Lý thuyết Lịch Sử 8 Bài 12 (mới 2023 + Bài Tập): Nhật Bản cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX
Tóm tắt lý thuyết Lịch sử 8 Bài 12: Nhật Bản cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Lịch sử 8 Bài 12.
Lý thuyết Lịch Sử 8 Bài 12: Nhật Bản cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX
I. CUỘC DUY TÂN MINH TRỊ.
1. Bối cảnh:
- Đến giữa thế kỉ XIX, chế độ phong kiến Nhật Bản lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng.
- Các nước tư bản phương Tây tìm cách “ mở cửa” Nhật Bản.
Bàn tay Perry của Mỹ vươn tới nước Nhật
- Trước bối cảnh đó Nhật Bản có hai con đường lựa chọn:
+ Tiếp tục duy trì chế độ phong kiến mục nát để trở thành món mồi ngon cho thực dân phương Tây xâm lược.
+ Tiến hành canh tân để phát triển đất nước.
2. Nội dung
- Tháng 1/1868, Thiên hoàng Minh Trị đã tiến hành một loạt cải cách tiến bộ, trên nhiều lĩnh vực.
Thiên hoàng Minh Trị (Meiji)
- Về kinh tế: Thống nhất tiền tệ; Xóa bỏ độc quyền về ruộng đất của giai cấp phong kiến; Tăng cường kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn; Xây dựng cơ sở hạ tầng.
- Về chính trị- xã hội: Bãi bỏ chế độ nông nô; Xác lập quyền thống trị của quý tộc tư sản hóa và đại tư sản; Ban hành Hiến pháp 1889, Thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.
Lễ ban bố Hiến Pháp 1889
- Về giáo dục: Thi hành chế độ giáo dục bắt buộc, cử học sinh ưu tú du học ở phương Tây.
- Về quân sự: Được tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây, chế độ nghĩa vụ thay thế chế độ trưng binh. Công nghiệp đóng tàu, sản xuất vũ khí được chú trọng.
Nhật Hoàng quan sát cuộc tập trận của lực lượng Hải quân.
3. Kết quả.
- Tạo nên những biến đổi sâu rộng trên các lĩnh vực;
- Giúp Nhật Bản thoát khỏi nguy cơ trở thành nước thuộc địa, phát triển thành một nước tư bản công nghiệp mạnh nhất ở châu Á.
II. NHẬT BẢN CHUYỂN SANG CHỦ NGHĨA ĐẾ QUỐC.
- Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX Nhật chuyển sang giai đoạn Chủ nghĩa đế quốc.
Biểu hiện:
+ Xuất hiện các công ti độc quyền như Mít-xưi, Mít-su-bi-si... chi phối đời sống kinh tế, chính trị Nhật Bản.
Biểu tượng công ty Mitsubishi
+ Giới cầm quyền đã thi hành chính sách xâm lược và bành trướng.
Lược đồ đế quốc Nhật cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX
Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 12: Nhật Bản giữa thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX
Nhận biết
Câu 1. Để đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng phong kiến lạc hậu, Thiên hoàng Minh Trị đã thực hiện nhiều cải cách tiến bộ trên các lĩnh vực
A. Kinh tế, chính trị, văn hóa.
B. Kinh tế, chính trị, xã hội.
C. Văn hóa, giáo dục, quân sự.
D. Kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, giáo dục, quân sự.
Đáp án: D
Giải thích: Cuộc Duy tân Minh Trị được tiến hành trên nhiều lĩnh vực: kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, giáo dục, quân sự (SGK – Trang 66).
Câu 2. Trong cải cách giáo dục, nội dung được tăng cường trong chương trình giảng dạy ở Nhật Bản là
A. khoa học và kỹ thuật.
B. pháp luật.
C. quan điểm của Nho giáo.
D. giáo lý của các tôn giáo.
Đáp án: A
Giải thích: Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học – kĩ thuật trong chương trình giảng dạy (SGK – Trang 67).
Câu 3. Đến cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, Nhật Bản phát triển thành một nước
A. thuộc địa nửa phong kiến.
B. phong kiến nửa thuộc địa.
C. tư bản công nghiệp.
D. quân chủ chuyên chế.
Đáp án: C
Giải thích: Đến cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, Nhật Bản phát triển thành một nước tư bản công nghiệp (SGK – Trang 67).
Câu 4. Bước sang thế kỉ XX, về đối ngoại, giới cầm quyền Nhật Bản đã đẩy mạnh chính sách
A. công nghiệp hóa.
B. đưa người giỏi sang học ở phương Tây.
C. xâm lược và bành trướng.
D. xoá bỏ chế độ nông nô.
Đáp án: C
Giải thích: Bước sang thế kỉ XX, giới cầm quyền Nhật Bản đã đẩy mạnh chính sách xâm lược và bành trướng (SGK – Trang 69).
Câu 5. Năm 1914, Nhật Bản dùng vũ lực để mở rộng khu vực ảnh hưởng của mình ở
A. Triều Tiên.
B. Trung Quốc.
C. Đông Nam Á.
D. Việt Nam.
Đáp án: B
Giải thích: Năm 1914, Nhật Bản đã dùng vũ lực để mở rộng khu vực ảnh hưởng ở Trung Quốc (SGK – Trang 68).
Câu 6. Năm 1914, vùng đất nào của Trung Quốc trở thành thuộc địa của Nhật?
A. Châu thổ sông Dương Tử.
B. Vân Nam.
C. Sơn Đông.
D. Quảng Đông, Quảng Châu.
Đáp án: C
Giải thích: Năm 1914, Nhật Bản đã dùng vũ lực để mở rộng khu vực ảnh hưởng ở Trung Quốc và chiếm Sơn Đông (SGK – Trang 68).
Câu 7. Sau cuộc chiến tranh Nga – Nhật (1904 – 1905) Nhật chiếm
A. bán đảo Liêu Đông, phía nam đảo Xa-kha-lin, Đài Loan, cảng Lữ Thuận.
B. bán đảo Liêu Đông, Hồng Kông, Ma Cao, Đài Loan.
C. phía nam đảo Xa-kha-lin, Đài Loan, cảng Lữ Thuận, Ma Cao.
D. Sơn Đông, Ma Cao, cảng Lữ Thuận, Hồng Kông.
Đáp án: A
Giải thích: Sau cuộc chiến tranh Nga – Nhật (1904 – 1905) Nhật chiếm bán đảo Liêu Đông, phía nam đảo Xa-kha-lin, Đài Loan, cảng Lữ Thuận (SGK – Trang 69).
Câu 8. Sau cuộc chiến tranh Trung – Nhật (1894 – 1895), kinh tế Nhật Bản càng phát triển mạnh mẽ nhờ
A. số tiền bồi thường chiến phí và của cải cướp được ở Triểu Tiên và Trung Quốc.
B. số tiền bồi thường chiến phí và của cải cướp được ở Việt Nam và Trung Quốc.
C. Nhật Bản tiến hành những cải cách toàn diện.
D. Nhật thu lợi từ việc buôn bán vũ khí chiến tranh cho các nước trên thế giới.
Đáp án: A
Giải thích: Sau cuộc chiến tranh Trung – Nhật (1894 – 1895), kinh tế Nhật Bản càng phát triển mạnh mẽ nhờ số tiền bồi thường và của cải cướp được ở Triểu Tiên và Trung Quốc (SGK – Trang 68).
Thông hiểu
Câu 9. Chính sách nào sau đây không thể hiện sự tiến bộ tích cực của những cải cách về chính trị, xã hội trong cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản (cuối thế kỉ XIX)?
A. Chế độ nông nô được bãi bỏ.
B. Đưa quý tộc tư sản hóa và đại tư sản lên cầm quyền.
C. Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc.
D. Cử những học sinh ưu tú đi học ở phương Tây.
Đáp án: B
Giải thích: Việc đưa quý tộc hóa và đại tư sản lên cầm quyền là một chính sách không tiến bộ khi quyền lực vẫn thuộc về tay những giai cấp bóc lột.
Câu 10. Nhật Bản thoát khỏi sự xâm lược của tư bản phương Tây vì
A. Nhật có chính sách ngoại giao tốt.
B. Nhật có nền kinh tế phát triển.
C. Nhật tiến hành cải cách tiến bộ.
D. chính quyền phong kiến Nhật mạnh.
Đáp án: C
Giải thích: Khác với các nước trong khu vực Nhật Bản thoát khỏi sự xâm lược của tư bản phương Tây do Nhật tiến hành cải cách tiến bộ đưa đất nước phát triển hùng mạnh.
Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Lịch Sử lớp 8 đầy đủ, chi tiết khác:
Lý thuyết Bài 13: Chiến tranh thế giới thứ nhất ( 1914-1918)
Lý thuyết Bài 14: Ôn tập lịch sử thế giới cận đại ( từ giữa thế kỉ XVI đến năm 1917)
Lý thuyết Bài 15: Cách mạng Tháng Mười Nga và cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng ( 1917-1921)
Lý thuyết Bài 16: Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội ( 1921 - 1941)
Lý thuyết Bài 17: Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới ( 1918-1939)
Xem thêm các chương trình khác:
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn 8 (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 8 (hay nhất) | Để học tốt Ngữ văn lớp 8 (sách mới)
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) | Để học tốt Ngữ văn lớp 8 (sách mới)
- Văn mẫu lớp 8 (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Tác giả - tác phẩm Ngữ văn 8 (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Hóa học 8
- Giải sbt Hóa học 8
- Giải vở bài tập Hóa học 8
- Lý thuyết Hóa học 8
- Các dạng bài tập Hóa học lớp 8
- Giải sgk Vật Lí 8
- Giải sbt Vật Lí 8
- Lý thuyết Vật Lí 8
- Giải vở bài tập Vật lí 8
- Giải SGK Toán 8 | Giải bài tập Toán 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải sbt Toán 8 (sách mới) | Sách bài tập Toán 8
- Bài tập Ôn luyện Toán lớp 8
- Các dạng bài tập Toán lớp 8
- Lý thuyết Toán lớp 8 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Toán 8
- Giáo án Toán lớp 8 mới nhất
- Bài tập Toán lớp 8 mới nhất
- Chuyên đề Toán lớp 8 mới nhất
- Giải sgk Tiếng Anh 8 (sách mới) | Giải bài tập Tiếng Anh 8 Học kì 1, Học kì 2
- Giải sgk Tiếng Anh 8 | Giải bài tập Tiếng Anh 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải sbt Tiếng Anh 8 (sách mới) | Sách bài tập Tiếng Anh 8
- Giải sbt Tiếng Anh 8 (thí điểm)
- Giải sgk Tin học 8 | Giải bài tập Tin học 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải vở bài tập Sinh học 8
- Giải sgk Sinh học 8
- Lý thuyết Sinh học 8
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 | Giải bài tập Giáo dục công dân 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Lý thuyết Giáo dục công dân 8 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm GDCD 8
- Lý thuyết Địa Lí 8 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Địa Lí 8
- Giải sgk Địa Lí 8 | Giải bài tập Địa Lí 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải Tập bản đồ Địa Lí 8
- Đề thi Địa lí 8