Lý thuyết Lịch Sử Bài 17 (mới 2023 + Bài Tập): Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939) 

Tóm tắt lý thuyết Lịch sử 8 Bài 17: Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939) ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Lịch sử 8 Bài 17.

1 1773 lượt xem
Tải về


Lý thuyết Lịch Sử Bài 17: Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939) 

I. Châu Âu trong những năm 1918 – 1929

1. Những nét chung

- Do hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất và ảnh hưởng cúa Cách mạng tháng Mười Nga, châu Âu có nhiều biến đổi:

 + Xuất hiện một số quốc gia mới từ sự tan vỡ của đế quốc Áo- Hung và bại trận của Đức.

 + 1918- 1923: kinh tế suy sụp, nền thống trị của giai cấp tư sản không ổn định.

 + 1924 -1929: chính quyền tư sản ổn định nền thống trị, phát triển nhanh về kinh tế.

2. Cao trào cách mạng 1918- 1923. Quốc tế Cộng sản thành lập.

a. Cao trào cách mạng 1918- 1923

- Trong năm 1918 - 1923, cao trào cách mạng bùng nổ ở Châu Âu, đặc biệt lên cao ở Đức.

Lý thuyết Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới ( 1918-1939)  | Lịch sử lớp 8 (ảnh 1)Một đường phố ở Bec-lin trong cao trào cách mạng 1918 - 1923

- Tháng 11 - 1918, thành lập nền cộng hòa tư sản.

- Nhiều đảng cộng sản được thành lập như Đảng Cộng sản Hung-ra-ri (1918), Đảng Cộng sản Pháp (1920), Đảng Cộng sản Anh (1920),...

b. Quốc tế Cộng sản

* Hoàn cảnh

- Sự phát triển của các phong trào cách mạng, đòi hỏi có một tổ chức quốc tế lãnh đạo.

- Ngày 2 - 3 - 1919, Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích thành lập Quốc tế cộng sản tại Mát-xco-va.

Lý thuyết Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới ( 1918-1939)  | Lịch sử lớp 8 (ảnh 1)

Quốc tế thứ III ( năm 1919)

* Hoạt động (1919- 1943)

- Tiến hành 7 lần đại hội, đề ra đường lối cách mạng đúng đắn cho từng thời kỳ.

- Tại đại hội II (1920) thông qua Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê nin, - Tại đại hội lần thứ VII (7- 1935), Quốc tế cộng sản xác định chủ nghĩa phát xít là kẻ thù chung của nhân dân thế giới.

- 1943, Quốc tế thứ ba  tự giải tán .

* Vai trò: thống nhất và phát triển phong trào cách mạng thế giới.

II. Châu Âu trong những năm 1929- 1939.

1. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929- 1933 và những hậu quả của nó.

* Nguyên nhân: Khủng hỏang kinh tế thừa do sản xuất ồ ạt, chạy theo lợi nhuận giới tư bản.

Lý thuyết Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới ( 1918-1939)  | Lịch sử lớp 8 (ảnh 1)

Sơ đồ so sánh sự phát triển của sản xuất thép giữa Anh và Liên Xô

* Hậu quả: tàn phá nặng nề kinh tế tư bản chủ nghĩa, nhân dân đói khổ, hàng chục triệu người thất nghiệp.

* Biện pháp

+ Anh, Pháp: Cải cách đất nước

+ Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản: Phát xít hóa bộ máy chính quyền và gây chiến tranh.

2. Phong trào mặt trận nhân dân chống chủ nghĩa phát xít và chống chiến tranh (1929 – 1933)

- Thành lập Mặt trận nhân dân chống chủ nghĩa phát xít lan rộng ở nhiều nước tư bản châu Âu:

- Ở Pháp: Tháng 6 - 1935, mặt trận nhân dân chống phát xít được thành lập.

Lý thuyết Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới ( 1918-1939)  | Lịch sử lớp 8 (ảnh 1)

Mặt trận Bình dân Pháp thắng cử

- Ở Tây Ban Nha: Tháng 2 năm 1936, mặt trận nhân dân cũng giành được thắng lợi

Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 17: Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)

Nhận biết

Câu 1. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, do hậu quả của chiến tranh bản đồ chính trị của châu Âu đã xuất hiện một số quốc gia mới là

A. Áo, Hung-ga-ri, Tiệp Khắc, Ba Lan.

B. Áo, Ba Lan, Tiệp Khắc, Nam Tư, Phần Lan.

C. Ba Lan, Tiệp Khắc, Phần Lan.

D. Tiệp Khắc, Nam Tư, Hung-ga-ri.

Đáp án: B

Giải thích: Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, trên sơ sở sự tan vỡ của đế quốc Áo – Hung và sự thất bại của nước Đức một số quốc gia mới là: Áo, Ba Lan. Tiệp Khắc, Nam Tư, Phần Lan.

Câu 2. Hậu quả nghiêm trọng mà cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) đã để lại cho các nước tư bản châu Âu là

A. xuất hiện một số quốc gia mới.

B. các nước thắng trận và bại trận đều bị suy sụp về kinh tế.

C. sự khủng hoảng về chính trị.

D. cao trào cách mạng bùng nổ mạnh mẽ.

Đáp án: B

Giải thích: Trong những năm 1918 – 1923, các nước châu Âu, kể cả nước thắng trận và bại trận đều bị suy sụp về kinh tế.

Câu 3. Biểu hiện của sự khủng hoảng về chính trị của các nước tư bản chủ nghĩa trong những năm 1918 - 1923 là

A. cao trào cách mạng bùng lên mạnh mẽ ở Châu Âu. 

B. mâu thuẫn giữa các nước tư bản chủ nghĩa ngày càng gay gắt.

C. sự ra đời của nhiều quốc gia mới sau sự tan rã của đế quốc Áo – Hung.

D. cuộc đấu tranh chống phong kiến của giai cấp tư sản ngày càng quyết liệt.

Đáp án: A

Giải thích: Sau chiến tranh một cao trào cách mạng bùng lên mạnh mẽ ở Châu Âu cũng như nhiều nước thuộc địa và phụ thuộc làm cho nền thống trị của giai cấp tư sản vào tình trạng không ổn định (SGK – Trang 88).

Câu 4. Tuy là nước thắng trận nhưng Pháp bị tổn thất nặng nề, tổng số thiệt hại vật chất lên tới

A. 200 tỉ phrăng.  

B. 150 tỷ phrăng.

C. 250 tỉ phrăng.  

D. 220 tỉ phrăng.

Đáp án: A

Giải thích: Nước Pháp tuy thắng trận nhưng bị tổn thất nặng nề, tổng số thiệt hại về vậy chất lên tới 200 tỉ phrăng (SGK – Trang 87).

Câu 5. Quốc tế cộng sản trở thành một tổ chức của

A. giai cấp công nhân thế giới.

B. Đảng cộng sản của các nước trên thế giới.

C. khối liên minh công - nông tất cả các nước.

D. giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức trên thế giới.

Đáp án: D

Giải thích:Quốc tế cộng sản trở thành một tổ chức của giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức trên thế giới (SGK – Trang 89).

Câu 6. Linh hồn của Quốc tế Cộng sản là

A. Các Mác.

B. Ăng-ghen.

C. Lê-nin.

D. Xta-lin.

Đáp án: C

Giải thích: Linh hồn của Quốc tế Cộng sản là Lê-nin – người có vai trò quan trọng đối với sự ra đời và hoạt động của tổ chức này.

Câu 7. Cuộc khủng hoảng kinh tế trong thế giới tư bản chủ nghĩa bùng nổ vào

A. tháng 10/1929 ở Anh.

B. tháng 12/1929 ở Pháp.

C. tháng 10/1929 ở Mỹ. 

D. tháng 11/1929 ở Đức.

Đáp án: C

Giải thích: Cuộc khủng hoảng kinh tế trong thế giới tư bản chủ nghĩa bùng nổ vào tháng 10/1929 ở Mỹ.         

Câu 8. Tổ chức chính trị giành thắng lợi trong cuộc tổng tuyển cử vào tháng 5/1936 ở Pháp là

A. Đảng Cộng sản Pháp.

B. Đảng Xã hội Pháp.

C. Mặt trận nhân dân Pháp.     

D. Phát xít “Chữ thập lửa”.

Đáp án: C

Giải thích: Trong cuộc tổng tuyển cử 5/1936, Mặt trận nhân dân Pháp giành được thắng lợi (SGK – Trang 91).

Thông hiểu

Câu 9. Ý nào không phải biểu hiện cho sự thất bại của nước Đức sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?

A. 1,7 triệu người chết.

B. Mất toàn bộ thuộc địa, phải cắt 1/8 lãnh thổ của mình cho các nước thắng trận.

C. Phải trả những khoản tiền bồi thường chiến tranh rất lớn.

D. Cắt một nửa lãnh thổ để bồi thường chiến phí.

Đáp án: D

Giải thích: Nước Đức bại trận với 1,7 triệu người chết, mất toàn bộ thuộc địa, phải cắt 1/8 lãnh thổ của mình cho các nước thắng trận và trả những khoản tiền bồi thường chiến tranh rất lớn (SGK – Trang 87).

Câu 10. Giai đoạn 1924 - 1929 các nước tư bản châu Âu ổn định được về chính trị vì

A. đã giải quyết triệt để mâu thuẫn xã hội.

B. đàn áp, đẩy lùi các cuộc đấu tranh của quần chúng.

C. tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh,

D. mâu thuẫn xã hội được điều hòa.

Đáp án: B

Giải thích: Giai đoạn 1924 - 1929 các nước tư bản châu Âu ổn định được về chính trị vì chính quyền tư sản đã đẩy lùi cao trào cách mạng và củng cố nền thống trị (SGK – Trang 88).

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Lịch Sử lớp 8 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 18: Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới 

Lý thuyết Bài 19: Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới ( 1918 - 19939)

Lý thuyết Bài 20: Phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á ( 1918 - 1939)

Lý thuyết Bài 21: Chiến tranh thế giới thứ hai ( 1939 - 1945)

Lý thuyết Bài 22: Sự phát triển của khoa học - kĩ thuật và văn hoá thế giới nửa đầu thế kỉ XX

1 1773 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: