Lý thuyết Lịch sử 8 Bài 1 (mới 2023 + Bài Tập): Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên

Tóm tắt lý thuyết Lịch sử 8 Bài 1: Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Lịch sử 8 Bài 1.

1 6,873 01/03/2023
Tải về


Lý thuyết Lịch sử 8 Bài 1: Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên

I. Sự biến đổi về kinh tế, xã hội Tây Âu trong các thế kỉ XV- XVII. Cách mạng Hà Lan thế kỉ XVI.

1. Một nền sản xuất ra đời

Về kinh tế:

- Xuất hiện các xưởng luyện kim, dệt vải, nấu đường có thuê mướn nhân công.

- Thành thị trở thành trung tâm sản xuất và buôn bán sầm uất. Một số ngân hàng được thành lập.

Về xã hội

- Hình thành hai giai cấp mới là tư sản và vô sản.

- Mâu thuẫn xã hội giữa phong kiến và giai cấp tư sản ngày càng gay gắt

2. Cách mạng Hà Lan

- Nguyên nhân:

+ Đầu thế kỉ XVI, Nê-đéc-lan là nơi có nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhất ở châu Âu song sự thống trị vương quốc Tây Ban Nha đã cản trở sự phát triển này.

Lý thuyết Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên | Hóa học lớp 9 (ảnh 1)

 Lược đồ Nê-đéc-lan trước cách mạng

- Diễn biến

+ Tháng 8- 1566, phong trào đấu tranh  của nhân dân chống Tây Ban Nha diễn ra mạnh mẽ.

+ Năm 1581, các tỉnh miền Bắc  đã thành lập nước cộng hòa với tên Các tỉnh liên hiệp ( Hà Lan).

+ Năm 1648, nền độc lập của Hà Lan chính thực được công nhận.

- Kết quả:

+ Tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở châu Âu.

+ Là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới.

II. Cuộc cách mạng Anh giữa thế kỉ XVII

1. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Anh

- Nhiều công trường thủ công ra đời.

- Nhiều trung tâm công nghiệp, thương mại, tài chính hình thành. Tiêu biểu là Luân Đôn – thủ đô nước Anh.

- Có nhiều phát minh mới về kĩ thuật, các hình thức lao động hợp lý làm cho năng xuất lao động tăng.

Lý thuyết Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên | Hóa học lớp 9 (ảnh 1)

Lược đồ kinh tế nước Anh trước cách mạng

Hệ quả:

- Hình thành tầng lớp quý tộc mới.

- Kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ.

- Mâu thuẫn giữa tư sản, quý tộc mới với độ quân chủ chuyên chế phát triển gay gắt, dẫn tới cuộc cách mạng lật đổ chế độ phong kiến, xác lập quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.

2. Tiến trình cách mạng

- Giai đoạn 1642 – 1648

+ 1640, Quốc hội được triệu tập tố cáo chính sách cai trị độc đoán  Vua Sác-lơ I.

+ 8/1642, nội chiến bùng nổ. Quân đội của Quốc hội do Ô-li-vơ Crôm-oen chỉ huy

Lý thuyết Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên | Hóa học lớp 9 (ảnh 1)

Lược đồ nội chiến ở Anh

Lý thuyết Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên | Hóa học lớp 9 (ảnh 1)

Hình ảnh Ô-li-vơ Crôm-oen

+ Năm 1648, nội chiến kết thúc.

- Giai đoạn 2 (1649- 1688)

+ 30/1/1649, vua Sác-lơ I bị xử tử. Anh trở thành nước cộng hòa.

Lý thuyết Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên | Hóa học lớp 9 (ảnh 1)

Vua Sác-lơ I bị xử tử

+ 12/1688, Quốc hội phế truất vua Giêm II, đưa Vin Hem O- ran-giơ lên làm vua, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.

3. Ý nghĩa lịch sử của cách mạng tư sản Anh giữa thế kỉ XVII

- Ý nghĩa :

+  Đem lại thắng lợi và quyền hành cho giai cấp tư sản và quý tộc mới.

+  Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ.

- Hạn chế: Quyền lợi nhân dân không được đáp ứng.

III. Chiến tranh giành độc lập của các nước thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.

1. Tình hình các thuộc địa. Nguyên nhân của chiến tranh

* Tình hình các thuộc địa

- Bắc Mĩ là khu vực giàu tài nguyên thiên nhiên, đất đai màu mỡ, cư dân lâu đời.

- Đầu thế kỉ XVIII, thực dân Anh đã thành lập được 13 bang thuộc địa ở Bắc Mĩ theo con đường tư bản chủ nghĩa.

Lý thuyết Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên | Hóa học lớp 9 (ảnh 1)

Lược đồ 13 bang thuộc địa của Anh

* Nguyên nhân của cuộc chiến tranh

- Thực dân Anh ngăn cản sự phát triển của công, thương nghiệp của thuộc địa. Dẫn đến mâu thuẫn gay gắt giữa thuộc địa với chính quốc.

2. Diễn biến của chiến tranh

- Tháng 12/1773, nhân dân Bốt-tơn tấn công ba tàu trở chè của Anh.

Lý thuyết Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên | Hóa học lớp 9 (ảnh 1)

Sự kiện chè Bốt-xtơn.

- Từ 5/9 đến 26/10/1774, Hội nghị lục địa họp đòi vua Anh xóa bỏ các luật cấm vô lý. Nhưng chính quốc không chấp nhận.

- Tháng 4/1775, chiến tranh bùng nổ do nghĩa quân thuộc địa của Oa-sinh-tơn chỉ huy.

Lý thuyết Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên | Hóa học lớp 9 (ảnh 1)

Oa- sinh- tơn (1732- 1799)

- Ngày 4/7/1775, Tuyên ngôn độc lập ra đời , xác định quyền con người và quyền độc lập của các thuộc địa.

- 17/10/1777, quân khởi nghĩa thắng lợi Xa-ra-tô-ga buộc Anh phải kí hiệp ước Véc-xai.

3. Kết quả và ý nghĩa của cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa ở Anh ở Bắc Mỹ.

- Kết quả:

+ Anh công nhận nền độc lập của 13 bang thuộc địa. Hợp chủng quốc Mĩ ra đời.

+ 1787, Thông qua bản hiến pháp, củng cố vị trí của nhà nước.

- Ý nghĩa:

+ Giải phóng Bắc Mĩ, tạo điều kiện cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển.

+ Ảnh hưởng đến phong trào đấu tranh giành độc lập của nhiều nước cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX.

Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 1: Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên

Nhận biết

Câu 1. Nền sản xuất TBCN ra đời với sự hình thành của hai giai cấp mới nào?

A. Địa chủ và nông dân.

B. Địa chủ và vô sản.

C. Tư sản và nông dân.

D. Tư sản và vô sản.

Đáp án: D

Giải thích: Nền sản xuất TBCN có sự hình thành hai giai cấp mới: giai cấp tư sản và giai cấp vô sản (SGK – Trang 3).

Câu 2. Từ thế kỉ XII đến thế kỉ XIV, vùng đất Nê-đéc-lan bị lệ thuộc vào vương quốc

A. Anh.

B. Pháp.

C. Đức.

D. Tây Ban Nha.

Đáp án: D

Giải thích: Từ thế kỉ XII đến thế kỉ XIV, vùng đất Nê-đéc-lan bị lệ thuộc vào vương quốc Tây Ban Nha.

Câu 3. Giai cấp công nhân làm thuê ở Nê-đéc-lan xuất thân chủ yếu từ các thành phần nào?

A. Giai cấp tư sản bị phá sản.

B. Nng dân bị cướp đoạt ruộng đất.

C. Thợ thủ công và nông dân bị phá sản.

D. Tầng lớp tiểu tư sản bị thất nghiệp.

Đáp án: C

Giải thích: Những người thợ thủ công bị phá sản và những người nông dân bị cướp ruộng đất ở Nê-đéc-lan đã đến các thành phố, khu công nghiệp làm việc và trở thành những người công nhân làm thuê.

Câu 4. Từ thế kỉ XVI, ngành sản xuất nào nổi tiếng nhất ở Anh?

A. Sản xuất thủ công nghiệp.

B. Sản xuất nông nghiệp.

C. Sản xuất len dạ.

D. Sản xuất và chế biến thuỷ tinh.

Đáp án: C

Giải thích: Ngành sản xuất len dạ rất nổi tiếng ở Anh với sự ra đời của nhiều công trình thủ công, phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Câu 5. Cuộc nội chiến ở Anh diễn ra giữa các thế lực nào?

A. Vua Sác-lơ I với quý tộc mới.

B. Vua Sác-lơ I với Quốc hội.

C. Quý tộc mới với tư sản.

D. Tư sản với địa chủ phong kiến.

Đáp án: B

Giải thích: Cuộc nội chiến ở Anh diễn ra giữa Vua Sác-lơ I với Quốc hội (SGK – Trang 5).

Câu 6. Từ đầu thế kỉ XVII đến đầu thế kỉ XVIII, thực dân Anh đã thành lập 13 thuộc địa của mình ở

A. Bắc Mĩ.

B. Trung Mĩ.

C. Nam Mĩ.

D. Ấn Độ.

Đáp án: A

Giải thích:  Từ đầu thế kỉ XVII đến đầu thế kỉ XVIII, thực dân Anh đã thành lập 13 thuộc địa của mình ở Bắc Mĩ (SGK – Trang 7).

Câu 7. Sự kiện mở đầu trong cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ là

A. Sự kiện “chè Bô-xtơn”.

B. Hội nghị lục địa tại Phi-la-đen-phi-a.

C. “Tuyên ngôn Độc lập” được tuyển bố.

D. Trận đánh tại Xa-ra-tô-ga.

Đáp án: A

Giải thích:  Tháng 12/1773, nhân dân cảng Bô-xtơn tấn công 3 tàu chở chè của Anh và ném các thùng chè xuống biển để phản đối chế độ thuế của thựa dân Anh. Đây là sự kiện mở đầu trong cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.

Câu 8. Theo Hiếp pháp 1787, Mĩ là nước theo thể chế

A. quân chủ chuyên chế.

B. quân chủ lập hiến.

C. cộng hoà liên bang.

D. dân chủ cộng hoà.

Đáp án: C

Giải thích: Theo Hiếp pháp 1787, Mĩ là nước theo thể chế cộng hoà liên bang (SGK – Trang 9).

Thông hiểu

Câu 9. Khi nền sản xuất mới TBCN ra đời trong lòng xã hội phong kiến đã nảy sinh mâu thuẫn giữa

A. giai cấp tư sản và nông dân.

B. chế độ phong kiến với giai cấp tư sản.

C. chế độ phong kiến với nông dân và thợ thủ công.

D. chế độ phong kiến với giai cấp tư sản và các tầng lớp nhân dân.

Đáp án: D

Giải thích: Khi nền sản xuất mới TBCN ra đời, mặc dù có thế lực kinh tế nhưng không có địa vị chính trị, luôn bị giai cấp phong kiến chèn ép, kìm hãm nên giai cấp tư sản mâu thuẫn gay gắt với chế độ phong kiến. Nhân dân lao động bị bóc lột dưới chế độ phong kiến nên cũng mâu thuẫn sâu sắc.

Câu 10. Đặc điểm nổi bật nhất của Nê-đéc-lan trước khi bùng nổ cách mạng tư sản là gì?

A. Nền kinh tế phong kiến phát triển mạnh, khống chế toàn bộ hoạt động trong xã hội.

B. Nền kinh tế TBCN phát triển mạnh, không bị chế độ phong kiến kìm hãm.

C. Kinh tế TBCN phát triển mạnh nhất ở Tây Âu với nhiều thành phố và hải cảng lớn.

D. Nền kinh tế TBCN phát triển mạnh, nhất là trong nông nghiệp và thủ công nghiệp.

Đáp án: C

Giải thích: Trước khi bùng nổ cách mạng tư sản, vùng đất Nê-đéc-lan có nền kinh tế TBCN phát triển nhất ở Tây Âu (SGK – Trang 4).

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Lịch Sử lớp 8 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 2: Cách mạng tư sản Pháp cuối thể kỉ XVIII 

Lý thuyết Bài 3: Chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi thế giới 

Lý thuyết Bài 4: Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác

Lý thuyết Bài 5: Công xã Pa-Ri 1871

Lý thuyết Bài 6: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mỹ cuối thế kỉ XIX - Đầu thế kỉ XX

1 6,873 01/03/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: