Chương VI Bộ luật Tố tụng dân sự 2004: Người tham gia tố tụng
Số hiệu: | 24/2004/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 15/06/2004 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2005 |
Ngày công báo: | 16/07/2004 | Số công báo: | Từ số 25 đến số 26 |
Lĩnh vực: | Thủ tục Tố tụng, Quyền dân sự | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2016 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Đương sự trong vụ án dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
2. Nguyên đơn trong vụ án dân sự là người khởi kiện, người được cá nhân, cơ quan, tổ chức khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của người đó bị xâm phạm.
Cơ quan, tổ chức do Bộ luật này quy định khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Toà án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách cũng là nguyên đơn.
3. Bị đơn trong vụ án dân sự là người bị nguyên đơn khởi kiện hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn bị người đó xâm phạm.
4. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự là người tuy không khởi kiện, không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ được tự mình đề nghị hoặc các đương sự khác đề nghị và được Toà án chấp nhận đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Trong trường hợp việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của một người nào đó mà không có ai đề nghị đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì Toà án phải đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
1. Năng lực pháp luật tố tụng dân sự là khả năng có các quyền, nghĩa vụ trong tố tụng dân sự do pháp luật quy định. Mọi cá nhân, cơ quan, tổ chức có năng lực pháp luật tố tụng dân sự như nhau trong việc yêu cầu Toà án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
2. Năng lực hành vi tố tụng dân sự là khả năng tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự hoặc uỷ quyền cho người đại diện tham gia tố tụng dân sự.
3. Đương sự là người từ đủ mười tám tuổi trở lên có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự, trừ người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc pháp luật có quy định khác.
4. Đương sự là người chưa đủ sáu tuổi hoặc người mất năng lực hành vi dân sự thì không có năng lực hành vi tố tụng dân sự. Việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho những người này tại Toà án do người đại diện hợp pháp của họ thực hiện.
5. Đương sự là người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi thì việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho những người này tại Toà án do người đại diện hợp pháp của họ thực hiện.
6. Đương sự là người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi đã tham gia lao động theo hợp đồng lao động hoặc giao dịch dân sự bằng tài sản riêng của mình được tự mình tham gia tố tụng về những việc có liên quan đến quan hệ lao động hoặc quan hệ dân sự đó. Trong trường hợp này, Toà án có quyền triệu tập người đại diện hợp pháp của họ tham gia tố tụng. Đối với những việc khác, việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho họ tại Toà án do người đại diện hợp pháp của họ thực hiện.
7. Đương sự là cơ quan, tổ chức do người đại diện hợp pháp tham gia tố tụng.
1. Các đương sự có các quyền, nghĩa vụ ngang nhau khi tham gia tố tụng.
2. Khi tham gia tố tụng, đương sự có các quyền, nghĩa vụ sau đây:
a) Cung cấp chứng cứ, chứng minh để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình;
b) Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức đang lưu giữ, quản lý chứng cứ cung cấp chứng cứ đó cho mình để giao nộp cho Toà án;
c) Đề nghị Toà án xác minh, thu thập chứng cứ của vụ án mà tự mình không thể thực hiện được hoặc đề nghị Toà án triệu tập người làm chứng, trưng cầu giám định, định giá; khiếu nại với Viện kiểm sát về những chứng cứ mà Toà án đã xác minh, thu thập do đương sự khác yêu cầu;
d) Được biết và ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ do các đương sự khác xuất trình hoặc do Toà án thu thập;
đ) Đề nghị Toà án quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
e) Tự thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án; tham gia hoà giải do Toà án tiến hành;
g) Nhận thông báo hợp lệ để thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình;
h) Tự bảo vệ hoặc nhờ người khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình;
i) Tham gia phiên toà;
k) Yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng theo quy định của Bộ luật này;
l) Đề xuất với Toà án những vấn đề cần hỏi người khác; được đối chất với nhau hoặc với nhân chứng;
m) Tranh luận tại phiên toà;
n) Được cấp trích lục bản án, quyết định của Toà án;
o) Kháng cáo, khiếu nại bản án, quyết định của Toà án theo quy định của Bộ luật này;
p) Phát hiện và thông báo cho người có thẩm quyền kháng nghị căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật;
q) Phải có mặt theo giấy triệu tập của Toà án và chấp hành các quyết định của Toà án trong thời gian giải quyết vụ án;
r) Tôn trọng Toà án, chấp hành nghiêm chỉnh nội quy phiên toà;
s) Nộp tiền tạm ứng án phí, án phí, lệ phí theo quy định của pháp luật;
t) Chấp hành nghiêm chỉnh bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật;
u) Các quyền, nghĩa vụ khác mà pháp luật có quy định.
1. Nguyên đơn có các quyền, nghĩa vụ sau đây:
a) Các quyền, nghĩa vụ của đương sự quy định tại Điều 58 của Bộ luật này;
b) Rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện; thay đổi nội dung yêu cầu khởi kiện;
c) Đề nghị Toà án đưa người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng;
d) Đề nghị Toà án tạm đình chỉ giải quyết vụ án.
2. Nguyên đơn đã được Toà án triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện.
1. Bị đơn có các quyền, nghĩa vụ sau đây:
a) Các quyền, nghĩa vụ của đương sự quy định tại Điều 58 của Bộ luật này;
b) Chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn; bác bỏ toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn;
c) Đưa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn nếu có liên quan đến yêu cầu của nguyên đơn hoặc đề nghị đối trừ với nghĩa vụ mà nguyên đơn yêu cầu;
d) Được Toà án thông báo về việc bị khởi kiện.
2. Bị đơn đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì Toà án giải quyết vắng mặt bị đơn.
1. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có các quyền, nghĩa vụ sau đây:
a) Các quyền, nghĩa vụ quy định tại Điều 58 của Bộ luật này;
b) Có thể có yêu cầu độc lập hoặc tham gia tố tụng với bên nguyên đơn hoặc với bên bị đơn.
2. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập thì có các quyền, nghĩa vụ của nguyên đơn quy định tại Điều 59 của Bộ luật này.
3. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nếu tham gia tố tụng với bên nguyên đơn hoặc chỉ có quyền lợi thì có các quyền, nghĩa vụ của nguyên đơn quy định tại Điều 59 của Bộ luật này.
4. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nếu tham gia tố tụng với bên bị đơn hoặc chỉ có nghĩa vụ thì có các quyền, nghĩa vụ của bị đơn quy định tại Điều 60 của Bộ luật này.
1. Trường hợp đương sự là cá nhân đang tham gia tố tụng chết mà quyền, nghĩa vụ về tài sản của họ được thừa kế thì người thừa kế tham gia tố tụng.
2. Trường hợp đương sự là cơ quan, tổ chức đang tham gia tố tụng phải chấm dứt hoạt động, bị giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức thì việc kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự đó được xác định như sau:
a) Trường hợp tổ chức phải chấm dứt hoạt động, bị giải thể là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh thì cá nhân, tổ chức là thành viên của tổ chức đó hoặc đại diện của họ tham gia tố tụng;
b) Trường hợp cơ quan, tổ chức phải chấm dứt hoạt động, bị giải thể là cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, doanh nghiệp nhà nước thì đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức cấp trên của cơ quan, tổ chức đó hoặc đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức được giao tiếp nhận các quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức đó tham gia tố tụng;
c) Trường hợp tổ chức hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức thì cá nhân, tổ chức nào tiếp nhận quyền, nghĩa vụ của tổ chức đó tham gia tố tụng.
3. Trường hợp đương sự là tổ chức không phải là pháp nhân mà người đại diện hoặc người quản lý đang tham gia tố tụng chết thì tổ chức đó phải cử người khác làm đại diện để tham gia tố tụng; nếu tổ chức đó phải chấm dứt hoạt động, bị giải thể thì cá nhân là thành viên của tổ chức đó tham gia tố tụng.
1. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự là người được đương sự nhờ và được Toà án chấp nhận để tham gia tố tụng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
2. Những người sau đây được Toà án chấp nhận làm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự:
a) Luật sư tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật về luật sư;
b) Công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, chưa bị kết án hoặc bị kết án nhưng đã được xoá án tích, không thuộc trường hợp đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục và quản chế hành chính; không phải là cán bộ, công chức trong các ngành Toà án, Kiểm sát, Công an.
3. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhiều đương sự trong cùng một vụ án, nếu quyền và lợi ích hợp pháp của những người đó không đối lập nhau. Nhiều người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có thể cùng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của một đương sự trong vụ án.
1. Tham gia tố tụng từ khi khởi kiện hoặc bất cứ giai đoạn nào trong quá trình tố tụng dân sự. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự được tham gia phiên toà giám đốc thẩm, tái thẩm nếu Toà án xét thấy cần thiết.
2. Xác minh, thu thập chứng cứ và cung cấp chứng cứ cho Toà án, nghiên cứu hồ sơ vụ án và được ghi chép, sao chụp những tài liệu cần thiết có trong hồ sơ vụ án để thực hiện việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
3. Tham gia việc hoà giải, tham gia phiên toà hoặc có văn bản bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
4. Thay mặt đương sự yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này.
5. Giúp đương sự về mặt pháp lý liên quan đến việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
6. Các quyền, nghĩa vụ quy định tại các điểm m, q và r khoản 2 Điều 58 của Bộ luật này.
Người biết các tình tiết có liên quan đến nội dung vụ án có thể được Toà án triệu tập tham gia tố tụng với tư cách là người làm chứng. Người mất năng lực hành vi dân sự không thể là người làm chứng.
1. Cung cấp toàn bộ những thông tin, tài liệu, đồ vật mà mình có được có liên quan đến việc giải quyết vụ án.
2. Khai báo trung thực những tình tiết mà mình biết được có liên quan đến việc giải quyết vụ án.
3. Được từ chối khai báo nếu lời khai của mình liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật đời tư hoặc việc khai báo đó có ảnh hưởng xấu, bất lợi cho đương sự là người có quan hệ thân thích với mình.
4. Được nghỉ việc trong thời gian Toà án triệu tập hoặc lấy lời khai, nếu làm việc trong cơ quan, tổ chức.
5. Được hưởng các khoản phí đi lại và các chế độ khác theo quy định của pháp luật.
6. Yêu cầu Toà án đã triệu tập, cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản và các quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình khi tham gia tố tụng; khiếu nại hành vi tố tụng của người tiến hành tố tụng.
7. Bồi thường thiệt hại và chịu trách nhiệm trước pháp luật do những lời khai báo sai sự thật gây thiệt hại cho đương sự hoặc cho người khác.
8. Phải có mặt tại phiên toà theo giấy triệu tập của Toà án, nếu việc lấy lời khai của người làm chứng phải thực hiện công khai tại phiên toà; trường hợp người làm chứng không đến phiên toà mà không có lý do chính đáng và việc vắng mặt của họ gây trở ngại cho việc xét xử thì Hội đồng xét xử có thể ra quyết định dẫn giải người làm chứng đến phiên toà.
9. Phải cam đoan trước Toà án về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình, trừ người làm chứng là người chưa thành niên. Người làm chứng khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật, từ chối khai báo hoặc khi được Toà án triệu tập mà vắng mặt không có lý do chính đáng thì phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
Người giám định là người có kiến thức, kinh nghiệm cần thiết theo quy định của pháp luật về lĩnh vực có đối tượng cần giám định được các bên đương sự thoả thuận lựa chọn hoặc được Toà án trưng cầu để giám định đối tượng đó theo yêu cầu của một hoặc các bên đương sự.
1. Người giám định có các quyền, nghĩa vụ sau đây:
a) Được đọc các tài liệu có trong hồ sơ vụ án liên quan đến đối tượng giám định; yêu cầu Toà án cung cấp những tài liệu cần thiết cho việc giám định;
b) Đặt câu hỏi đối với người tham gia tố tụng về những vấn đề có liên quan đến đối tượng giám định;
c) Phải có mặt theo giấy triệu tập của Toà án, trả lời những vấn đề liên quan đến việc giám định và kết luận giám định một cách trung thực, có căn cứ, khách quan;
d) Phải thông báo bằng văn bản cho Toà án biết về việc không thể giám định được do việc cần giám định vượt quá khả năng chuyên môn, tài liệu cung cấp phục vụ cho việc giám định không đủ hoặc không sử dụng được;
đ) Phải bảo quản tài liệu đã nhận và gửi trả lại Toà án cùng với kết luận giám định hoặc cùng với thông báo về việc không thể giám định được;
e) Không được tự mình thu thập tài liệu để tiến hành giám định, tiếp xúc với những người tham gia tố tụng khác nếu việc tiếp xúc đó làm ảnh hưởng đến kết quả giám định; không được tiết lộ bí mật thông tin mà mình biết khi tiến hành giám định hoặc thông báo kết quả giám định cho người khác, trừ trường hợp Thẩm phán quyết định trưng cầu giám định;
g) Được hưởng các khoản phí đi lại và các chế độ khác theo quy định của pháp luật;
h) Phải cam đoan trước Toà án về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình.
2. Người giám định từ chối kết luận giám định mà không có lý do chính đáng hoặc kết luận giám định sai sự thật hoặc khi được Toà án triệu tập mà vắng mặt không có lý do chính đáng thì phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
3. Người giám định phải từ chối hoặc bị thay đổi trong những trường hợp sau đây:
a) Thuộc một trong những trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 46 của Bộ luật này;
b) Họ đã tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người phiên dịch trong cùng vụ án đó;
c) Họ đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Toà án, Kiểm sát viên.
Người phiên dịch là người có khả năng dịch từ một ngôn ngữ khác ra tiếng Việt và ngược lại trong trường hợp có người tham gia tố tụng không sử dụng được tiếng Việt. Người phiên dịch được các bên đương sự thoả thuận lựa chọn và được Toà án chấp nhận hoặc được Toà án yêu cầu để phiên dịch.
1. Người phiên dịch có các quyền, nghĩa vụ sau đây:
a) Phải có mặt theo giấy triệu tập của Toà án;
b) Phải phiên dịch trung thực, khách quan, đúng nghĩa;
c) Đề nghị người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng giải thích thêm lời nói cần phiên dịch;
d) Không được tiếp xúc với những người tham gia tố tụng khác nếu việc tiếp xúc đó làm ảnh hưởng đến tính trung thực, khách quan, đúng nghĩa khi phiên dịch;
đ) Được hưởng các khoản phí đi lại và các chế độ khác theo quy định của pháp luật;
e) Phải cam đoan trước Toà án về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình.
2. Người phiên dịch cố ý dịch sai sự thật hoặc khi được Toà án triệu tập mà vắng mặt không có lý do chính đáng thì phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
3. Người phiên dịch phải từ chối hoặc bị thay đổi trong những trường hợp sau đây:
a) Thuộc một trong những trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 46 của Bộ luật này;
b) Họ đã tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định trong cùng vụ án đó;
c) Họ đã tiến hành tố tụng với tư cách là Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Toà án, Kiểm sát viên.
4. Những quy định của Điều này cũng được áp dụng đối với người biết dấu hiệu của người câm, người điếc.
Trong trường hợp chỉ có người đại diện hoặc người thân thích của người câm, người điếc biết được dấu hiệu của họ thì người đại diện hoặc người thân thích có thể được Toà án chấp nhận làm phiên dịch cho người câm, người điếc đó.
1. Việc từ chối giám định, phiên dịch hoặc đề nghị thay đổi người giám định, người phiên dịch trước khi mở phiên toà phải được lập thành văn bản nêu rõ lý do của việc từ chối hoặc đề nghị thay đổi.
2. Việc từ chối giám định, phiên dịch hoặc đề nghị thay đổi người giám định, người phiên dịch tại phiên toà phải được ghi vào biên bản phiên toà.
1. Trước khi mở phiên toà, việc thay đổi người giám định, người phiên dịch do Chánh án Toà án quyết định.
2. Tại phiên toà, việc thay đổi người giám định, người phiên dịch do Hội đồng xét xử quyết định sau khi nghe ý kiến của người bị yêu cầu thay đổi. Hội đồng xét xử thảo luận tại phòng nghị án và quyết định theo đa số.
Trong trường hợp phải thay đổi người giám định, người phiên dịch thì Hội đồng xét xử ra quyết định hoãn phiên toà. Việc trưng cầu người giám định khác hoặc thay người phiên dịch khác được thực hiện theo quy định tại Điều 67 và Điều 69 của Bộ luật này.
1. Người đại diện trong tố tụng dân sự bao gồm người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo uỷ quyền.
2. Người đại diện theo pháp luật được quy định trong Bộ luật dân sự là người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự, trừ trường hợp bị hạn chế quyền đại diện theo quy định của pháp luật.
Cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác cũng là đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự của người được bảo vệ.
3. Người đại diện theo uỷ quyền được quy định trong Bộ luật dân sự là người đại diện theo uỷ quyền trong tố tụng dân sự; đối với việc ly hôn, đương sự không được uỷ quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng.
1. Người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự thực hiện các quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự mà mình là đại diện.
2. Người đại diện theo uỷ quyền trong tố tụng dân sự thực hiện các quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự theo nội dung văn bản uỷ quyền.
1. Những người sau đây không được làm người đại diện theo pháp luật:
a) Nếu họ cũng là đương sự trong cùng một vụ án với người được đại diện mà quyền và lợi ích hợp pháp của họ đối lập với quyền và lợi ích hợp pháp của người được đại diện;
b) Nếu họ đang là người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự cho một đương sự khác mà quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự đó đối lập với quyền và lợi ích hợp pháp của người được đại diện trong cùng một vụ án.
2. Quy định tại khoản 1 Điều này cũng được áp dụng đối với trường hợp đại diện theo uỷ quyền trong tố tụng dân sự.
3. Cán bộ, công chức trong các ngành Toà án, Kiểm sát, Công an không được làm người đại diện trong tố tụng dân sự, trừ trường hợp họ tham gia tố tụng với tư cách người đại diện cho cơ quan của họ hoặc với tư cách là người đại diện theo pháp luật.
Trong khi tiến hành tố tụng dân sự, nếu có đương sự là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà không có người đại diện hoặc người đại diện theo pháp luật của họ thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 75 của Bộ luật này thì Toà án phải chỉ định người đại diện để tham gia tố tụng tại Toà án.
Người đại diện theo pháp luật, người đại diện theo uỷ quyền trong tố tụng dân sự chấm dứt việc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự.
1. Trong trường hợp chấm dứt đại diện theo pháp luật mà người được đại diện đã thành niên hoặc đã khôi phục năng lực hành vi dân sự thì người đó tự mình tham gia tố tụng dân sự hoặc uỷ quyền cho người khác tham gia tố tụng dân sự theo thủ tục do Bộ luật này quy định.
2. Trong trường hợp chấm dứt đại diện theo uỷ quyền thì đương sự hoặc người thừa kế của đương sự trực tiếp tham gia tố tụng hoặc uỷ quyền cho người khác đại diện tham gia tố tụng theo thủ tục do Bộ luật này quy định.
PARTICIPANTS IN CIVIL PROCEDURES
Section 1. INVOLVED PARTIES IN CIVIL CASES
Article 56.- Involved parties in civil cases
1. The involved parties in civil cases mean individuals, agencies and/or organizations, including the plaintiffs, the defendants and the persons with related interests and obligations.
2. The plaintiff in a civil case is the person that initiates lawsuit or the person for whom the other individual, agency or organization prescribed by this Code initiates the lawsuit to request the court to resolve the civil case when he/she/it holds that the legitimate rights and interests of that person have been infringed upon.
Agencies and organizations prescribed by this Code, which institute civil cases to request courts to protect the public interests, the State's interests in the domains under their respective charges are also plaintiffs.
3. The defendant in a civil case is the person against whom the plaintiff initiates a lawsuit or the other individual, agency or organization prescribed by this Code initiates a lawsuit to request the court to resolve the civil case when he/she/it holds that the legitimate rights and interests of the plaintiff have been infringed upon by such person.
4. The persons with related interests and/or obligations in civil cases are those who neither initiate lawsuits nor are sued, but the resolution of the civil cases is related to their interests and/or obligations and, therefore they themselves request or other involved parties request to include them in the proceedings in the capacity as the persons with related interests and/or obligations and such requests are accepted by courts.
Where the resolution of a civil case is related to the interests and/or obligations of a person but no one requests to include him or her in the proceedings in the capacity as the persons with related interests and/or obligations, the court shall have to include that person in the proceedings in the capacity as the person with related interests and/or obligations.
Article 57.- The involved parties' civil procedure law capacity and civil procedure act capacity
1. The civil procedure law capacity means the capability to have the law-prescribed rights and obligations in civil procedures. Every individual, agency and organization shall have the same civil procedure law capacity in requesting the court to protect his/her/its legitimate rights and interests.
2. The civil procedure act capacity means the ability to exercise one's own rights and obligations by him/herself in civil procedures or authorize his/her representative to participate in civil procedures.
3. The involved parties being persons aged full 18 years or older shall have full civil procedure act capacity, except for persons losing their civil act capacity and persons having restricted civil act capacity or except otherwise provided for by law.
4. The involved parties being persons aged under 6 years or persons losing their civil act capacity shall not have the civil procedure act capacity. The protection of the legitimate rights and interests of such persons at courts shall be performed by their lawful representatives.
5. For the involved parties being persons aged between full 6 and under 15 years, the protection of their legitimate rights and interests at courts shall be performed by their lawful representatives.
6. The involved parties being persons aged between full 15 years and under 18 years, who have worked under labor contracts or involved in civil transactions with their own properties shall have the right to participate in civil procedures themselves regarding matters related to such labor or civil relations. In such cases, the court shall have the right to summon their lawful representatives to participate in the procedures. For other matters, the protection of their legitimate rights and interests at courts shall be performed by their lawful representatives.
7. The involved parties being agencies, organizations shall participate in civil procedures through their lawful representatives.
Article 58.- Rights and obligations of the involved parties.
1. The involved parties shall have equal rights and obligations when participating in civil procedures.
2. When participating in civil procedures, the involved parties shall have the following rights and obligations:
a) To supply evidences and proofs to defend their legitimate rights and interests;
b) To request individuals, agencies and/or organizations that are keeping, managing evidences to supply such evidences to them for submission to courts;
c) To request courts to verify, gather evidences of the cases, which they cannot do by themselves or request courts to summon witnesses, to ask for expertise, valuation; to complain with the procuracies about evidences already verified, collected by courts at requests of other involved parties;
d) To read and take notes, photocopy documents and/or evidences produced by other involved parties or collected by courts;
e) To request courts to decide on the application of provisional emergency measures;
f) To reach agreement with one another on the resolution of cases; to participate in conciliation conducted by courts;
g) To receive regular notices for the exercise of their rights and obligations;
h) To protect by themselves or ask other persons to protect their legitimate rights and interests;
i) To participate in court sessions;
j) To request the replacement of civil procedure conducting persons or participants in civil procedures under the provisions of this Code;
k) To propose to courts matters which need to be inquired from other persons; to confront each other or witnesses;
l) To argue at court sessions;
m) To be provided with extracts of court judgments and/or decisions;
n) To appeal or complain about court judgments and/or decisions according to the provisions of this Code;
o) To detect and notify to persons competent to protest the grounds for protest according to cassation or reopening procedures against courts' legally effective judgments and/or decisions;
p) To be present under courts' writ of summon and abide by courts' decisions during the time of resolving of the cases;
q) To respect courts, and strictly observe the court's rules;
r) To advance court fees and charges as stipulated by laws;
s) To strictly abide by the legally effective judgments and/or decisions of courts;
t) Other rights and obligations prescribed by law.
Article 59.- Rights and obligations of the plaintiffs
1. The plaintiffs shall have the following rights and obligations:
a) The involved parties' rights and obligations prescribed in Article 58 of this Code;
b) To withdraw part or whole of their lawsuit claims; or modify the contents of lawsuit claims;
c) To request courts to let persons with related rights and/or interests to participate in the procedures;
d) To request the court to suspend the case resolution.
2. A plaintiff who has been duly summoned twice by the court but is still absent shall be deemed to have given up his/her lawsuit.
Article 60.- Rights and obligations of the defendants
1. The defendants shall have the following rights and obligations:
a) The involved parties' rights and obligations prescribed in Article 58 of this Code;
b) To accept part or whole of the plaintiffs' claims or to reject the claims of the plaintiffs;
c) To make counter-claims against the plaintiffs if they are related to the plaintiffs' claims or set off the obligations claimed by the plaintiffs;
d) To be notified by courts of the lawsuits against them.
2. If a defendant has been duly summoned twice but is still absent, the court shall conduct the trial in his/her absence.
Article 61.- Rights and obligations of the persons with related rights and/or obligations
1. Persons with related rights and/or obligations shall have the following rights and obligations:
a/ The rights and obligations prescribed in Article 58 of this Code;
b/ To be allowed to make independent claims or participate in the procedures on the side of the plaintiffs or the defendants.
2. If the persons with related interests and obligations make independent claims, they shall have the plaintiffs' rights and obligations prescribed in Article 59 of this Code.
3. If the persons with related interests and/or obligations participate in the procedures on the side of the plaintiff or only have interests, they shall have the plaintiffs' rights and obligations prescribed in Article 59 of this Code.
4. If the persons with related interests and/or rights participate in the procedures on the side of the defendants or only have obligations, they shall have the defendants' rights and obligations prescribed in Article 60 of this Code.
Article 62.- Inheritance of procedural rights and obligations.
1. Where the involved parties being individuals die while participating in the procedures and their property rights and obligations are inherited, their heirs shall participate in the procedures.
2. Where the involved parties being agencies or organizations have to terminate their operations or to be dissolved, consolidated, merged, divided, separated or organizationally transformed while participating in the procedures, the inheritance of their procedural rights and obligations shall be determined as follows:
a/ Where the organizations that have to terminate their operations or to be dissolved are joint-stock companies, limited liability companies or partnerships, the individuals and/or organizations being members of such organizations or their lawful representatives shall participate in the procedures;
b/ Where the agencies, organizations that have to terminate their operations or to be dissolved are State agencies, people's armed force units, political organizations, socio-political organizations, professional and socio-political organizations, social organizations, socio-professional organizations or State enterprises, the lawful representatives of the superior agencies of such agencies or organizations or the lawful representatives of the agencies, organizations which are assigned to take over the former's rights and obligations shall participate in the procedures;
c/ Where the organizations are consolidated, merged, divided, separated or organizationally transformed, the individuals or organizations that take over the former's rights and obligations shall participate in the procedures.
3. Where the involved parties are organizations other than legal persons, whose representatives or managers die while participating in the procedures, such organizations shall have to appoint other persons as their representatives to participate in the procedures; if such organizations have to terminate their operations or to be dissolved, the individuals being members of such organizations shall participate in the procedures.
Section 2. OTHER PARTICIPANTS IN THE PROCEDURES
Article 63.- Defense counsels of involved parties' legitimate rights and interests
1. The defense counsels of involved parties' legitimate rights and interests are persons asked by the involved parties and accepted by courts to participate in the procedures to protect the involved parties' legitimate rights and interests.
2. The following persons can be accepted by courts to act as defense counsels of the involved parties' legitimate rights and interests:
a) Lawyers who participate in the procedures under the provisions of the legislation on lawyers;
b) Vietnamese citizens who have full civil act capacity, have not been convicted or have been convicted but have their criminal records remitted, who do not fall into the cases of being subject to the application of administrative handling measure of sending to medical treatment establishments, reformatories or to administrative probation; who are not officers or employees in the court, procuracy or police sectors.
3. The defense counsels of the involved parties' legitimate rights and interests can defend the legitimate rights and interests of more than one involved party in the same case, if those persons' legitimate rights and interests do not conflict each other. Many defense councels of the involved parties' legitimate rights and interests may jointly defend the legitimate rights and interests of one involved party in a case.
Article 64.- Rights and obligations of defense counsels of the involved parties' legitimate rights and interests
1. To participate in the procedures right at the time of lawsuit initiation or at any stage in the civil procedures. Defense counsels of the involved parties’ legitimate rights and interests may participate in cassation or reopening trial court sessions if the courts deem it necessary.
2. To verify, collect and supply evidences to courts, to study case files and to take notes, to copy necessary documents in the case files in order to defend the legitimate rights and interests of the involved parties.
3. To participate in conciliation, to participate in court sessions or make their written defense of the legitimate rights and interests of the involved parties.
4. To request on behalf of the involved parties the replacement of procedure-conducting persons and/or other procedure participants according to the provisions of this Code.
5. To assist the involved parties in legal matters related to the defense of their legitimate rights and interests.
6. The right and obligations prescribed at Points l, p and q, Clause 2, Article 58 of this Code.
Persons who know details related to the contents of cases may be summoned by courts to participate in the procedures in the capacity as witnesses. Persons who lose their civil act capacity cannot act as witnesses.
Article 66.- Rights and obligations of witnesses
1. To supply all information, documents and/or objects they have obtained, which are related to the resolution of cases.
2. To honestly declare details they know, which are related to the resolution of cases.
3. To refuse to make declarations if their declarations are related to State secrets, professional secrets, business secrets, personal secrets or such declarations adversely affect or harm the involved parties being their close relatives.
4. To be off duty while the courts summon them or take their testimonies, if they work in agencies or organizations.
5. To be entitled to travel expenses and other regimes as stipulated by law.
6. To request the courts which have summoned them and competent State agencies to protect their lives, health, honor, dignity, properties and other legitimate rights and interests when participating in the procedures; to complain about procedural acts of procedure-conducting persons.
7. To compensate and bear responsibility before law for damage caused to the involved parties or other persons by their untruthful testimonies.
8. To be present at court sessions under the court's summon if the witness's testimony must be given publicly at court sessions; where witnesses fail to show up at court sessions without plausible reasons and their absence obstruct the trial, the trial panels may issue decisions to escort them to court sessions.
9. To make commitments before courts to perform their rights and obligations, except for cases where the witnesses are minors. Those witnesses who give false testimonies, supply untruthful documents, refuse to give testimonies or are absent without plausible reasons when summoned by courts shall bear responsibility as prescribed by law.
Expert-witnesses are persons who have law-prescribed necessary knowledge and/or experiences in the fields where exist objects needed to be expertised, who are selected under the agreement reached between the involved parties or called by courts to expertise the objects in question at the request of one or more involved parties.
Article 68.- Rights and obligations of expert-witnesses
1. Expert-witnesses shall have the following rights and obligations:
a) To read documents in the case files which are related to the to be-expertised objects; to request courts to provide documents necessary for the expertise;
b) To question participants in legal procedures about matters related to the to be - expertised objects;
c) To be present under the courts' summons and answer questions related to the expertise and expertising conclusions in an honest, well-grounded and objective manner;
d) To notify the courts in writing of impossibility to conduct the expertise as the matters needed to be expertised go beyond their professional capability and/or the documents supplied in service of the expertising are inadequate or unusable;
e) To preserve the received documents and return them to courts together with their expertising conclusions or with the notices on impossibility to conduct expertise;
f) Not to arbitrarily collect documents for conducting the expertise nor to contact other participants in the procedures if such contacts effect the expertising results; not to disclose secret information they know while conducting the expertise nor to inform the expertising results to other persons, except for the judges who decide to call the expertise;
g) To enjoy travel expenses and other regimes as stipulated by law;
h) To make commitments before courts to perform their rights and obligations.
2. Those expert-witnesses who refuse to make expertising conclusions without plausible reasons or who make untruthful expertising conclusions or are absent without plausible reasons when summoned by courts must bear responsibility therefor as prescribed by law;
3. Expert-witnesses must refuse to take the job or be replaced in the following cases:
a) They fall into one of the cases prescribed in Clauses 1 and 3 of Article 46 of this Code;
b) They have participated in the procedures in the capacity as defense counsels of the legitimate rights and interests of the involved parties, as witnesses or interpreters in the same case;
c) They have conducted the procedures in the capacity as judge, people's juror, procurator or court clerk in the same case.
Interpreters are persons capable of translating a foreign language into Vietnamese and vice versa in cases where procedure participants are unable to use Vietnamese. Interpreters shall be selected under the agreement between the involved parties and are accepted or requested by courts.
Article 70.- Rights and obligations of interpreters
1. Interpreters shall have the following rights and obligations:
a) To be present under courts' summons;
b) To interprete truthfully, objectively and accurately;
c) To request procedure-conducting persons and/or participants to additionally explain their words which need to be interpreted;
d) Not to contact other procedure participants if such contacts affect the truthfulness, objectiveness and accuracy of their interpretation;
e) To enjoy travel expenses and other regimes as stipulated by law;
f) To make commitments before courts to perform their rights and obligations.
2. Those interpreters who deliberately provide untruthful translations or are absent without plausible reasons when summoned by courts must bear responsibility therefor as prescribed by law.
3. Interpreters must refuse to take the job or be replaced in the following cases:
a) They fall into one of the cases prescribed in Clauses 1 and 3 of Article 46 of this Code;
b) They have participated in the proceedings in the capacity as defense counsels of the legitimate rights and interests of involved parties, witnesses or expert-witnesses in the same case;
c) They have conducted the procedures in the capacity as judge, people's juror, procurator or court clerk.
4. The provisions of this Article shall also apply to sign-language interpreters for dumb or deaf persons.
Where only representatives or relatives of the dumb or deaf persons understand their sign language, such representatives or relatives may be accepted by courts to act as interpreters for such dumb or deaf persons.
Article 71.- Procedures for refusing to give expertise opinions or interpretations or requesting the replacement of expert-witnesses or interpreters.
1. The refusal to give expertise opinions or interpretations or the request for replacement of expert-witnesses or interpreters prior to the opening of court sessions must be made in writing, clearly stating the reasons therefor.
2. The refusal to give expertise opinions or interpretations or the request for replacement of expert-witnesses or interpreters at court sessions must be recorded in the minutes of the court sessions.
Article 72.- Deciding on replacement of expert-witnesses, interpreters
1. Prior to the opening of court sessions, the replacement of expert-witnesses and/or interpreters shall be decided by courts' chief judges.
2. At court sessions, the replacement of expert-witnesses and/or interpreters shall be decided by the trial panels after listening to the opinions of the persons requested to be replaced. The trial panels shall discuss matters in the deliberation rooms and make decisions by majority.
Where expert-witnesses or interpreters must be replaced, the trial panels shall issue decisions to postpone the court sessions. The request for other expert-witnesses or interpreters shall comply with the provisions of Articles 67 and 69 of this Code.
1. The representatives in civil procedures comprise the representatives at law and the proxy representatives.
2. The representatives at law as defined in the Civil Code shall be the representatives at law in the civil procedures, except where the representative right is restricted under law provisions.
Individuals, agencies, organizations that initiate lawsuit to protect the legitimate rights and interests of others shall also be the protected persons' representatives at law in the civil procedures.
3. The proxy representatives as defined in the Civil Code shall be the proxy representatives in civil proceedings; for divorce cases, the involved parties must not authorize others to represent them in civil procedures.
Article 74.- Rights and obligations of representatives
1. The representatives at law in civil procedures shall exercise the procedural rights and obligations of the involved parties they represent.
2. The proxy representatives in civil procedures shall exercise the procedural rights and obligations in accordance with the contents of the authorization documents.
Article 75.- Cases of disallowance to act as representatives
1. Persons must not act as representatives at law in the following cases:
a) If they are also the involved parties in the same case with the represented persons and their legitimate rights and interests are contrary to those of the represented persons;
b) If they are acting as representatives at law in civil procedures for other involved parties whose legitimate rights and interests are contrary to those of the represented persons in the same case.
2. The provisions in Clause 1 of this Article shall also apply to the case of proxy representatives in civil procedures.
3. Officials or employees in the court, procuracy or police sectors must not act as representatives in civil procedures, except for cases where they participate in civil procedures in the capacity as representatives of their agencies or as representatives at law.
Article 76.- Appointing representatives in civil procedures
While civil procedures are conducted, if any involved party is the person who has restricted civil act capacity but has no representative or his/her representative at law falls into one of the cases specified in Clause 1, Article 75 of this Code, the court must appoint the representative to participate in the proceedings at courts.
Article 77.- Termination of the representation in civil procedures
The representatives at law, the proxy representa-tives in civil procedures shall terminate their represen-tation according to the provisions of the Civil Code.
Article 78.- Consequences of the termination of representation in civil procedures
1. In cases where the representation at law terminates while the represented persons have come of age or had their civil act capacity restored such persons shall participate in civil procedures themselves or authorize other persons to participate in civil procedures according to procedures prescribed by this Code.
2. In cases where the proxy representation terminates, the involved parties or their heirs shall participate in civil procedures in person or authorize other persons to participate in the procedures according to the procedures prescribed by this Code.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực