Lý thuyết Lịch Sử 8 Bài 26 (mới 2023 + Bài Tập): Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thể kỉ XIX 

Tóm tắt lý thuyết Lịch sử 8 Bài 26: Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thể kỉ XIX ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Lịch sử 8 Bài 26.

1 3822 lượt xem
Tải về


Lý thuyết Lịch Sử 8 Bài 26: Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thể kỉ XIX 

I. Cuộc phản công của phái chủ chiến tại kinh thành Huế. Vua Hàm Nghi ra “Chiếu Cần Vương”

1. Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến ở Huế tháng 7- 1885.

* Nguyên nhân:

- Phe chủ chiến trong triều đình Huế muốn giành lại chủ quyền từ tay Pháp.

- Thực dân Pháp tìm mọi cách để tiêu diệt phe chủ chiến khi có điều kiện.

* Diễn biến:

- Đêm mồng 4 rạng 5- 7- 1885, Tôn Thất Thuyết hạ lệnh tấn công quân Pháp ở Tòa Khâm Sứ và Đồn Mang Cá.

Lý thuyết Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thể kỉ XIX  | Lịch sử lớp 8 (ảnh 1)

Lược đồ kinh thành Huế năm 1885

- Quân Pháp nhất thời rối loạn, sau khi củng cố tinh thần, chúng phản công chiếm Hoàng Thành, tàn sát nhân dân.

2. Phong trào Cần Vương bùng nổ và lan rộng.

- Ngày 13- 7- 1885, Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi chạy lên Tân Sở ( Quảng Trị) và ra  “Chiếu Cần Vương" kêu gọi văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước.

Lý thuyết Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thể kỉ XIX  | Lịch sử lớp 8 (ảnh 1)

Hàm Nghi (1872- 1943)

Lý thuyết Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thể kỉ XIX  | Lịch sử lớp 8 (ảnh 1)

Tôn Thất Thuyết (1835- 1913)

* Diễn biến : chia làm hai giai đoạn

- Giai đoạn 1885- 1888: phong trào bùng nổ khắp cả nước nhất là Trung Kỳ, Bắc Kỳ

- Giai đoạn 1888- 1896: Tháng 11- 1888, vua Hàm Nghi bị bắt, phong trào quy tụ thành những cuộc khởi nghĩa lớn có quy mô và trình độ tổ chức cao hơn.

II. Những cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương

1. Khởi nghĩa Ba Đình (1886- 1887)

Lý thuyết Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thể kỉ XIX  | Lịch sử lớp 8 (ảnh 1)

Công sự phòng thủ Ba Đình

- Địa bàn hoạt động: Ba Đình ( 3 làng Mậu Thịnh, Thượng Thọ, Mĩ Khê) thuộc huyện Nga Sơn (Thanh Hóa).

- Lãnh đạo: Phạm Bành và Đinh Công Tráng.

- Diễn biến: Từ tháng 12- 1886 đến tháng 1- 1887, quân khởi nghĩa đẩy lùi nhiều đợt tấn công của giặc.

- Kết quả: khởi nghĩa tan rã

2. Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883- 1892)

-Địa bàn: Bãi Sậy (Hưng Yên).

- Lãnh đạo: Nguyễn Thiện Thuật,  Đinh Gia Quế.

Lý thuyết Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thể kỉ XIX  | Lịch sử lớp 8 (ảnh 1)

Nguyễn Thiện Thuật (1844 - 1926)

- Diễn biến:

+  Nghĩa quân sử dụng chiến thuật chiến tranh du kích

+  Trong năm 1885- 1889, thực dân Pháp tấn công qui mô nhằm tiêu diệt nghĩa quân.

- Kết quả:  Năm 1889, phong trào tan rã.

Lý thuyết Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thể kỉ XIX  | Lịch sử lớp 8 (ảnh 1)Lược đồ khởi nghĩa Bãi Sậy

3. Khởi nghĩa Hương Khê (1885 – 1896)

- Địa bàn hoạt động: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình

- Lãnh đạo: Phan Đình Phùng, Cao Thắng.

Lý thuyết Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thể kỉ XIX  | Lịch sử lớp 8 (ảnh 1)

Phan Đình Phùng (1847 - 1895)

* Diễn biến:

- Giai đoạn 1 (1885 - 1888) : tổ chức, huấn luyện, xây dựng công sự, lối đánh du kích trải rộng trên 4 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh,Quảng Bình.

- Giai đoạn 2 (1888 - 1896): 

+ Chiến đấu cam go đẩy lùi nhiều cuộc càn quét của địch.

+ Pháp mở cuộc tấn công vào Ngàn Trươi.

+ Ngày 28- 12 – 1895, Phan Đình Phùng hi sinh.

* Kết quả: Tan rã

Lý thuyết Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thể kỉ XIX  | Lịch sử lớp 8 (ảnh 1)

Lược đồ địa bàn hoạt động của khởi nghĩa Hương Khê

Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 26: Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX

Nhận biết

Câu 1. Thực dân Pháp hoàn thành cơ bản cuộc xâm lược Việt Nam sau khi

A. đánh chiếm thành Hà Nội lần thứ hai.

B. hiệp ước Hác-măng và Pa-tơ-nốt ký kết.

C. đánh chiếm kinh thành Huế.

D. đánh chiếm Đà Nẵng.

Đáp án: B

Giải thích: Thực dân Pháp hoàn thành cơ bản cuộc xâm lược Việt Nam sau khi hiệp ước Hác-măng và Pa-tơ-nốt ký kế (SGK – Trang 125).

Câu 2. Phe chủ chiến do Tôn Thất Thuyết đứng đầu nhận được sự ủng hộ của

A. nhân dân và các quan lại chủ chiến các địa phương.

B. các quan lại trong triều đình.

C. vua Khải Định.

D. toàn bộ hoàng tộc nhà Nguyễn.

Đáp án: A

Giải thích: Phe chủ chiến do Tôn Thất Thuyết cầm đứng đầu nhận được sự ủng hộ của nhân dân và các quan lại chủ chiến các địa phương (SGK – Trang 125).

Câu 3. Đêm mùng 4 rạng sáng mùng 5/7/1885, Tôn Thất Thuyết hạ lệnh tấn công quân Pháp ở

A. tòa Khâm sứ và Đại nội.

B. đồn Mang Cá và Hoàng Thành.

C. sơn phòng Tân Sở.

D. tòa Khâm sứ và đồn Mang Cá.

Đáp án: D

Giải thích: Đêm mùng 4 rạng sáng 5/7/1885, Tôn Thất Thuyết hạ lệnh tấn công quân Pháp ở tòa Khâm sứ và đồn Mang Cá (SGK – Trang 125).

Câu 4. Sau thất bại của cuộc phản công ở kinh thành Huế, Tôn Thất Thuyết đã

A. đưa vua Hàm Nghi chạy ra Tân Sở (Quảng Trị).

B. đưa vua Hàm Nghi chạy ra căn cứ Hương Khê .

C. tiếp tục xây dựng hệ thống sơn phòng.

D. lánh sang Trung Quốc tìm kiếm sự giúp đỡ.

Đáp án: A

Giải thích: Sau thất bại của cuộc phản công ở kinh thành Huế, Tôn Thất Thuyết đã đưa vua Hàm Nghi chạy ra Tân Sở (Quảng Trị) (SGK – Trang 124).

Câu 5. Trong giai đoạn từ năm 1885 đến năm 1888, phong trào Cần Vương được đặt dưới sự chỉ huy của

A. Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường.

B. Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết.

C. Nguyễn Văn Tường và Trần Xuân Soạn.

D. Nguyễn Đức Nhuận, Đào Doãn Dịch.

Đáp án: B

Giải thích: Trong giai đoạn từ năm 1885 đến năm 1888, phong trào Cần Vương được đặt dưới sự chỉ huy của vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết.

Câu 6. Phong trào yêu nước chống Pháp xâm lược ở Việt Nam kéo dài từ 1885 đến năm 1896, được gọi là

A. phong trào Đông Du.

B. khởi nghĩa nông dân Yên Thế.

C. phong trào Cần Vương.     

D. phong trào Duy Tân.

Đáp án: C

Giải thích: Phong trào yêu nước chống xâm lược sôi nổi kéo dài từ 1885 đến cuối thế kỉ XIX, được gọi là phong trào Cần Vương (SGK – Trang 126).

Câu 7. Sau khi bị Pháp bắt, vua Hàm Nghi bị đi đày ở

A. Tuy-ni-di.       

B. An-giê-ri.

C. Mê-hi-cô.

D. Nam Phi.

Đáp án: B

Giải thích: Sau khi bị Pháp bắt, vua Hàm Nghi bị đi đày ở An-giê-ri (SGK – Trang 127).

Câu 8. Những hoạt động của phái chủ chiến trong triều đỉnh Huế nhẳm

A. thiết lập một triều đại mới tiến bộ.

B. giành lại chủ quyền từ tay Pháp khi có điều kiện.

C. đưa Tôn Thất Thuyết lên ngôi.

D. đưa Ưng Lịch lên ngôi.

Đáp án: B

Giải thích: Sau hai hiệp ước 1883 và 1884, phái chủ chiến trong triều đình vẫn nuôi hi vọng giành lại chủ quyền từ tay Pháp khi có điều kiện.

Thông hiểu

Câu 9. Trước hành động ngày càng quyết liệt của Tôn Thất Thuyết, thực dân Pháp đã

A. mua chuộc Tôn Thất Thuyết.

B. tìm mọi cách để tiêu diệt phái chủ chiến.

C. giảng hòa với phái chủ chiến.

D. tìm cách ly gián giữa Tôn Thất Thuyết và quan lại phái chủ chiến.

Đáp án: B

Giải thích: Trước hành động ngày càng quyết liệt của Tôn Thất Thuyết, thực dân Pháp lo sợ, tìm mọi cách để tiêu diệt phái chủ chiến (SGK – Trang 125).

Câu 10. Ý nào không phải nguyên nhân khiến cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến thất bại?

A. Phái chủ chiến chưa chuẩn bị kỹ.

B. Pháp có quân đội đông, tinh nhuệ.

C. Pháp nhận được sự ủng hộ của toàn bộ triều đình Huế.

D. Pháp có ưu thế về hoả lực.

Đáp án: C

Giải thích: Nguyên nhân khiến cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến thất bại vì phái chủ chiến chưa có sự chuẩn bị kĩ lưỡng, Pháp lại có ưu thế về quân đội và vũ khí.

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Lịch Sử lớp 8 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 27: Khởi nghĩa Yên Thế và phòng trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX 

Lý thuyết Bài 28: Trào lưu cải cách Duy Tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX 

Lý thuyết Bài 29: Chính sách khai thác thuộc địa của Thực Dân Pháp và những chuyển biến về kinh tế xã hội ở Việt Nam 

Lý thuyết Bài 30: Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918 

Lý thuyết Bài 31: Ôn tập lịch sử Việt Nam từ những năm 1858 đến năm 1918

1 3822 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: