Chương XXVII Bộ luật Tố tụng dân sự 2004: Thủ tục xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của toà án nước ngoài
Số hiệu: | 24/2004/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 15/06/2004 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2005 |
Ngày công báo: | 16/07/2004 | Số công báo: | Từ số 25 đến số 26 |
Lĩnh vực: | Thủ tục Tố tụng, Quyền dân sự | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2016 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài phải được gửi đến Bộ Tư pháp Việt Nam và phải có các nội dung chính sau đây:
a) Họ, tên, địa chỉ nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người được thi hành, người đại diện hợp pháp của người đó; nếu người được thi hành án là cơ quan, tổ chức thì phải ghi đầy đủ tên và địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó;
b) Họ, tên, địa chỉ nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người phải thi hành; nếu người phải thi hành là cơ quan, tổ chức thì ghi đầy đủ tên và địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó; trường hợp người phải thi hành là cá nhân không có nơi cư trú hoặc nơi làm việc tại Việt Nam, người phải thi hành là cơ quan, tổ chức không có trụ sở chính tại Việt Nam thì trong đơn yêu cầu còn phải ghi rõ địa chỉ nơi có tài sản và các loại tài sản liên quan đến việc thi hành bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài tại Việt Nam;
c) Yêu cầu của người được thi hành; trường hợp bản án, quyết định của Toà án nước ngoài đã được thi hành một phần thì người được thi hành phải ghi rõ phần đã được thi hành và phần còn lại có yêu cầu công nhận và cho thi hành tiếp tại Việt Nam.
3. Đơn yêu cầu bằng tiếng nước ngoài phải được gửi kèm theo bản dịch ra tiếng Việt, được công chứng, chứng thực hợp pháp.
1. Gửi kèm theo đơn yêu cầu là các giấy tờ, tài liệu được quy định trong điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập. Trong trường hợp điều ước quốc tế không quy định hoặc không có điều ước quốc tế liên quan thì kèm theo đơn yêu cầu phải có bản sao hợp pháp bản án, quyết định của Toà án nước ngoài; văn bản xác nhận bản án, quyết định đó có hiệu lực pháp luật, chưa hết thời hiệu thi hành và cần được thi hành tại Việt Nam, trừ trường hợp trong bản án, quyết định đó đã thể hiện rõ những điểm này; văn bản xác nhận việc đã gửi cho người phải thi hành bản sao bản án, quyết định đó. Trường hợp người phải thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của người đó vắng mặt tại phiên toà của Toà án nước ngoài thì phải có văn bản xác nhận người đó đã được triệu tập hợp lệ.
2. Các giấy tờ, tài liệu gửi kèm theo đơn yêu cầu bằng tiếng nước ngoài phải được gửi kèm theo bản dịch ra tiếng Việt, được công chứng, chứng thực hợp pháp.
1. Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ do Bộ Tư pháp chuyển đến, Toà án có thẩm quyền phải thụ lý và thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp biết.
2. Trong thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu, Toà án có quyền yêu cầu người gửi đơn, Toà án nước ngoài đã ra bản án, quyết định giải thích những điểm chưa rõ trong hồ sơ.
Văn bản yêu cầu giải thích và văn bản trả lời được gửi thông qua Bộ Tư pháp Việt Nam.
3. Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận được văn bản của Toà án Việt Nam yêu cầu giải thích, Bộ Tư pháp gửi cho người gửi đơn yêu cầu hoặc Toà án nước ngoài văn bản yêu cầu giải thích đó.
4. Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận được văn bản trả lời yêu cầu giải thích, Bộ Tư pháp gửi cho Toà án Việt Nam đã yêu cầu văn bản trả lời đó.
1. Trong thời hạn bốn tháng kể từ ngày thụ lý, tuỳ từng trường hợp mà Toà án ra một trong các quyết định sau đây:
a) Đình chỉ việc xét đơn yêu cầu, nếu người gửi đơn rút đơn yêu cầu hoặc người phải thi hành đã tự nguyện thi hành hoặc người phải thi hành là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của người đó không được thừa kế hoặc nếu người phải thi hành là cơ quan, tổ chức đã bị giải thể, phá sản mà quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức đó đã được giải quyết theo quy định của pháp luật Việt Nam;
b) Đình chỉ việc xét đơn yêu cầu và trả lại hồ sơ cho Bộ Tư pháp trong trường hợp không đúng thẩm quyền hoặc không xác định được địa chỉ của người phải thi hành hoặc nơi có tài sản liên quan đến việc thi hành;
c) Mở phiên họp xét đơn yêu cầu.
Trong trường hợp Toà án yêu cầu giải thích theo quy định tại khoản 2 Điều 353 của Bộ luật này thì thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu được kéo dài thêm hai tháng.
2. Toà án phải mở phiên họp trong thời hạn một tháng, kể từ ngày ra quyết định mở phiên họp xét đơn yêu cầu.
Toà án chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát cùng cấp nghiên cứu trong thời hạn mười lăm ngày trước ngày mở phiên họp; hết thời hạn này, Viện kiểm sát phải gửi trả lại hồ sơ cho Toà án để mở phiên họp xét đơn yêu cầu.
1. Việc xét đơn yêu cầu được tiến hành tại phiên họp do một Hội đồng xét đơn yêu cầu gồm ba Thẩm phán, trong đó một Thẩm phán làm chủ toạ theo sự phân công của Chánh án Toà án.
2. Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp phải tham gia phiên họp; trường hợp Kiểm sát viên vắng mặt thì phải hoãn phiên họp.
3. Phiên họp được tiến hành với sự có mặt của người phải thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của họ; nếu họ vắng mặt lần thứ nhất có lý do chính đáng thì phải hoãn phiên họp.
Việc xét đơn yêu cầu vẫn được tiến hành nếu người phải thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của họ có đơn yêu cầu Toà án xét đơn vắng mặt hoặc đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt.
4. Hội đồng không xét xử lại vụ án mà chỉ kiểm tra, đối chiếu bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài, các giấy tờ, tài liệu kèm theo đơn yêu cầu với các quy định của Bộ luật này, các quy định khác của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có liên quan để quyết định.
5. Sau khi xem xét đơn yêu cầu, các giấy tờ, tài liệu kèm theo, nghe ý kiến của người được triệu tập, của Kiểm sát viên, Hội đồng thảo luận và quyết định theo đa số.
Hội đồng có quyền ra quyết định công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hoặc quyết định không công nhận bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài.
1. Bản án, quyết định dân sự chưa có hiệu lực pháp luật theo quy định của pháp luật của nước có Toà án đã ra bản án, quyết định đó.
2. Người phải thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của người đó đã vắng mặt tại phiên toà của Toà án nước ngoài do không được triệu tập hợp lệ.
3. Vụ án thuộc thẩm quyền xét xử riêng biệt của Toà án Việt Nam.
4. Về cùng vụ án này đã có bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật của Toà án Việt Nam hoặc của Toà án nước ngoài đã được Toà án Việt Nam công nhận hoặc trước khi cơ quan xét xử của nước ngoài thụ lý vụ án, Toà án Việt Nam đã thụ lý và đang giải quyết vụ án đó.
5. Đã hết thời hiệu thi hành án theo pháp luật của nước có Toà án đã ra bản án, quyết định dân sự đó hoặc theo pháp luật Việt Nam.
6. Việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài tại Việt Nam trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.
1. Trong thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày Toà án ra quyết định quy định tại Điều 354 và Điều 355 của Bộ luật này, đương sự, người đại diện hợp pháp của họ có quyền kháng cáo quyết định đó; trường hợp đương sự, người đại diện hợp pháp của họ không có mặt tại phiên họp xét đơn yêu cầu thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày họ nhận được quyết định đó. Đơn kháng cáo phải nêu rõ lý do và yêu cầu kháng cáo.
Trong trường hợp có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan làm cho đương sự, người đại diện hợp pháp của họ không thể kháng cáo trong thời hạn nêu trên thì thời gian có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan đó không tính vào thời hạn kháng cáo.
2. Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị quyết định của Toà án quy định tại Điều 354 và Điều 355 của Bộ luật này.
Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp là mười lăm ngày, của Viện kiểm sát nhân dân tối cao là ba mươi ngày, kể từ ngày Toà án ra quyết định.
1. Toà án nhân dân tối cao xét quyết định của Toà án nhân dân cấp tỉnh bị kháng cáo, kháng nghị trong thời hạn một tháng, kể từ ngày nhận được hồ sơ; trường hợp cần phải yêu cầu giải thích theo quy định tại Điều 353 của Bộ luật này thì thời hạn này được kéo dài, nhưng không quá hai tháng.
2. Thành phần Hội đồng xét quyết định bị kháng cáo, kháng nghị gồm ba Thẩm phán, trong đó một Thẩm phán làm chủ toạ theo sự phân công của Chánh toà Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao.
Phiên họp xét lại quyết định bị kháng cáo, kháng nghị được tiến hành như phiên họp xét đơn yêu cầu quy định tại Điều 355 của Bộ luật này.
3. Hội đồng có quyền giữ nguyên, sửa một phần hoặc toàn bộ quyết định của Toà án nhân dân cấp tỉnh hoặc đình chỉ việc xét kháng cáo, kháng nghị trong trường hợp đương sự rút kháng cáo, Viện kiểm sát rút kháng nghị hoặc có căn cứ quy định tại điểm a khoản 1 Điều 354 của Bộ luật này.
Quyết định của Toà án nhân dân tối cao là quyết định cuối cùng và có hiệu lực thi hành.
PROCEDURES FOR CONSIDERATION OF PETITIONS FOR RECOGNITION AND ENFOREMENT IN VIETNAM OF CIVIL JUDGMENTS OR DECISIONS OF FOREIGN COURTS
Article 350.- Petitions for recognition and enforcement in Vietnam of civil judgments or decisions of foreign courts
1. Petitions for recognition and enforcement in Vietnam of civil judgments or decisions of foreign courts must be filed to the Vietnamese Ministry of Justice and contain the following principal details:
a) Full names and addresses of residence places or work places of the judgment creditors or their lawful representatives; if the judgment creditors are agencies or organizations, the full names and addresses of their head-offices must be fully inscribed;
b) Full names and addresses of residence places or work places of the judgments debtors; if the judgments debtors are agencies or organizations, the full names and addresses of their the head-offices must be fully inscribed; in cases where the judgment debtors being individuals have no so residence places or work places in Vietnam or the judgment debtors being agencies or organizations have no head-offices in Vietnam, their petitions must also specify the addresses of the places where exist the properties and assorted assets relating to the enforcement of foreign courts’ civil judgments or decisions in Vietnam.
c) Requests of judgment creditors; where foreign courts’ judgments or decisions have been partly enforced, the judgment creditors must clearly state the executed parts and the remaining parts requested for recognition and continued enforcement in Vietnam.
3. Petitions in foreign languages must be enclosed with their Vietnamese versions which are duly notarized or authenticated.
Article 351.- Papers, documents accompanying the petitions
1. The petitions shall be accompanied by papers and documents provided for in international treaties which Vietnam has signed or acceded to. In cases where such international treaties do not so provide for or are not available, the petitions must be accompanied by duly certified copies of the foreign courts’ judgments or decisions; documents certifying that such judgments or decisions have taken effect, have not expired and should be enforced in Vietnam, except where these details have already been clearly stated in the judgments or decisions; documents certifying that copies of the judgments or decisions have been sent to the judgment debtors who have to execute such judgments or decisions. In cases where the judgment debtors or their lawful representatives are absent from foreign courts’ hearings, documents certifying that they have been duly summoned are required.
2. Papers, documents accompanying the petitions which are made in foreign languages, must be enclosed with their Vietnamese versions which are duly notarized or authenticated.
Article 352.- Transferring dossiers to courts
The Ministry of Justice must, within seven days after receiving the petitions and accompanying papers and/or documents, transfer dossiers to competent courts as provided for in Articles 34 and 35 of this Code.
Article 353.- Receiving dossiers and requesting additional explanations
1. Within three working days as from the date of receiving the dossiers transferred by the Ministry of Justice, the competent courts must accept them and notify the procuracies of the same level thereof.
2. The courts shall, within the time limit for preparing to consider the petitions, have the right to request the petitioners or the foreign courts which have rendered the judgments or decisions to explain unclear matters in the dossiers.
The written requests for additional explanations and written replies shall be sent via the Vietnamese Ministry of Justice.
3. Within seven days after receiving the written requests for additional explanations from Vietnamese courts, the Ministry of Justice shall forward such requests to the petitioners or to the foreign courts.
4. Within seven days after receiving the written explanations, the Ministry of Justice shall forward them to the Vietnamese courts which have requested such written explanations.
Article 354.- Preparation for petition consideration
1. The courts shall, within four months after receiving the petitions, make one of the following decisions, depending on each specific case:
a) To stop the petition consideration if the petitioners withdraw their petitions or the judgment debtors have voluntarily executed the judgments or decisions or the judgment debtors being individuals have died and their rights and obligations have not been inherited; or if the judgment debtors being agencies or organizations have been dissolved or have gone bankrupt and their rights and obligations have been dealt with under the provisions of Vietnamese laws;
b) To stop the petition consideration and return the dossiers to the Ministry of Justice in cases where such petitions do not fall under their jurisdiction or the judgment debtors’ addresses or the places where exist the assets related to the judgment cannot be identified;
c) To open meeting to consider the petition.
In cases where the courts request additional explanations as provided for in Clause 2, Article 353 of this Code, the time limit for petition consideration preparation shall be extended for two more months.
2. The courts must open meetings within one month after the issuance of the decisions to open meetings to consider the petitions.
The courts shall forward the dossiers to the procuracies of the same level for study within fifteen days before the opening of court meetings. At the end of this time limit, the procuracies of the same level must return the dossiers to the courts for opening meetings to consider the petitions.
Article 355.- Meetings to consider petitions
1. Petition shall be considered at a meeting conducted by a Panel consisting of three judges, one of whom shall act as the presiding judge under the court’s chief judge’s assignment.
2. The procurators of the procuracy of the same level must participate in the meeting; in cases where the procurators are absent, the meeting must be postponed.
3. The meeting shall be conducted in the presence of the judgment debtors or their lawful representatives; if they are absent for the first time for plausible reasons, the meeting must be postponed.
The petition consideration shall still proceed if the judgment debtors or their lawful representatives have filed their petitions requesting the courts to consider the petitions in their absence or if they have been duly summoned twice but are still absent.
4. The Panel shall not re-try the case but only examine and compare the civil judgment or decision of a foreign court and the papers, documents attached to the petition with relevant provisions of Vietnamese law and international treaties which Vietnam has signed or acceded to in order to make decision.
5. After having considered the petition and the attached papers and documents and listened to the opinions of the summoned people and the procurator, the Panel shall discuss and decide the case by majority.
The Panel shall have the right to issue a decision to recognize and enforce in Vietnam or not to recognize the civil judgment or decision of a foreign court.
Article 356.- Foreign courts’ civil judgments or decisions which shall not be recognized and enforced in Vietnam:
1. The civil judgments or decisions which have not yet taken legal effect under the provisions of law of the countries where the courts have rendered such judgments or decisions.
2. The judgment debtors or their lawful representatives were absent from court sessions of foreign courts because they had not been duly summoned.
3. The cases fall under the exclusive jurisdiction of the Vietnamese court.
4. There has been a legally effective civil judgment or decision on the same case, that has been made by the Vietnamese court or by the foreign court but has been recognized and permitted by the Vietnamese court for enforcement in Vietnam or the Vietnamese court has accepted and been settling the case before it is accepted by a foreign court.
5. The statutes of limitation for judgment execution have expired under the law of the countries where the courts rendered such civil judgments or decisions or under Vietnamese law.
6. The recognition and enforcement in Vietnam of the judgments or decisions of foreign courts are contrary to fundamental principles of the Vietnamese law.
Article 357.- Sending decisions of courts
As soon as decisions are issued under Articles 354 and 355 of this Code, the courts must immediately send them to the involved parties and the procuracies of the same level. If the involved parties reside overseas, the decisions will be delivered to them through the Ministry of Justice.
Article 358.- Appeal and protest
1. Within fifteen days as from the date the courts make decisions under Articles 354 and 355 of this Code, the involved parties or their lawful representatives are entitled to appeal against such decisions. In cases where the involved parties or their lawful representatives are not present at the meetings to consider the petitions, the appeal time limit shall be counted from the date they receive such decisions. The appeals must clearly state the reasons for and the requests of the appeals.
In cases where force majeure events or objective obstacles have disabled the involved parties or their lawful representatives to lodge their appeals within the above time limit, the duration in which the force majeure events or objective obstacles exist shall not be included in the time limit for appeal.
2. The procuracies of the same level or the Supreme People’s Procuracy shall be entitled to protest against court decisions prescribed in Articles 354 and 355 of this Code.
The time limit for protest by the procuracies of the same level shall be fifteen days and by the Supreme People’s Procuracy shall be thirty days, counting from the date the court make such decision.
Article 359.- Consideration of appeals, protests
1. The Supreme People’s Court shall review decisions of the provincial-level people’s courts, which are appealed or protested against, within one month as from the date of receipt of the dossiers. In case of requesting the clarification as provided for in Article 353 of this Code, this time limit shall be prolonged but must not exceed two months.
2. The composition of a Panel set up to review an appealed or protested decision shall consist of three judges, one of whom shall be assigned by the chief judge of the appeal court of the Supreme People’s Court to act as the presiding judge.
The meeting to review the appealed or protested decision shall be conducted like the meeting to consider petitions, prescribed in Article 355 of this Code.
3. The Panel shall be entitled to uphold, amend part or whole of the decision of the provincial level people’s court or to stop the consideration of the appeal or protest if the involved party withdraws his/her appeal or the procuracy withdraws its protest or if there appears one of the grounds specified at Point a, Clause 1, Article 354 of this Code.
The decision rendered by the Supreme People’s Court shall be final one and take implementation effect.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực