang quản lý, lưu giữ thì có thể bị Toà án quyết định phạt cảnh cáo, phạt tiền hoặc cưỡng chế thi hành.
2. Cá nhân, người đứng đầu cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 1 Điều này tuỳ theo mức độ vi phạm mà có thể bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Thủ tục, thẩm quyền xử phạt, mức tiền phạt đối với các hành vi cản trở hoạt động tố tụng dân sự do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy định.
HANDLING ACTS OF OBSTRUCTING CIVIL PROCEEDINGS
Article 384.- Handling measures applicable to defendants and persons with related rights and obligations
In cases where defendants or persons with related rights and obligations, who did not file independent claims, have received court subpoena for the second time but are still absent from the courts or from the court sessions without plausible reasons, they shall, on a case-by-case basis, be imposed with caution or fines by the courts.
Article 385.- Handling measures applicable to persons who commit acts of obstructing the collection and verification of evidences by procedure-conducting persons
1. Those who commit one of the following acts shall, depending on the seriousness of their violations, be imposed with caution, pecuniary fines or administrative custody by courts or subject to criminal case institution:
a) Forging or destroying important exhibits, thus obstructing the resolution of cases by courts;
b) Providing false testimonies or documents;
c) Refusing to give testimonies, declining to give expertising conclusions, or refusing to provide documents;
d) Deceiving, intimidating, buying off or using force against witnesses in order to prevent them from standing as witness or compel other persons to give false testimonies;
e) Deceiving, intimidating, buying off or using force against the expert-witnesses in order to prevent them from fulfilling their tasks or to compel them to give conclusions contrary to objective facts;
f) Deceiving, intimidating, buying off or using force against interpreters in order to prevent them from fulfilling their tasks or to compel them to give untruthful, inobjective and/or wrong translations;
g) Infringing upon the honor, dignity or prestige of procedure-conducting persons; intimidating, using force against or committing other acts of obstructing the procedure-conducting persons from applying measures to verify and collect evidences as prescribed by this Code;
h) Other violation acts prescribed by law;
2. Public security offices shall have the task to enforce courts’ decisions to hold violators in administrative custody.
Article 386.- Handling measures applicable to witnesses who are intentionally not present under courts’ subpoenas
1. In cases where witnesses have been duly summoned by courts but have deliberately declined to go to courts or to be present at court sessions without plausible reasons and their absence caused obstacles to the collection and/or verification of evidences or the adjudication of cases, the courts are entitled to issue decisions to escort them to court sessions or to impose caution or pecuniary fines.
2. Decisions on escorting witnesses must clearly state the time and places of their issuance; the full names and positions of the persons issuing the decisions; the full names, dates of birth and residence places of the witnesses, the time and places for the witnesses to be present.
3. The public security offices shall have the task to enforce the court decisions to escort witnesses. Executors of such decisions must read out and explain them to the escorted persons and make records on the escort.
Article 387.- Handling measures applicable to persons who violate the internal rules of court sessions
1. Persons who commit acts of breaking the internal rules of court sessions, can, depending on the seriousness of the violations, be imposed with caution, fines, forcible departure from court rooms or administrative custody by the presiding judges.
2. Public security offices shall have the task to protect court sessions, to enforce the presiding judges’ decisions on forcible departures from court rooms or admistrative custody against persons who cause disturbance at court sessions.
3. In cases where persons violate the internal rules of court sessions to such an extent that they must be examined for penal liability, the courts shall be entitled to institute criminal cases according to criminal legislation.
Article 388.- Responsibilities of the procuracies in cases where the courts institute criminal cases.
1. In cases where the courts institute criminal cases as stipulated in Clause 1 of Article 385 and Clause 3 of Article 387 of this Code, within ten days as from the date of issuing the institution decisions, the courts shall transfer to the competent procuracies the institution decisions and documents as well as evidences substantiating the criminal acts.
2. The procuracies must consider the case institution and the initiation of criminal proceedings against the accused within the time limit prescribed by the Criminal Procedure Code. If the procuracies decline such institution and prosecution, they must notify the courts which have issued the decisions to institute the cases thereof in writing, clearly stating the reasons therefor.
Article 389.- Handling measures applicable to individuals, agencies or organizations that fail to abide by court decisions on supply of evidences to courts
1. Individuals, agencies or organizations that fail to abide by court decisions on supply of evidences they are managing or keeping may be cautioned, fined or forced to do so under court decisions.
2. Individuals or heads of agencies or organizations specified in Clause 1 of this Article can be disciplined or examined for penal liability according to law provisions.
Article 390.- Procedures, competence for imposing penalties, fine levels
Procedures and competence for imposing penalties and fine levels for acts of obstructing civil proceedings shall be prescribed by the Standing Committee of the National Assembly.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực