Lý thuyết Lịch Sử 8 Bài 9 (mới 2023 + Bài Tập): Ấn Độ thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XX

Tóm tắt lý thuyết Lịch sử 8 Bài 9: Ấn Độ thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XX ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Lịch sử 8 Bài 9.

1 1,619 01/03/2023
Tải về


Lý thuyết Lịch Sử 8 Bài 9: Ấn Độ thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XX

I. Sự xâm lược và chính sách thống trị của Anh

* Qúa trình xâm lược

- Từ đầu thế kỉ XVII ,chế độ phong kiến Ấn Độ suy yếu. Các nước phương Tây từng bước xâm lược Ấn Độ.

- Giữa Thế kỷ XVIII Anh hoàn thành xâm chiếm Ấn Độ:

* Chính sách cai trị

-  Thực hiện chính sách "chia để trị", khoét sâu sự cách biệt về chủng tộc, tôn giáo và đẳng cấp

* Hậu quả

- Đời sống nhân dân bần cùng và chết đói …

Lý thuyết Ấn Độ thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XX  | Lịch sử lớp 8 (ảnh 1)

Những nạn nhân của nạn đói 1876 - 1877

II. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Ấn Độ

1. Khởi nghĩa Xi-pay 1857 – 1859

- Binh lính Xi-pay cùng nhân dân nổi dậy khởi nghĩa vũ trang chống lại thực dân Anh.

Lý thuyết Ấn Độ thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XX  | Lịch sử lớp 8 (ảnh 1)

Khởi nghĩa Xi - pay

- Cuộc khởi nghĩa kéo dài được hai năm thì bị đàn áp, nhưng tiêu biểu cho tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân.

2. Đảng Quốc Đại

- Năm 1885, Đảng Quốc đại- chính đảng của giai cấp tư sản thành lập

- Mục đích: Giành quyền tự trị, phát triển nền kinh tế dân tộc.

- Quá trình hoạt động chia làm hai phái:

+ Phái Ôn hòa  do Mehta chủ trương thỏa hiệp.

+ Phái Cấp Tiến (Ti - lắc đứng đầu) kiên quyết chống thực dân Anh.

 Lý thuyết Ấn Độ thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XX  | Lịch sử lớp 8 (ảnh 1)  

  (Ti - lắc)

3. Phong trào công nhân

- Năm 1905, công nhân đấu tranh chống chính sách “ Chia để trị”.

- Tháng 7 - 1908, công nhân Bom-bay bãi công, thành lập đơn vị chiến đấu chống quân đội Anh.

- Kết quả: Thất bại

* Ý nghĩa

- Thể hiện tinh thần yêu nước, đấu tranh bất khuất của dân tộc.

- Đặt nền móng cho thắng lợi sau này.

Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 9: Ấn Độ thế kỉ XVIII - Đầu thế kỉ XX

Nhận biết

Câu 1. Đầu thế kỉ XVIII, trên đất Ấn Độ đã diễn ra cuộc chiến tranh giữa

A. Anh và Mỹ.

B. Anh và Pháp.

C. Anh và Nhật.

D. Trung Quốc và Pháp.

Đáp án: B

Giải thích: Đầu thế kỉ XVIII, sự tranh giành giữa Anh và Pháp dẫn đến cuộc chiến tranh giữa hai nước này trên đất Ấn Độ (SGK – Trang 56).

Câu 2. Cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX, nước nào đã hoàn thành công cuộc chinh phục và đặt ách thống trị ở Ấn Độ?

A. Pháp.

B. Đức.

C. Anh.

D. Hà Lan.

Đáp án: C

Giải thích:  Anh đã gạt Pháp, hoàn thành công cuộc chinh phục và đặt ách thống trị ở Ấn Độ (SGK – Trang 56).

Câu 3. “Xi-pay” là tên gọi

A. những đội quân người Ấn đánh thuê cho đế quốc Anh.

B. những người Ấn Độ theo Hin-đu giáo.

C. những người Ấn Độ theo Phật giáo.

D. những vùng đất mà Anh đã xâm chiếm được ở Ấn Độ.

Đáp án: A

Giải thích: “Xi-pay” là tên gọi những đội quân người Ấn đánh thuê cho đế quốc Anh.

Câu 4. Đảng Quốc đại là chính đảng của lực lượng xã hội nào ở Ấn Độ?

A. Giai cấp tư sản.

B. Giai cấp vô sản.

C. Tầng lớp tiểu tư sản.

D. Tầng lớp binh lính.

Đáp án: A

Giải thích: Đảng Quốc đại là chính đảng của giai cấp tư sản Ấn Độ (SGK – Trang 57).

Câu 5. Đảng Quốc đại có tên đầy đủ là

A. Đảng Đại hội Quốc dân.

B. Đảng Quốc tế Nhân dân.

C. Đảng Quốc gia Đại chúng.

D. Đảng Quốc dân Đại hội.

Đáp án: D

Giải thích: Đảng Quốc dân Đại hội (gọi tắt là Đảng Quốc đại) (SGK – Trang 57).

Câu 6. Trong quá trình hoạt động, Đảng Quốc đại đã phân hoá thành

A. phái “Ôn hoà” và phái “Dân chủ”.

B. phái “Ôn hoà” và phái “Cấp tiến”.

C. phái “Ôn hoà” và phái “Bảo thủ”.

D. phái “Lập hiến” và phái “Cấp tiến”.

Đáp án: B

Giải thích:  Trong quá trình hoạt động, Đảng Quốc đại đã phân hoá thành phái “Ôn hoà” và phái “Cấp tiến” (SGK – Trang 58).

Câu 7. Ở Ấn Độ, trong những năm 1885 – 1905, mục tiêu cơ bản nhất của Đảng Quốc đại là

A. lãnh đạo nhân dân đấu tranh giải phóng dân tộc.

B. thỏa hiệp với giai cấp tư sản Ấn Độ.

C. dựa vào Anh đem lại tiến bộ và văn minh cho Ấn Độ.

D. giành quyền tự trị, phát triển kinh tế.

Đáp án: D

Giải thích:  Ở Ấn Độ, trong những năm 1885 – 1905, mục tiêu cơ bản nhất của Đảng Quốc đại là đấu tranh giành quyền tự trị, phát triển kinh tế dân tộc (SGK – Trang 57).

Câu 8. Ở Ấn Độ, cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX lực lượng tiên tiến nào đứng ra tổ chức và lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc?

A. Giai cấp tư sản.

B. Giai cấp phong kiến.

C. Giai cấp công nhân.

D. Binh lính Ấn Độ.

Đáp án: A

Giải thích: Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX giai cấp công nhân đã đứng ra tổ chức và lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc ở Ấn Độ.

Thông hiểu

Câu 9. Nguyên nhân chủ yếu nào khiến thực dân phương Tây, nhất là Anh, Pháp lại tranh giành Ấn Độ?

A. Ấn Độ đất rộng người đông, tài nguyên phong phú.

B. Ấn Độ có truyền thống văn hóa lâu đời.

C. Ấn Độ đang phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.

D. Ấn Độ là quê hương của những tôn giáo lớn (Ấn Độ giáo và Phật giáo).

Đáp án: A

Giải thích: Anh, Pháp lại tranh giành Ấn Độ vì nơi đây đất rộng người đông, tài nguyên phong phú có thể cung cấp nguồn nguyên vật liệu, nhân công và thị trường lớn cho chính quốc

Câu 10. Lợi dụng cơ hội nào các nước phương Tây đua tranh xâm lược Ấn Độ?

A. Chế độ phong kiến ở Ấn Độ đang lâm vào khủng hoảng, suy yếu.

B. Ấn Độ phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa nhưng chậm.

C. Ấn Độ thi hành chính sách bế quan tỏa cảng

Đáp án: A

Giải thích: Cuộc tranh giành quyền lực giữa các chúa phong kiến trong nước làm cho Ấn Độ suy yếu về mọi mặt không còn khả năng chống đỡ khi bị xâm lược. Lợi dụng cơ hội này các nước phương Tây đua tranh xâm lược Ấn Độ.

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Lịch Sử lớp 8 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 10: Trung Quốc giữa thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX 

Lý thuyết Bài 11: Các nước Đông Nam Á cuối thể kỉ XIX - đầu thế kỉ XX 

Lý thuyết Bài 12: Nhật Bản cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX 

Lý thuyết Bài 13: Chiến tranh thế giới thứ nhất ( 1914-1918) 

Lý thuyết Bài 14: Ôn tập lịch sử thế giới cận đại ( từ giữa thế kỉ XVI đến năm 1917)

1 1,619 01/03/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: