Lý thuyết Lịch Sử 8 Bài 13 (mới 2023 + Bài Tập): Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)
Tóm tắt lý thuyết Lịch sử 8 Bài 13: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Lịch sử 8 Bài 13.
Lý thuyết Lịch Sử 8 Bài 13: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)
I. Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh
* Nguyên nhân sâu sa:
- Sự phát triển không đồng đều của tư bản chủ nghĩa.
- Mâu thuẫn giữa các đế quốc về vấn đề thuộc địa nảy sinh và ngày càng gay gắt.
Hệ thống thuộc địa các nước đế quốc cuối thế kỉ XIX
Hình thành 2 khối quân sự đối đầu nhau để chia lại thị trường thuộc địa, làm bá chủ thế giới.
+ 1882, khối Liên minh được thành lập (Đức, Áo, Hung, I-ta-li-a).
+ 1907, khối Hiệp ước bao gồm Anh, Pháp, Nga.
* Nguyên nhân trực tiếp:
- Ngày 28/6/1914, thái tử Áo - Hung bị phần tử Xéc-bi ám sátà Chớp lấy thời cơ đó Đức, Áo, Hung gây ra chiến tranh.
Thái tử Áo- Hung bị ám sát (ngày 28 - 6 - 1914)
II. Diễn biến của chiến tranh
1. Giai đoạn thứ nhất của chiến tranh (1914 - 1916)
- Ngày 28-7-1914 Áo - Hung tuyên chiến với Xéc-bi
- Ngày 1-8 Đức tuyên tuyên chiến Nga
- Ngày 3-8 tuyên chiến với Pháp.
- Ngày 4-8 tuyên chiến với Đức
Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ.
- Mặt trận phía Tây: Đức tấn công Pháp, Pari bị uy hiếp.
- Mặt trận phía Đông: Nga tấn công Đức.
- Năm 1916. Chiến tranh chuyển sang giai đoạn cầm cự cả hai phe.
- Chiến tranh lôi kéo 38 nước tham gia và sử dụng vũ khí hiện đại sát thương cao.
Máy bay của Đức.
Trọng pháo của Pháp
2. Giai đoạn thứ hai của chiến tranh (1917 - 1918)
- Từ năm 1917, phe Hiệp ước phản công, Liên minh thất bại và đầu hàng.
+ Tháng 4-1917 Mỹ tham chiến về phe Hiệp ước.
Mĩ tham chiến cùng phe Hiệp ước
+ Ngày 7-11-1917, Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi, Nga rút khỏi chiến tranh.
+ Tháng 7-1918, quân Anh - Pháp phản công.
+ Ngày 9-1918, Anh - Pháp - Mỹ tổng tấn công, đồng minh của Đức đầu hàng.
+ Ngày 9-11-1918, cách mạng Đức bùng nổ, lật đổ nền quân chủ.
+ Ngày 11-11-1918, Đức hàng không điều kiện, Đức, Áo - Hung thất bại hoàn toàn.
Đức kí hiệp định đầu hàng, kết thúc chiến tranh thế giới thứ nhất
III. Kết cục của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất
* Kết cục
- Chiến tranh gây nhiều tai họa cho nhân loại: 10 triệu người chết, 20 triệu người bị thương, cơ sở vật chất phá hủy…
Thành phố, nhà cửa bị phá hủy
- Bản đồ thế giới được chia lại.
* Tính chất:
- Chiến tranh thế giới thứ nhất là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa.
Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 13: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)
Nhận biết
Câu 1. Đầu thế kỉ XX, mâu thuẫn chủ yếu giữa các nước đế quốc thể hiện ở vấn đề
A. tranh chấp quyền lực.
B. cạnh tranh trong việc xuất khẩu hàng hóa.
C. thuộc địa và thị trường.
D. áp dụng thành tựu khoa học - kĩ thuật.
Đáp án: C
Giải thích: Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa và thị trường trở nên gay gắt.
Câu 2. Khối Liên minh gồm
A. Đức, Áo - Hung, I-ta-li-a.
B. Đức, Nhật, Mỹ.
C. Anh, Pháp, Nga.
D. Đức, I-ta-li-a, Nhật.
Đáp án: A
Giải thích: Khối Liên minh gồm: Đức, Áo - Hung, I-ta-li-a (SGK – Trang 70).
Câu 3. Khối Hiệp ước gồm
A. Đức, I-ta-li-a, Nhật.
B. Anh, Pháp, Nga.
C. Anh, Pháp, Mĩ.
D. Đức. Nhật, Mỹ.
Đáp án: B
Giải thích: Khối Hiệp ước gồm: Anh, Pháp, Nga (SGK – Trang 70).
Câu 4. Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX đã hình thành hai khối quân sự đối lập nhau đó là
A. khối NATO và khối SEV.
B. khối Liên minh và khối Hiệp ước.
C. khối SEATO và khối ASEAN.
D. khối các nước G7 và khối EU.
Đáp án: B
Giải thích: Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX đã hình thành hai khối quân sự đối lập nhau đó là khối Liên minh và khối Hiệp ước (SGK – Trang 70).
Câu 5. Duyên cớ dẫn đến sự bùng nổ của Chiến tranh thế giới thứ nhất là gì?
A. Thái tử Áo – Hung bị ám sát.
B. Đức tuyên chiến với Nga.
C. Đức tuyên chiến với Pháp.
D. Anh tuyên chiến với Đức.
Đáp án: A
Giải thích: Ngày 28/6/1914, Thái tử Áo – Hung bị một phần tử khủng bố ám sát tại xec-bi, giới cầm quyền Đức,Áo – Hung đã chớp cơ hội này để gây chiến tranh.
Câu 6. Mở đầu cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất, Đức dự định đánh bại nước nào một cách chớp nhoáng?
A. Nước Liên Xô.
B. Nước Bỉ.
C. Nước Pháp.
D. Nước Anh.
Đáp án: C
Giải thích: Quân Đức tập trung lực lượng ở mặt trận phía Tây nhằm đánh bại quân Pháp một cách chớp nhoáng (SGK – Trang 71).
Câu 7. Năm 1916, chiến tranh thế giới thứ nhất diễn tiến như thế nào?
A. Ưu thế thuộc về phe Liên minh.
B. Ưu thế thuộc về phe Hiệp ước.
C. Cả hai phe đang ở thế cầm cự.
D. Đức đang làm chủ chiến trường.
Đáp án: C
Giải thích: Năm 1916, chiến tranh chuyển sang giai đoạn cầm cự ở cả hai phe tham chiến (SGK – Trang 71).
Câu 8. Từ mùa xuân 1917, chiến sự diễn ra chủ yếu ở mặt trận
A. Tây Âu.
B. phía Đông.
C. nước Đức.
D. nước Pháp.
Đáp án: A
Giải thích: Từ mùa xuân năm 1917, chiến sự chủ yếu diễn ra ở mặt trận Tây Âu (SGK – Trang 72).
Thông hiểu
Câu 9. Biểu hiện nào chứng tỏ vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, quan hệ quốc tế giữa các nước đế quốc ở châu Âu ngày càng căng thẳng?
A. Sự hình thành của phe Trục phát xít Béclin – Roma – Tôkiô.
B. Hình thành hai khối đế quốc đối đầu nhau: phe Hiệp ước - phe Liên minh.
C. Sự hình thành của các liên minh kinh tế giữa các nước đế quốc.
D. Mĩ gia tăng ảnh hưởng và can thiệp sâu sắc vào đời sống chính trị ở châu Âu.
Đáp án: B
Giải thích: Biểu hiện chứng tỏ vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, quan hệ quốc tế giữa các nước đế quốc ở châu Âu ngày càng căng thẳng là: hình thành hai khối đế quốc đối đầu nhau: phe Hiệp ước - phe Liên minh.
Câu 10. Nguyên nhân cơ bản gây ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất trước hết là mâu thuẫn giữa
A. các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa.
B. các nước thuộc địa với các nước đế quốc xâm lược.
C. các nước đế quốc về vấn đề vũ khí hạt nhân.
D. giai cấp vô sản quốc tế với chủ nghĩa đế quốc.
Đáp án: A
Giải thích: Nguyên nhân cơ bản gây ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất trước hết là mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa.
Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Lịch Sử lớp 8 đầy đủ, chi tiết khác:
Lý thuyết Bài 14: Ôn tập lịch sử thế giới cận đại ( từ giữa thế kỉ XVI đến năm 1917)
Lý thuyết Bài 15: Cách mạng Tháng Mười Nga và cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng ( 1917-1921)
Lý thuyết Bài 16: Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội ( 1921 - 1941)
Lý thuyết Bài 17: Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới ( 1918-1939)
Lý thuyết Bài 18: Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới
Xem thêm các chương trình khác:
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn 8 (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 8 (hay nhất) | Để học tốt Ngữ văn lớp 8 (sách mới)
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) | Để học tốt Ngữ văn lớp 8 (sách mới)
- Văn mẫu lớp 8 (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Tác giả - tác phẩm Ngữ văn 8 (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Hóa học 8
- Giải sbt Hóa học 8
- Giải vở bài tập Hóa học 8
- Lý thuyết Hóa học 8
- Các dạng bài tập Hóa học lớp 8
- Giải sgk Vật Lí 8
- Giải sbt Vật Lí 8
- Lý thuyết Vật Lí 8
- Giải vở bài tập Vật lí 8
- Giải SGK Toán 8 | Giải bài tập Toán 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải sbt Toán 8 (sách mới) | Sách bài tập Toán 8
- Bài tập Ôn luyện Toán lớp 8
- Các dạng bài tập Toán lớp 8
- Lý thuyết Toán lớp 8 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Toán 8
- Giáo án Toán lớp 8 mới nhất
- Bài tập Toán lớp 8 mới nhất
- Chuyên đề Toán lớp 8 mới nhất
- Giải sgk Tiếng Anh 8 (sách mới) | Giải bài tập Tiếng Anh 8 Học kì 1, Học kì 2
- Giải sgk Tiếng Anh 8 | Giải bài tập Tiếng Anh 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải sbt Tiếng Anh 8 (sách mới) | Sách bài tập Tiếng Anh 8
- Giải sbt Tiếng Anh 8 (thí điểm)
- Giải sgk Tin học 8 | Giải bài tập Tin học 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải vở bài tập Sinh học 8
- Giải sgk Sinh học 8
- Lý thuyết Sinh học 8
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 | Giải bài tập Giáo dục công dân 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Lý thuyết Giáo dục công dân 8 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm GDCD 8
- Lý thuyết Địa Lí 8 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Địa Lí 8
- Giải sgk Địa Lí 8 | Giải bài tập Địa Lí 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải Tập bản đồ Địa Lí 8
- Đề thi Địa lí 8