Chương VIII Bộ luật Tố tụng dân sự 2004: Các biện pháp khẩn cấp tạm thời
Số hiệu: | 24/2004/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 15/06/2004 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2005 |
Ngày công báo: | 16/07/2004 | Số công báo: | Từ số 25 đến số 26 |
Lĩnh vực: | Thủ tục Tố tụng, Quyền dân sự | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2016 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Trong quá trình giải quyết vụ án, đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự hoặc cơ quan, tổ chức khởi kiện vụ án để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 162 của Bộ luật này có quyền yêu cầu Toà án đang giải quyết vụ án đó áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 102 của Bộ luật này để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được hoặc bảo đảm việc thi hành án.
2. Trong trường hợp do tình thế khẩn cấp, cần phải bảo vệ ngay bằng chứng, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra thì cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền nộp đơn yêu cầu Toà án có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 102 của Bộ luật này đồng thời với việc nộp đơn khởi kiện cho Toà án đó.
3. Toà án chỉ tự mình ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong trường hợp quy định tại Điều 119 của Bộ luật này.
1. Người yêu cầu Toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về yêu cầu của mình. Trong trường hợp yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng mà gây thiệt hại cho người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc cho người thứ ba thì phải bồi thường.
2. Toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng mà gây thiệt hại cho người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc cho người thứ ba thì Toà án phải bồi thường nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Toà án tự mình áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
b) Toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khác với biện pháp khẩn cấp tạm thời mà cá nhân, cơ quan, tổ chức có yêu cầu;
c) Toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời vượt quá yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của cá nhân, cơ quan, tổ chức.
1. Người yêu cầu Toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về yêu cầu của mình. Trong trường hợp yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng mà gây thiệt hại cho người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc cho người thứ ba thì phải bồi thường.
2. Toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng mà gây thiệt hại cho người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc cho người thứ ba thì Toà án phải bồi thường nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Toà án tự mình áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
b) Toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khác với biện pháp khẩn cấp tạm thời mà cá nhân, cơ quan, tổ chức có yêu cầu;
c) Toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời vượt quá yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của cá nhân, cơ quan, tổ chức.
1. Giao người chưa thành niên cho cá nhân hoặc tổ chức trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục.
2. Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng.
3. Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khoẻ bị xâm phạm.
4. Buộc người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương, tiền công, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
5. Tạm đình chỉ việc thi hành quyết định sa thải người lao động.
6. Kê biên tài sản đang tranh chấp.
7. Cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp.
8. Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp.
9. Cho thu hoạch, cho bán hoa màu hoặc sản phẩm, hàng hoá khác.
10. Phong toả tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước; phong toả tài sản ở nơi gửi giữ.
11. Phong toả tài sản của người có nghĩa vụ.
12. Cấm hoặc buộc đương sự thực hiện hành vi nhất định.
13. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời khác mà pháp luật có quy định.
Giao người chưa thành niên cho cá nhân hoặc tổ chức trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục được áp dụng nếu việc giải quyết vụ án có liên quan đến người chưa thành niên chưa có người giám hộ.
Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng được áp dụng nếu việc giải quyết vụ án có liên quan đến yêu cầu cấp dưỡng và xét thấy yêu cầu đó là có căn cứ và nếu không thực hiện trước ngay một phần nghĩa vụ cấp dưỡng sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ, đời sống của người được cấp dưỡng.
Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khoẻ bị xâm phạm được áp dụng nếu việc giải quyết vụ án có liên quan đến yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khoẻ bị xâm phạm và xét thấy yêu cầu đó là có căn cứ và cần thiết.
Buộc người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương, tiền công, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động được áp dụng nếu việc giải quyết vụ án có liên quan đến yêu cầu trả tiền lương, tiền công, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp và xét thấy yêu cầu đó là có căn cứ và cần thiết.
Tạm đình chỉ thi hành quyết định sa thải người lao động được áp dụng nếu việc giải quyết vụ án có liên quan đến sa thải người lao động và xét thấy quyết định sa thải người lao động là trái pháp luật hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người lao động.
1. Kê biên tài sản đang tranh chấp được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người giữ tài sản đang tranh chấp có hành vi tẩu tán, huỷ hoại tài sản.
2. Tài sản bị kê biên có thể được thu giữ, bảo quản tại cơ quan thi hành án hoặc lập biên bản giao cho một bên đương sự hoặc người thứ ba quản lý cho đến khi có quyết định của Toà án.
Cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người đang chiếm hữu hoặc giữ tài sản đang tranh chấp có hành vi chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp cho người khác.
Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người đang chiếm hữu hoặc giữ tài sản đang tranh chấp có hành vi tháo gỡ, lắp ghép, xây dựng thêm hoặc có hành vi khác làm thay đổi hiện trạng tài sản đó.
Cho thu hoạch, cho bán hoa màu hoặc sản phẩm, hàng hoá khác được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có tài sản đang tranh chấp hoặc liên quan đến tranh chấp mà có hoa màu hoặc sản phẩm, hàng hoá khác ở thời kỳ thu hoạch hoặc không thể bảo quản được lâu dài.
Phong toả tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người có nghĩa vụ có tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước và việc áp dụng biện pháp này là cần thiết để bảo đảm cho việc giải quyết vụ án hoặc bảo đảm cho việc thi hành án.
Phong toả tài sản ở nơi gửi giữ được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người có nghĩa vụ có tài sản đang gửi giữ và việc áp dụng biện pháp này là cần thiết để bảo đảm cho việc giải quyết vụ án hoặc bảo đảm cho việc thi hành án.
Phong toả tài sản của người có nghĩa vụ được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người có nghĩa vụ có tài sản và việc áp dụng biện pháp này là cần thiết để bảo đảm cho việc giải quyết vụ án hoặc bảo đảm cho việc thi hành án.
Cấm hoặc buộc thực hiện một số hành vi nhất định được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy đương sự hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức khác thực hiện hoặc không thực hiện một số hành vi nhất định làm ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án hoặc quyền và lợi ích hợp pháp của người khác có liên quan trong vụ án đang được Toà án giải quyết.
1. Người yêu cầu Toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải làm đơn gửi đến Toà án có thẩm quyền. Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải có các nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm viết đơn;
b) Tên, địa chỉ của người có yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
c) Tên, địa chỉ của người bị yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
d) Tóm tắt nội dung tranh chấp hoặc hành vi xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của mình;
đ) Lý do cần phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
e) Biện pháp khẩn cấp tạm thời cần được áp dụng và các yêu cầu cụ thể.
Tuỳ theo yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời mà người yêu cầu phải cung cấp cho Toà án chứng cứ để chứng minh cho sự cần thiết phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đó.
2. Đối với trường hợp yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại khoản 1 Điều 99 của Bộ luật này, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án phải xem xét, giải quyết. Trong thời hạn ba ngày kể từ ngày nhận đơn, nếu người yêu cầu không phải thực hiện biện pháp bảo đảm hoặc ngay sau khi người đó thực hiện biện pháp bảo đảm quy định tại Điều 120 của Bộ luật này thì Thẩm phán phải ra ngay quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; trường hợp không chấp nhận yêu cầu thì Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người yêu cầu biết.
Trường hợp Hội đồng xét xử nhận đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời tại phiên toà thì Hội đồng xét xử xem xét ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời ngay hoặc sau khi người yêu cầu đã thực hiện xong biện pháp bảo đảm quy định tại Điều 120 của Bộ luật này.
3. Đối với trường hợp yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại khoản 2 Điều 99 của Bộ luật này thì sau khi nhận được đơn yêu cầu cùng với đơn khởi kiện và chứng cứ kèm theo, Chánh án Toà án chỉ định ngay một Thẩm phán thụ lý giải quyết đơn yêu cầu. Trong thời hạn 48 giờ kể từ thời điểm nhận được đơn yêu cầu, Thẩm phán phải xem xét và ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; nếu không chấp nhận yêu cầu thì Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người yêu cầu biết.
4. Trong trường hợp áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại khoản 10, khoản 11 Điều 102 của Bộ luật này thì chỉ được phong toả tài khoản, tài sản có giá trị tương đương với nghĩa vụ tài sản mà người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có nghĩa vụ phải thực hiện.
Cơ quan, tổ chức khởi kiện vụ án để bảo vệ quyền và lợi ích của người khác quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 162 của Bộ luật này kiến nghị Toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bằng văn bản trong đó phải nêu rõ lý do kiến nghị Toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; biện pháp khẩn cấp tạm thời cần được áp dụng; tên, địa chỉ của người có quyền và lợi ích hợp pháp cần được bảo vệ; tên, địa chỉ của người bị yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; tóm tắt nội dung tranh chấp hoặc hành vi xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự; chứng cứ để chứng minh cho việc kiến nghị của mình là có căn cứ và hợp pháp.
1. Người yêu cầu Toà án áp dụng một trong các biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại các khoản 6, 7, 8, 10 và 11 Điều 102 của Bộ luật này phải gửi một khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá do Toà án ấn định nhưng phải tương đương với nghĩa vụ tài sản mà người có nghĩa vụ phải thực hiện để bảo vệ lợi ích của người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời và ngăn ngừa sự lạm dụng quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời từ phía người có quyền yêu cầu.
Đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 99 của Bộ luật này thì thời hạn thực hiện biện pháp bảo đảm quy định tại Điều này không được quá 48 giờ, kể từ thời điểm nộp đơn yêu cầu.
2. Khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá phải được gửi vào tài khoản phong toả tại ngân hàng nơi có trụ sở của Toà án quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong thời hạn do Toà án ấn định.
Trong trường hợp thực hiện biện pháp bảo đảm vào ngày lễ hoặc ngày nghỉ thì khoản tiền bảo đảm được gửi giữ tại Toà án. Toà án phải làm thủ tục giao nhận và gửi ngay khoản tiền đó vào ngân hàng vào ngày làm việc tiếp theo.
1. Toà án ra ngay quyết định huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời đã được áp dụng khi có một trong các trường hợp sau đây:
a) Người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đề nghị huỷ bỏ;
b) Người phải thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nộp tài sản hoặc có người khác thực hiện biện pháp bảo đảm thi hành nghĩa vụ đối với bên có yêu cầu;
c) Nghĩa vụ dân sự của bên có nghĩa vụ chấm dứt theo quy định của Bộ luật dân sự.
2. Trong trường hợp huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời, Toà án phải xem xét, quyết định để người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nhận lại khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá bảo đảm quy định tại Điều 120 của Bộ luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 101 của Bộ luật này.
1. Quyết định áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời có hiệu lực thi hành ngay.
2. Toà án phải cấp hoặc gửi quyết định áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời ngay sau khi ra quyết định cho người có yêu cầu, người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan, cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền và Viện kiểm sát cùng cấp.
Đương sự có quyền khiếu nại, Viện kiểm sát có quyền kiến nghị với Chánh án Toà án đang giải quyết vụ án về quyết định áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc việc Thẩm phán không ra quyết định áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời. Thời hạn khiếu nại, kiến nghị là ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc trả lời của Thẩm phán về việc không ra quyết định áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời.
1. Chánh án Toà án phải xem xét, giải quyết khiếu nại, kiến nghị quy định tại Điều 124 của Bộ luật này trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại, kiến nghị.
2. Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị của Chánh án là quyết định cuối cùng và phải được cấp hoặc gửi ngay theo quy định tại khoản 2 Điều 123 của Bộ luật này.
3. Tại phiên toà, việc giải quyết khiếu nại, kiến nghị thuộc thẩm quyền của Hội đồng xét xử. Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị của Hội đồng xét xử là quyết định cuối cùng.
1. Quyết định áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời được thi hành theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
2. Trong trường hợp quyết định áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu thì đương sự có nghĩa vụ nộp bản sao quyết định cho cơ quan quản lý đăng ký quyền sở hữu.
PROVISIONAL EMERGENCY MEASURES
Article 99.- Right to request the application of provisional emergency measures
1. During the resolution of civil cases, the involved parties or their lawful representatives or agencies, organizations instituting the cases to protect the legitimate rights and interests of other persons defined in Clauses 1 and 2, Article 162 of this Code are entitled to request the courts handling such cases to apply one or more provisional emergency measures provided for in Article 102 of this Code to provisionally deal with the urgent requests of the involved parties, to protect evidences preserving their current conditions in order to avoid irrecoverable damage or to ensure the judgment execution.
2. In urgent cases where it is necessary to immediately protect evidences or to prevent possible serious consequences, relevant individuals, agencies or organizations may file their applications to request the competent courts to issue decisions to apply provisional emergency measures prescribed in Article 102 of this Code simultaneously with the filing of applications to initiate the lawsuits to such courts.
3. The courts shall issue decisions on their own to apply the provisional emergency measures only in the cases provided for in Article 119 of this Code.
Article 100.- Competence to decide on the application, change or cancellation of provisional emergency measures
1. The application, change, cancellation of provisional emergency measures before the opening of a court session shall be considered and decided by a judge.
2. The application, change, cancellation of provisional emergency measures at court sessions shall be considered and decided by the trial panels.
Article 101.- Responsibilities for improper application of provisional emergency measures
1. The persons who request the courts to apply provisional emergency measures must be responsible before law for their requests. Where the requests for application of provisional emergency measures are made improperly, thus causing damage to the persons against whom the provisional emergency measures are applied or to the third persons, compensation must be made.
2. If the courts apply the provisional emergency measures improperly, thus causing damage to those subject to such measures or the third persons, the courts shall have to pay compensation therefor in the following cases:
a) The courts have applied the provisional emergency measures on their own;
b) The courts have applied other provisional emergency measures than those requested by individuals, agencies or organizations;
c) The courts have applied the provisional emergency measures beyond the requests of individuals, agencies or organizations.
Article 102.- Provisional emergency measures
1. Assigning minors to individuals or organizations to look after, nurture, take care of and educate them;
2. Forcing the prior performance of part of the alimony obligation;
3. Forcing the prior performance of part of the obligation to compensate for damage to individuals whose lives and/or health have been infringed upon;
4. Forcing the employers to advance wages, remunerations or compensations, allowances for labor accidents or occupational diseases incurred by employees;
5. Suspending the execution of decisions on dismissing employees;
6. Distraining the disputed properties.
7. Prohibiting the transfer of property right over the disputed properties.
8. Prohibiting the change of the current conditions of disputed properties.
9. Permitting the harvesting, sale of subsidiary food crops or other products, commodities.
10. Freezing accounts at banks or other credit institutions, State treasury; freezing properties at places of their deposit.
11. Freezing properties of the obligor.
12. Prohibiting involved parties from performing, or forcing them to perform certain acts.
13. Other provisional emergency measures provided for by law.
Article 103.- Assigning minors to individuals or organizations to look after, nurture, take care of, educate them
The assignment of minors to individuals or organizations to look after, nurture, take care of, educate them shall apply if the resolution of cases involves minors who have no guardians.
Article 104.- Forced prior performance of part of the alimony obligation
The forced prior performance of part of the alimony obligation shall apply if the resolution of cases is related to alimony requests which are deemed well-grounded and the failure to immediately perform in advance part of the alimony obligation shall affect the health and/or life of the persons entitled to the alimony.
Article 105.- Forced prior-performance of part of the obligation to pay compensation for damage to health or life
Forced prior performance of part of the obligation to pay compensation for damage to health or life shall apply if the case resolution is related to requests for compensation for damage to health or life and the requests are deemed well-grounded and necessary.
Article 106.- Forcing employers to advance salary, remunerations, compensations or allowances for labor accidents or occupational diseases incurred by employees
Forcing employers to advance salary, remunerations, compensations or allowances for labor accidents or occupational diseases incurred by employees shall apply if the case resolution is related to requests for payment of salary, remunerations, compensations or allowances for labor accidents or occupational diseases and the requests are deemed well-grounded and necessary.
Article 107.- Suspending the execution of decisions on dismissing employees
The suspension of execution of decisions on dismissing employees shall apply if the case resolution is related to the dismissal of employees and the decisions on dismissing employees are deemed illegal or seriously affecting the life of the employees.
Article 108.- Distraining disputed properties
1. The distraint of disputed properties shall apply if in the course of settling cases there are grounds showing that the keepers of the disputed properties are committing acts of dispersing or destroying the properties.
2. The distrained properties may be kept and preserved at the offices of the judgment-executing bodies or assigned in minutes to one involved party or the third person for management until a decision of the court is issued.
Article 109.- Prohibiting the transfer of property right over disputed properties.
The prohibition of transfer of property right over disputed properties shall apply if in the course of settling cases there are grounds showing that the persons possessing or keeping the disputed properties are committing acts of transferring the property right over the disputed properties to other persons.
Article 110.- Prohibiting the change of existing conditions of disputed properties
The prohibition to change the existing conditions of disputed properties shall apply if in the process of settling cases there are grounds showing that the persons possessing or keeping the disputed properties are committing acts of disassembly, assembly, expansion or other acts, thus changing the existing conditions of such properties.
Article 111.- Permitting to harvest and sell subsidiary food crops or other products or commodities
The permission to harvest and sell subsidiary food crops or other products and commodities shall apply if in the course of settling cases, disputed properties are related to subsidiary food crops or other products, commodities, which are in the period of harvesting or cannot be preserved for a long time.
Article 112.- Freezing accounts at banks, other credit institutions, State Treasury
Freezing accounts at banks, other credit institutions, State Treasury shall apply if in the course of settling cases there are grounds showing that the obligors have accounts at banks, other credit institutions or State Treasury and the application of this measure is necessary to ensure the settlement of the cases or to ensure the judgment enforcement.
Article 113.- Freezing assets at depositories
Freezing assets at depositories shall apply if in the course of settling cases there are grounds showing that the obligors have their assets deposited and the application of this measure is necessary to ensure the settlement of the cases or to ensure the judgment enforcement.
Article 114.- Freezing the obligors' properties
Freezing the obligors' properties shall apply if in the course of settling cases there are grounds showing that the obligors have such properties and the application of this measure is necessary to ensure the settlement of the cases or to ensure the judgment enforcement.
Article 115.- Prohibiting or forcing the performance of certain acts
Prohibiting or forcing the performance of certain acts shall apply if in the course of settling cases there are grounds showing that the non-performance or performance of certain acts by involved parties or individuals, agencies and/or organizations has affected the case resolution or the legitimate rights and interests of others that are involved in the cases being resolved by courts.
Article 116.- Application of other provisional emergency measures
Where it is provided for by law, the courts may apply other provisional emergency measures than those prescribed in Clauses 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11 and 12 of Article 102 of this Code.
Article 117.- Procedures for application of provisional emergency measures
1. The persons who request courts to apply provisional emergency measures must file their applications to competent courts. Such an application must contain the following principal details:
a) Date of the application;
b) Name and address of the requester for the application of provisional emergency measures;
c) Name and address of the person to be subject to the application of provisional emergency measures;
d) Summarized contents of the dispute or act of infringing upon the legitimate rights and interests of his/her own;
e) Reasons for the application of the provisional emergency measures;
f) Provisional emergency measures to be applied and specific requirements.
Depending on the requests for application of provisional emergency measures, the requesters must provide the courts with evidences to prove the necessity to apply such provisional emergency measures.
2. For cases of requesting the application of the provisional emergency measures prescribed in Clause 1, Article 99 of this Code, the judges assigned to settle the cases must consider and settle them. Within three days after the receipt of the applications, if the requesters do not have to apply security measures or immediately after such persons apply the security measures prescribed in Article 120 of this Code, the judges must issue decisions to apply the provisional emergency measures; if rejecting the requests, the judges shall notify such in writing to the requesters, clearly stating the reasons therefore.
Where the trial panels receive the written requests for application of provisional emergency measures at court sessions, the trial panels shall consider and issue decisions to apply the provisional emergency measures immediately or after the requesters have completely applied the security measures prescribed in Article 120 of this Code.
3. For case of requesting the application of provisional emergency measures prescribed in Clause 2, Article 99 of this Code, after receiving a written request together with the lawsuit petition and accompanying evidences, the court's chief judge shall appoint one judge to receive and settle the request. Within 48 hours after receiving the written request, the judge must consider and issue a decision to apply provisional emergency measures; if rejecting the request, the judge must notify such in writing to the requester, clearly stating the reasons therefor.
4. Where the provisional emergency measures provided for in Clauses 10 and 11 of Article 102 of this Code are applied, it is only permitted to freeze the bank accounts or properties with value equivalent to the property obligations to be performed by the persons subject to the application of provisional emergency measures.
Article 118.- Proposing the application of provisional emergency measures by agencies or organizations which initiate lawsuits to protect others' rights and interests
Agencies, organizations initiating lawsuits to protect others' rights and interests as prescribed in Clauses 1 and 2, Article 162 of this Code shall propose in writing the courts to apply provisional emergency measures, clearly stating the reasons therefor; the to be-applied provisional emergency measures; names and addresses of persons with legitimate rights and interests to be protected; names and addresses of persons requested to be subject to provisional emergency measures; summarized contents of disputes or acts of infringing upon the legitimate rights and interests of involved parties; evidences to prove that their proposals are well-grounded and lawful.
Article 119.- The courts themselves issue decisions to apply provisional emergency measures
The courts shall themselves issue decisions to apply the provisional emergency measures prescribed in Clauses 1, 2, 3, 4 and 5, Article 102 of this Code in cases where the involved parties do not request the application thereof.
Article 120.- Forcible application of security measures
1. The persons who request the courts to apply one of the provisional emergency measures prescribed in Clauses 6, 7, 8, 10 and 11, Article 102 of this Code must deposit a money sum, precious metals, precious stones or valuable papers as determined by the courts, which must be equivalent to the property obligation to be performed by the obligor in order to protect the interests of the persons against whom the provisional emergency measures are applied and to prevent the abuse of right to request the application of the provisional emergency measures by requesters.
For cases prescribed in Clause 2, Article 99 of this Code, the time-limit for application of security measures provided for in this Article must not exceed 48 hours after the filing of application.
2. Deposit sum, precious metals, precious stones or valuable papers must be deposited into the frozen accounts at the banks of the localities where the courts deciding to apply the provisional emergency measures are headquartered within the time limits set by the courts.
Where the security measures are taken on public holidays or weekends, the deposited money sums shall be kept at courts. The courts must carry out the procedures for handover and reception thereof and immediately deposit such money sums at banks on the following working day.
Article 121.- Changing, additionally applying provisional emergency measures
When the provisional emergency measures being applied are deemed no longer suitable and need to be changed or other provisional emergency measures should be additionally applied, the procedures for changing the provisional emergency measures or additionally applying other provisional emergency measures shall comply with the provision in Article 117 in this Code.
Article 122.- Cancellation of the application of provisional emergency measures
1. The courts shall immediately issue decisions to cancel the applied provisional emergency measures in one of the following cases:
a) It is so requested by the persons who have requested the application of provisional emergency measures;
b) The persons who are obliged to execute the decisions on application of provisional emergency measures shall deposit property as security or other persons apply measures to secure the performance of the obligations toward the requesters.
c) Civil obligations of the obligor terminate as provided for in the Civil Code.
2. In case of canceling the application of provisional emergency measures, the courts must consider and permit the persons who have requested the application of provisional emergency measures to receive back the security money sums, precious metals, precious stones or valuable papers prescribed in Article 120 of this Code, except for the cases specified in Clause 1, Article 101 of this Code.
Article 123.- Effect of decisions on application, change or cancellation of provisional emergency measures
1. Decisions on application, change, or cancellation of provisional emergency measures shall take immediate implementation effect.
2. The courts must issue or send decisions on application, change or cancellation of provisional emergency measures to the requesters, the persons subject to the application thereof, and relevant individuals, agencies and organizations, and competent civil judgment-executing bodies and procuracies of the same level immediately after the issuance of such decisions.
Article 124.- Complaint, petitions about decisions on application, change or cancellation or non-application, non-change, non-cancellation of provisional emergency measures
The involved parties shall have the right to complain, and the procuracies shall have the right to petition to the chief judges of competent courts which are settling cases about decisions on application, change or cancellation of provisional emergency measures, or about the non-issuance of such decisions by judges. The time limit for lodging a complaint or petition is three working days after the receipt of the decision on application, change or cancellation of provisional emergency measures or the replies of judges about the non-issuance of decisions on application, change or cancellation of provisional emergency measures.
Article 125.- Setting complaints and petitions about decisions on application, change, cancellation, or non-application, non-change, non-cancellation of the provisional emergency measures
1. The chief judges of courts must consider and settle complaints and petitions prescribed in Article 124 of this Code within three working days after the receipt of the complaints or petitions.
2. The chief judges' decisions on settlement of complaints, petitions shall be the final ones and must be issued or sent immediately according to the provisions of Clause 2, Article 123 of this Code.
3. At court sessions, the settlement of complaints or petitions falls within the jurisdiction of the trial panels. The trial panels' decisions on settlement of complaints or petitions shall be the final ones.
Article 126.- Execution of decisions on application, change or cancellation of provisional emergency measures
1. The decisions on application, change or cancellation of provisional emergency measures shall be executed in accordance with law provisions on civil judgment execution.
2. For the decisions on application of provisional emergency measures involving properties with ownership registration, the involved parties are obliged to submit copies of the decisions to the agencies managing the ownership registration.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực