Lý thuyết Lịch sử Bài 4 (mới 2023 + Bài Tập): Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác
Tóm tắt lý thuyết Lịch sử 8 Bài 4 Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Lịch sử 8 Bài 4.
Lý thuyết Lịch sử Bài 4: Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác
I. Phong trào công nhân nửa đầu thế kỉ XIX
1. Phong trào đập phá máy móc và bãi công
- Nguyên nhân: Do bị giai cấp tư sản bóc lột nặng nề, điều kiện làm việc vất vả, đồng lương rẻ mạt. Chính vì thế giai cấp công nhân đứng lên đấu tranh.
Lao động trẻ em trong hầm mỏ ở Anh
- Hình thức đấu tranh: đập phá máy móc, đốt công xưởng, bãi công.
- Kết quả: Thành lập các tổ chức công đoàn
2. Phong trào công nhân trong những năm 1830 – 1840
- Ở Pháp:
+ 1831, công nhân dệt ở Li-ông khởi nghĩa đòi tăng lương, giảm giờ làm, thiết lập chế độ cộng hòa.
- Ở Đức:
+ 1844, công nhân dệt ở Sơ-lê-din khởi nghĩa, chống sự hà khắc của chủ xưởng và điều kiện lao động tồi tệ. Tuy nhiên sau 3 ngày đã bị đàn áp đẫm máu.
- Ở Anh:
+ Từ năm 1836 đến năm 1847, “ phong trào hiến chương” nổ ra với mục tiêu đòi quyền phổ thông bầu cử, tăng lương, giảm giờ làm.
Công nhân Anh đưa Hiến Chương đến Quốc hội
* Kết quả: thất bại (vì thiếu tổ chức lãnh đạo vững vàng, chưa có đường lối chính trị đúng đắn)
* Ý nghĩa: Đánh dấu sự trưởng thành của phong trào công nhân, tạo điều kiện cho sự ra đời của lý luận cách mạng.
II. Sự ra đời của chủ nghĩa Mác
1. Mác và Ăng-ghen
* C.Mác
- Các.Mác (1818- 1883) sinh ra trong một gia đình trí thức ở Đức.
- Quan điểm của ông đó là: “giai cấp vô sản được vũ trang bằng lí luận cách mạng sẽ đảm đương sứ mệnh lịch sử giải phóng loài người khỏi ách áp bức bóc lột”.
C.Mác (1818- 1883)
* Phri-đrich Ăng-ghen
- Phri-đrich Ăng-ghen (1820-1895) sinh ra trong một ra đình chủ xưởng ở Đức
- Ăng-ghen cho rằng: “giai cấp vô sản không chỉ là nạn nhân của chủ nghĩa tư bản mà còn là một lực lượng có thể đánh đổ sự thống trị của giai cấp tu sản và tự giải phóng khỏi mọi xiềng xích.”
Phri-đrich Ăng-ghen (1820-1895)
- Cả 2 ông đều nhận thức được sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản là “ người đào mồ chôn chủ nghĩa tư bản”.
2. “ Đồng minh những người cộng sản” và “ Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”.
- Mác và Ăng-ghen cải tổ “ Đồng minh chính nghĩa” thành “ Đồng minh những người cộng sản”. Đây là chính đảng độc lập đầu tiên của vô sản quốc tế.
- Tháng 2/1848, Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản ra đời với nội dung:
+ Nêu rõ quy luật phát triển của xã hội loài người là sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội.
+ Giai cấp vô sản là lực lượng lật đổ chế độ tư bản, xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa.
+ Tuyên ngôn kết thức bằng lời kêu gọi: “ Vô sản tất cả các nước đoàn kết lại”.
Trang bìa của Tuyên ngôn độc lập
- Ý nghĩa: Là văn kiện quan trọng của chủ nghĩa xã hội khoa học bao gồm luận điểm cơ bản về sự phát triển của xã hội và cách mạng xã hội chủ nghĩa.
3. Phong trào công nhân từ năm 1848 đến năm 1870 - Quốc tế thứ nhất
* Phong trào công nhân:
- Ở Pháp:
+ 23/06/1848: công nhân và nhân dân lao động Pa-ri lại khởi nghĩa và chiến đấu anh dũng trong bốn ngày.
- Ở Đức:
+ Công nhân và thợ thủ công cũng nổi dậy. Sợ hãi trước phong trào quần chúng, tư sản Đức không quyết liệt đấu tranh chống thế lực phong kiến.
* Quốc tế thứ nhất:
- Hoàn cảnh ra đời:
- Sau năm 1848 - 1949, chủ nghĩa tư bản thắng thế đối với chế độ phong kiến. Tuy thành quả rơi vào tay giai cấp tư sản nhưng công nhân đã trưởng thành và nhận thức được vai trò và vị trí của mình và tinh thần đoàn kết quốc tế.
- Thành lập và hoạt động:
+ Ngày 28-09-1864, với sự tham gia của C.Mác và được cử vàn Ban lãnh đạo trở thành linh hồn của quốc tế thứ nhất.
Quang cảnh buổi lễ thành lập Quốc tế thứ nhất
+ Quốc tế thứ nhất có nhiệm vụ truyền bá học thuyết Mác và thúc đẩy phong trào công nhân các nước phát triển.
Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 4: Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác
Nhận biết
Câu 1. Ý nào không phải là tình cảnh của giai cấp công nhân ở các nước tư bản vào cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX?
A. Mỗi ngày phải làm việc từ 14 đến 16 giờ.
B. Làm việc trong điều kiện lao động vất vả.
C. Đồng lương thấp, điều kiện sống tồi tàn.
D. Đồng lương được trả tương đương với sức lực.
Đáp án: D
Giải thích: Tình cảnh giai cấp công nhân vô cùng khốn khổ, phải làm việc 14 đến 16 giờ, trong điều kiện tồi tàn, đồng lương thấp (SGK – Trang 28).
Câu 2. Để chống lại sự bóc lột nặng nề của tư sản, ban đầu giai cấp công nhân đấu tranh bằng hình thức nào?
A. Đập phá máy móc, đốt công xưởng.
B. Khởi nghĩa vũ trang.
C. Xuống đường biểu tình.
D. Viết đơn khiếu nại, ý kiến.
Đáp án: A
Giải thích: Ban đầu, giai cấp công nhân cho rằng sự xuất hiện của máy móc đã khiến họ khốn khổ nên phong trào đập phá máy móc, đốt công xưởng nổ ra mạnh mẽ.
Câu 3. Đầu thế kỉ XIX, trong quá trình đấu tranh, giai cấp công nhân đã thành lập các
A. công đoàn.
B. đảng cộng sản.
C. chi bộ.
D. mặt trận.
Đáp án: A
Giải thích: Đầu thế kỉ XIX, trong quá trình đấu tranh, giai cấp công nhân đã thành lập các công đoàn. (SGK – Trang 29)
Câu 4. Đầu thế kỉ XIX, công nhân Anh đấu tranh đòi
A. ngày làm 8 giờ.
B. nghỉ chủ nhật có trả lương.
C. tăng lương, giảm giờ làm.
D. quyền tự do.
Đáp án: C
Giải thích: Đầu thế kỉ XIX, công nhân đấu tranh bằng hình thức bãi công, đòi tăng lương, giảm giờ làm (SGK – Trang 29).
Câu 5. “Sống trong lao động hoặc chết trong chiến đấu!” là khẩu hiệu đấu tranh của công nhân nước nào?
A. Nước Pháp.
B. Nước Nga.
C. Nước Mĩ.
D. Nước Anh
Đáp án: A
Giải thích: Đây là khẩu hiệu được viết trên lá cờ trong cuộc đấu tranh của công nhân dệt tơ thành phố Li-ông (Pháp) (SGK – Trang 29).
Câu 6. Năm 1831, công nhân dệt thành phố Li-ông (Pháp) khởi nghĩa đòi quyền lợi gì?
A. Được tự do bầu cử.
B. Nghỉ ngày chủ nhật có trả lương.
C. Đòi thiết lập nền quân chủ lập hiến.
D. Tăng lương, giảm giờ làm.
Đáp án: D
Giải thích: Công nhân dệt tơ thành phố Li-ông (Pháp) khởi nghĩa đòi tăng lương, giảm giờ làm và đòi thiết lập chế độ cộng hoà (SGK – Trang 29).
Câu 7. “Hình thức đấu tranh của phong trào này là mít tinh, biểu tình đưa kiến nghị (có hàng triệu chữ kí) đến Quốc hội đòi quyền phổ thông bầu cử, tăng lương, giảm giờ làm cho người lao động.” (SGK – Trang 30).
Đoạn trích trên nói lên đặc điểm của phong trào nào?
A. Khởi nghĩa Li-ông (Pháp) năm 1831.
B. Khởi nghĩa công nhân dệt Sê-lê-din (Đức) năm 1844.
C. Phong trào “Hiến chương” (Anh) từ năm 1836 đến 1847.
D. Khởi nghĩa Li-ông (Pháp) năm 1834.
Đáp án: C
Giải thích: Hình thức đấu tranh của phong trào này là mít tinh, biểu tình đưa kiến nghị (có hàng triệu chữ kí) đến Quốc hội đòi quyền phổ thông bầu cử, tăng lương, giảm giờ làm cho người lao động.” (SGK – Trang 30). Đoạn trích trên nói lên đặc điểm của phong trào Hiến chương ở Anh (1836 – 1847)
Câu 8. Hội Liên hiệp lao động quốc tế đi vào lịch sử với tên gọi
A. Quốc tế thứ tư.
B. Quốc tế thứ ba.
C. Quốc tế thứ hai.
D. Quốc tế thứ nhất.
Đáp án: D
Giải thích: Hội Liên hiệp lao động quốc tế đi vào lịch sử với tên gọi là Quốc tế thứ nhất (SGK – Trang 33)
Thông hiểu
Câu 9. Chính Đảng độc lập đầu tiên của vô sản thế giới là
A. Quốc tế thứ hai.
B. Quốc tế thứ ba.
C. Hội Liên hiệp lao động quốc tế.
D. Đồng minh những người cộng sản.
Đáp án: D
Giải thích: Trong thời gian ở Anh, Mác và Ăng-ghen liên hệ với một tổ chức bí mật của công nhân Tây Âu là “Đồng minh những người chính nghĩa” và cải tổ thành “Đồng minh những người cộng sản”. Đây là chính đảng độc lập đầu tiên của vô sản quốc tế (SGK – Trang 32).
Câu 10. Từ khi thành lập đến năm 1870, Quốc tế thứ nhất đã không tiến hành hoạt động nào dưới đây?
A. Truyền bá học thuyết Mác.
B. Thúc đẩy phong trào công nhân quốc tế.
C. Lãnh đạo các dân tộc bị xâm lược đứng lên đấu tranh.
D. Ngăn cản việc chủ tư bản Anh đưa công nhân Pháp sang làm việc.
Đáp án: C
Giải thích: Từ khi thành lập đến năm 1870, Quốc tế thứ nhất vừa tiến hành truyền bá học thuyết Mác, vừa đóng vai trò trung tâm thúc đấy phong trào công nhân quốc tế, ngăn cản việc chủ tư bản Anh đưa công nhân Pháp sang làm việc.
Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Lịch Sử lớp 8 đầy đủ, chi tiết khác:
Lý thuyết Bài 5: Công xã Pa-Ri 1871
Lý thuyết Bài 6: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mỹ cuối thế kỉ XIX - Đầu thế kỉ XX
Lý thuyết Bài 7: Phong trào công nhân quốc tế cuối thể kỉ XIX - đầu thế kỉ XX
Lý thuyết Bài 8: Sự phát triển của kĩ thuật, khoa học, văn học và nghệ thuật thế kỉ XVIII - XIX
Xem thêm các chương trình khác:
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn 8 (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 8 (hay nhất) | Để học tốt Ngữ văn lớp 8 (sách mới)
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) | Để học tốt Ngữ văn lớp 8 (sách mới)
- Văn mẫu lớp 8 (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Tác giả - tác phẩm Ngữ văn 8 (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Hóa học 8
- Giải sbt Hóa học 8
- Giải vở bài tập Hóa học 8
- Lý thuyết Hóa học 8
- Các dạng bài tập Hóa học lớp 8
- Giải sgk Vật Lí 8
- Giải sbt Vật Lí 8
- Lý thuyết Vật Lí 8
- Giải vở bài tập Vật lí 8
- Giải SGK Toán 8 | Giải bài tập Toán 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải sbt Toán 8 (sách mới) | Sách bài tập Toán 8
- Bài tập Ôn luyện Toán lớp 8
- Các dạng bài tập Toán lớp 8
- Lý thuyết Toán lớp 8 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Toán 8
- Giáo án Toán lớp 8 mới nhất
- Bài tập Toán lớp 8 mới nhất
- Chuyên đề Toán lớp 8 mới nhất
- Giải sgk Tiếng Anh 8 (sách mới) | Giải bài tập Tiếng Anh 8 Học kì 1, Học kì 2
- Giải sgk Tiếng Anh 8 | Giải bài tập Tiếng Anh 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải sbt Tiếng Anh 8 (sách mới) | Sách bài tập Tiếng Anh 8
- Giải sbt Tiếng Anh 8 (thí điểm)
- Giải sgk Tin học 8 | Giải bài tập Tin học 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải vở bài tập Sinh học 8
- Giải sgk Sinh học 8
- Lý thuyết Sinh học 8
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 | Giải bài tập Giáo dục công dân 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Lý thuyết Giáo dục công dân 8 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm GDCD 8
- Lý thuyết Địa Lí 8 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Địa Lí 8
- Giải sgk Địa Lí 8 | Giải bài tập Địa Lí 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải Tập bản đồ Địa Lí 8
- Đề thi Địa lí 8