Lý thuyết Lịch Sử 8 Bài 14 (mới 2023 + Bài Tập): Ôn tập lịch sử thế giới cận đại (từ giữa thế kỉ XVI đến năm 1917)

Tóm tắt lý thuyết Lịch sử 8 Bài 14: Ôn tập lịch sử thế giới cận đại (từ giữa thế kỉ XVI đến năm 1917) ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Lịch sử 8 Bài 14.

1 1,381 01/03/2023
Tải về


Lý thuyết Lịch Sử 8 Bài 14: Ôn tập lịch sử thế giới cận đại (từ giữa thế kỉ XVI đến năm 1917)

I. Những sự kiện lịch sử chính

Thời gian

Sự kiện

Kết quả

8-1566

Cách mạng Hà Lan

Lật đổ ách thống trị của vương quốc Tây Ban Nha

1640-1688

Cách mạng tư sản Anh

Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, đem lại quyền lợi cho quý tộc mới và tư sản

1775-1783

Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ

Giành độc lập, Hợp chủng quốc Hoa Kì ra đời

1789-1794

Cách mạng tư sản Pháp

Lật đổ chế độ phong kiến, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển

Những năm 60 của thế kỉ XVIII

Cách mạng công nghiệp

Đưa nhân loại bước snag nền văn minh công nghiệp

2-1848

Tuyên ngôn của Đảng cộng sản

Là văn kiện quan trọng của chủ nghĩa xã hội khoa học

28-9-1864

Quốc tế thứ nhất thành lập

Truyền bá học thuyết Mác

1871

Công xã Pa-ri

Nhà nước vô sản đầu tiên trên thế giới

Cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX

- Chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc

- Các nước đế quốc đẩy mạnh xâm chiếm thuộc địa.

1911

Cách mạng Tân Hợi (Trung Quốc)

Thành lập Trung Hoa dân quốc

1/1868

Cuộc Duy tân Minh Trị

Nhật Bản phát triển chủ nghĩa tư bản

1914-1918

Chiến tranh thế giới thứ nhất

Thuộc địa được phân chia lại

II. Những nội dung chủ yếu

- Nhiều cuộc cách mạng tư sản đã diễn ra lật đổ chế độ phong kiến, mở đường tư bản chủ nghĩa phát triển (Cách mạng Hà Lan, Anh, Pháp, Bắc Mĩ).

Lý thuyết Ôn tập lịch sử thế giới cận đại ( từ giữa thế kỉ XVI đến năm 1917)  | Lịch sử lớp 8 (ảnh 1)

Ngục Ba-xti, biểu tượng của chế độ phong kiến Pháp

- Quá trình thực dân phương Tây xâm lược các nước châu Á, châu Phi và phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc các nước phát triển mạnh mẽ.

Lý thuyết Ôn tập lịch sử thế giới cận đại ( từ giữa thế kỉ XVI đến năm 1917)  | Lịch sử lớp 8 (ảnh 1)

Cuộc khởi nghĩa Xi - pay ở Ấn Độ chống thực dân Anh

- Cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân và các tổ chức quốc tê thành lập.

Lý thuyết Ôn tập lịch sử thế giới cận đại ( từ giữa thế kỉ XVI đến năm 1917)  | Lịch sử lớp 8 (ảnh 1)

Cuộc biểu tình của công nhân Niu Oóc năm 1882

- Cuộc cách mạng khoa học, kĩ thuật thế kỉ XVIII – XIX.

Lý thuyết Ôn tập lịch sử thế giới cận đại ( từ giữa thế kỉ XVI đến năm 1917)  | Lịch sử lớp 8 (ảnh 1)

Xe lửa chạy bằng hơi nước

- Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) bùng nổ, thất bại thuộc về phe hiệp ước.

Lý thuyết Ôn tập lịch sử thế giới cận đại ( từ giữa thế kỉ XVI đến năm 1917)  | Lịch sử lớp 8 (ảnh 1)

Đức kí hiệp định đầu hàng, kết thúc chiến tranh thế giới thứ nhất

Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 14: Ôn tập lịch sử thế giới cận đại (từ giữa thế kỉ XVI đến năm 1917)

Nhận biết

Câu 1. Cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trong lịch sử là

A. cách mạng tư sản Anh.

B. cách mạng tư sản Hà Lan.

C. cách mạng tư sản Pháp.

D. chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.

Đáp án: B

Giải thích: Cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trong lịch sử là cách mạng tư sản Hà Lan thế kỉ XVI.

Câu 2. Cách mạng công nghiệp ở Anh và quá trình công nghiệp hóa ở châu Âu diễn ra vào

A. cuối thế kỉ XVII – đầu thế kỉ XVIII.     

B. cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.   

C. cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX.

D. cuối thế kỉ XX – đầu thế kỉ XXI.   

Đáp án: C

Giải thích: Cách mạng công nghiệp ở Anh và quá trình công nghiệp hóa ở châu Âu diễn ra vào thế kỉ XIX.

Câu 3. Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, nước được gọi là chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi là

A. Anh.

B. Pháp.

C. Đức.

D. Mĩ.

Đáp án: B

Giải thích: Đặc trưng của chủ nghĩa đế quốc Pháp là chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi (SGK – Trang 40).

Câu 4. "Sống trong lao động hoặc chết trong chiến đấu!", đó là khẩu hiệu đấu tranh của công nhân nước nào ở nửa đầu thế kỉ XIX?

A. Nước Anh.

B. Nước Pháp.

C. Nước Đức.

D. Nước Mĩ.

Đáp án: B

Giải thích: Đây là khẩu hiệu đấu tranh của công nhân nước Pháp trong cuộc khởi nghĩa Li-ông.

Câu 5. Sự kiện nào dưới đây được coi là mốc kết thúc của thời kỳ lịch sử thế giới cận đại?

A. Cách mạng tư sản Pháp bùng nổ?

B. Cách mạng Hà Lan bùng nổ.

C. Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga.

D. Sự ra đời của Quốc tế Cộng sản.

Đáp án: C

Giải thích: Cách mạng tháng Mười Nga thành công năm 1917 đã kết thúc thời kỳ lịch sử thế giới cận đại mở ra thời kỳ lịch sử thế giới hiện đại.

Câu 6. "Vô sản tất cả các nước đoàn kết lại" là câu kết của bản Tuyên ngôn nào dưới đây?

A. Tuyên ngôn của Đảng cộng sản.

B. Tuyên ngôn Liên Hợp quốc.

C. Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền.

D. Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế.

Đáp án: A

Giải thích: Vô sản tất cả các nước đoàn kết lại" là câu kết trong Tuyên ngôn của Đảng cộng sản.

Câu 7. "Ngày chủ nhật đẫm máu" gắn với sự kiện cuộc biểu tình của 14 vạn công nhân Xanh-pê-téc bua trong

A. cách mạng Đức.

B. cách mạng Nga.

C. Công xã Pa-ri (Pháp).

D. cách mạng tư sản Pháp.

Đáp án: B

Giải thích: "Ngày chủ nhật đẫm máu" gắn với sự kiện cuộc biểu tình của 14 vạn công nhân Xanh-pê-téc bua trong cách mạng Nga (1905 – 1907)

Câu 8. Quốc gia ở Đông Nam Á không bị rơi vào tình trạng thuộc địa của chủ nghĩa tư bản phương Tây vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX là

A. Thái Lan.          

B. Phi-líp-pin.

C. In-đô-nê-xi-a.

D. Mã Lai.

Đáp án: A

Giải thích: Quốc gia ở Đông Nam Á không bị rơi vào tình trạng thuộc địa của chủ nghĩa tư bản phương Tây vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX là Thái Lan.                 

Thông hiểu

Câu 9. Hệ quả xã hội của cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh, Pháp, Đức cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX là

A. hình thành hai giai cấp là: địa chủ và nông dân lĩnh canh.

B. giai cấp vô sản lên nắm chính quyền ở các nước.

C. hình thành hai giai cấp đối lập nhau - tư sản và vô sản.

D. các mâu thuẫn xã hội đã được giải quyết triệt để.

Đáp án: C

Giải thích: Cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh, Pháp, Đức cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX đã tạo ra sự phân chia xã hội thành hai giai cấp đối lập nhau - giai cấp tư sản và giai cấp vô sản (SGK – Trang 22).

Câu 10. Trong các cuộc cách mạng tư sản ở châu Âu cuộc cách mạng triệt để nhất là

A. Cách mạng tư sản Hà Lan.  

B. Cách mạng tư sản Anh.

C. Cách mạng tư sản Pháp.      

D. Cách mạng tư sản Đức.

Đáp án: C

Giải thích: Trong các cuộc cách mạng tư sản ở châu Âu cách mạng tư sản Pháp được coi là cuộc cách mạng triệt để nhất vì đã lật đổ được chế độ phong kiến, mang lại quyền lợi bước đầu cho nhân dân đưa nước Pháp phát triển với đỉnh cao là thời kỳ Gia-cô-banh.

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Lịch Sử lớp 8 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 15: Cách mạng Tháng Mười Nga và cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng ( 1917-1921)

Lý thuyết Bài 16: Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội ( 1921 - 1941)

Lý thuyết Bài 17: Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới ( 1918-1939)

Lý thuyết Bài 18: Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới 

Lý thuyết Bài 19: Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới ( 1918 - 19939)

1 1,381 01/03/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: