Mô tả cách ngắn nhịp và gieo vần trong bài thơ. Chỉ ra những điểm mà cách ngắt nhịp

Trả lời Câu 4 trang 52 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong sách Ngữ văn 10.

1 12,075 20/09/2022


Giải Soạn văn 10 - Kết nối tri thức: Mùa xuân chín

Câu 4 (trang 52 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1)Mô tả cách ngắn nhịp và gieo vần trong bài thơ. Chỉ ra những điểm mà cách ngắt nhịp, gieo vần này có thể gây được ấn tượng đặc biệt với người đọc (chú ý đến vai trò của các dấu câu, sự biến hóa của cách ngắt nhịp, vị trí gieo vần). Từ đó, hãy so sánh mức độ chặt chẽ trong cách ngắt nhịp và gieo vần trong bài thơ này với một bài thơ trung đại làm theo thể Đường luật.

Trả lời:

- Mô tả cách ngắn nhịp và gieo vần trong bài thơ:

+ Cách ngắt nhịp: Đoạn 1: 4/3 ; Đoạn 2: 2/2/3; Đoạn 3: 4/3; Đoạn 4: 2/2/3

+ Cách gieo vần: Gieo vần chân ở câu thơ 2,4; 5,8; 10,12; 14;16.

- Trong khổ thơ đầu tiên, dấu chấm ở câu thơ “Trên giàn thiên lí. Bóng xuân sang” đã gây ấn tượng rất mạnh tới người đọc vì sự ngắt nhịp nhẹ nhàng.

+ Câu thơ như muốn diễn tả cảm xúc bâng khuâng, vấn vương, ngập ngừng, một chút gì đó ngưng đọng.

+ Việc ngắt nhịp trong mỗi câu thơ cũng khiến giai điệu bài thơ trở nên phong phú, nhiều màu sắc hơn.

+ Và, cắt ngắn nhịp ở mỗi khổ thơ cũng có sự biến hóa. Chính sự biến hóa của cách ngắt nhịp này đã khiến giai điệu của bài thơ, lúc thì vui tươi hóm hỉnh, lúc trầm lắng suy tư.

- So sánh mức độ chặt chẽ trong cách ngắt nhịp và gieo vần trong bài thơ này với một bài thơ trung đại làm theo thể Đường luật: Chọn bài thơ Qua đèo ngang của Bà huyện Thanh Quan.

+ Trong Qua đèo ngang, cách gieo vần: gieo vần "a" ở các câu: 1, 2, 4, 6, 8: tà, hoa, nhà, gia, ta. Phép đối câu 3 đối câu 4: lom khom dưới núi tiều vài chú/ Lác đác bên sông chợ mấy nhà. Đối câu 5 với câu 6: Nhớ nước đau lòng con quốc quốc/ Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.

+ Còn trong Mùa xuân chín, các vần chân được gieo đó là: ang, ơi, ây, ang, có sự thay đổi ở mỗi khổ thơ. Cách ngắt nhịp giữa các khổ thơ cũng có sự linh hoạt, nhằm phù hợp diễn tả tâm trạng của nhà thơ.

→ Mức độ chặt chẽ trong cắt ngắn nhịp, gieo vần của bài thơ này là không quá khắt khe, gò bó sơ với thơ Đường luật.

Xem thêm các bài giải soạn văn lớp 10 bộ sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Câu 1 (trang 50 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Bạn có nhớ những bài thơ, những câu thơ nào về mùa xuân mà mình đã từng đọc... 

Câu 2 (trang 50 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Điều gì khiến bạn có ấn tượng hay thích thú ở những bài thơ, câu thơ ấy... 

Câu 1 (trang 52 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Nhan đề bài thơ Mùa xuân chín được cấu tạo bởi những từ thuộc loại từ nào... 

Câu 2 (trang 52 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Trạng thái “chín” của mùa xuân trong bài thơ được thể hiện bằng những từ ngữ nào... 

Câu 3 (trang 52 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Hãy nhận xét về ngôn từ của bài thơ trên hai khía cạnh sau: Bài thơ có những sự lựa chọn và kết hợp ngôn ngữ nào... 

Câu 4 (trang 52 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Mô tả cách ngắn nhịp và gieo vần trong bài thơ. Chỉ ra những điểm mà cách ngắt nhịp... 

Câu 5 (trang 52 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Con người trong bài thơ hiện diện qua những hình ảnh nào... 

Câu 6 (trang 52 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Hình ảnh, nhịp và vần trong bài thơ có mối liên hệ như thế nào với mạch cảm xúc của nhân vật... 

Câu 7 (trang 52 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Hãy nêu cảm nhận của bạn về nhân vật trữ tình trong bài thơ... 

1 12,075 20/09/2022


Xem thêm các chương trình khác: