Lý thuyết Lịch Sử 8 Bài 18 (mới 2023 + Bài Tập): Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới 

Tóm tắt lý thuyết Lịch sử 8 Bài 18: Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Lịch sử 8 Bài 18.

1 1,839 01/03/2023
Tải về


Lý thuyết Lịch Sử 8 Bài 18: Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới 

I. Nước Mỹ trong thập niên 20 của thế kỉ XX

- Trong thập niên 20, Mĩ trở thành trung tâm công nghiệp, thương mại, tài chính lớn nhất thế giới.

Lý thuyết Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới  | Lịch sử lớp 8 (ảnh 1)

Bãi đỗ xe ở Niu Oóc năm 1928

Lý thuyết Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới  | Lịch sử lớp 8 (ảnh 1)

Công nhân xây dựng cao ốc ở Mĩ

+ Sản lượng công nghiệp: chiếm 48% sản lượng công nghiệp thế giới.

+ Tài chính: chiếm 60% dự trữ vàng của thế giới

* Nguyên nhân phát triển:

+ Buôn bán vũ khí trong chiến tranh.

+ Mỹ đã cải tiến kỹ thuật, áp dụng công nghệ, khoa học kỹ thuật vào sản xuất,

+ Tăng cường độ lao động và bóc lột công nhân.

- Đời sống nhân dân khổ cực, phong trào công nhân phát triển trong khắp các bang của nước Mỹ.

-  Tháng 5 - 1921, Đảng cộng sản Mỹ được thành lập và trở thành lực lượng lãnh đạo phong trào công nhân Mỹ.

Lý thuyết Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới  | Lịch sử lớp 8 (ảnh 1)

Nhà ở của người lao động Mĩ trong những năm 20

II. Nước Mỹ trong những năm 1929 – 1939

- Cuối tháng 10 năm 1929, nước Mỹ lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính sau đó lan ra lĩnh vực công nghiệp và nông nghiệp.

- Đời sống nhân dân khổ cực, nhiều cuộc biểu tình diễn ra “đi bộ vì đói”.

Lý thuyết Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới  | Lịch sử lớp 8 (ảnh 1)

Cuộc biểu tình nhân dân 1929 – 1933

- Năm 1932, Ru-dơ-ven đã thực hiện “Chính sách mới” để đưa Mĩ thoát khỏi khủng hoảng.

Lý thuyết Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới  | Lịch sử lớp 8 (ảnh 1)

Tổng thống Ru-dơ-ven

* Mục đích: giải quyết nạn thất nghiệp, phục hồi kinh tế.

* Nội dung

+ Ban hành các đạo luật về phục hung công nghiệp, nông nghiệp và ngân hàng.

+ Tăng cường vai trò kiểm soát của nhà nước.

+ Cứu trợ thất nghiệp, tạo việc làm.

* Tác dụng

+ Chính sách mới đã cứu nguy cho chủ nghĩa tư bản Mỹ.

 + Giải quyết phần nào khó khăn của người lao động góp phần cho nước Mỹ duy trì được chế độ chân chủ tư sản.

Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 18: Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)

Nhận biết

Câu 1. Để thoát khỏi khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933), nước Mĩ đã

A. áp dụng “Chính sách mới”.                     

B. áp dụng “Chính sách kinh tế mới” (NEP).

C. áp dụng “Kế hoạch Mácsan”.                           

D. áp dụng chính sách “Láng giềng thân thiện”.

Đáp án: A

Giải thích: Để thoát khỏi khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933), nước Mĩ đã áp dụng “Chính sách mới”.

Câu 2. Đầu thế kỉ XX, Mĩ đứng đầu thế giới về các ngành công nghiệp sản xuất nào?

A. Điện, y tế, gang,  thép.

B. Ô tô, dầu lửa, thép.

C. Công nghiệp vũ trụ.

D. Công nghiệp điện hạt nhân.

Đáp án: B

Giải thích: Mĩ đứng đầu thế giới về các ngành công nghiệp sản xuất ô tô, dầu lửa, thép (SGK – Trang 93).

Câu 3. Trong những năm 1923-1929, Mỹ nắm trong tay

A. 40% trữ lượng vàng của thế giới.   

B. 50% trữ lượng vàng của thế giới.   

C. 60% trữ lượng vàng của thế giới.

D. 70% trữ lượng vàng của thế giới.

Đáp án: C

Giải thích: Trong những năm 1923-1929, Mỹ nắm trong tay 60% trữ lượng vàng của thế giới (SGK – Trang 93).

Câu 4. Cuộc khủng hoảng kinh tế ở Mỹ (năm 1929 – 1933) bắt đầu từ lĩnh vực

A. nông nghiệp.

B. tài chính.

C. công nghiệp.

D. dịch vụ.

Đáp án: B

Giải thích: Cuộc khủng hoảng kinh tế ở Mỹ bắt đầu từ lĩnh vực tài chính (SGK – Trang 94).

Câu 5. Tháng 5/1921 diễn ra sự kiện lịch sử nào dưới đây?

A. Mĩ công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Liên Xô.

B. Tổng thống Ph. Ru-dơ-ven đề ra và thực hiện chính sách mới.

C. Đảng Cộng sản Mĩ được thành lập.

D. Cuộc khủng hoảng kinh tế bùng nổ ở Mĩ.

Đáp án: C

Giải thích: Tháng 5/1921, Đảng Cộng sản Mĩ được thành lập.

Câu 6. Cuộc khủng hoảng kinh tế ở Mĩ đạt đến đỉnh cao nhất vào

A. Năm 1930.

B. Năm 1931.

C. Năm 1932.

D. Năm 1933.

Đáp án: C

Giải thích: Cuộc khủng hoảng kinh tế ở Mĩ lên đến đỉnh điểm vào năm 1932.

Câu 7. Để đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng, Chính phủ Mỹ đã

A. tiến hành chiến tranh mở rộng thị trường.

B. thực hiện Chính sách mới.

C. thực hiện Chính sách kinh tế mới (NEP).

D. gây ảnh hưởng của mình với các nước Mĩ La-tinh.

Đáp án: B

Giải thích: Để đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng, khi Ru-dơ-ven đắc cử Tổng thống vào năm 1932 đã thực hiện Chính sách mới.

Câu 8. Tổng thống Mĩ thực hiện Chính sách mới để giải quyết khủng hoảng là

A. Ru-dơ-ven.

B. Ai-xen-hao.

C. Tơ-ru- man.

D. Ken-nơ-đi.

Đáp án: A

Giải thích: Để đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng, khi Ru-dơ-ven đắc cử Tổng thống vào năm 1932 đã thực hiện Chính sách mới.

Thông hiểu

Câu 9. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, nền kinh tế của Mĩ

A. bị chiến tranh tàn phá nặng nề.

B. vẫn giữ được mức bình thường như trước chiến tranh.

C. bị khủng hoảng trầm trọng.

D. đạt mức tăng trưởng cao.

Đáp án: D

Giải thích: Chiến tranh thế giới thứ nhất đã tạo ra cho Mĩ những cơ hội để phát triển kinh tế nên sau chiến tranh nền kinh tế của Mĩ đạt mức tăng trưởng cao.

Câu 10. Nội dung nào không phải biện pháp của giai cấp tư sản Mĩ để thúc đẩy sự phát triển kinh tế ở những thập niên đầu thế kỉ XX?

A. Cải tiến kỹ thuật.

B. Sản xuất dây chuyền.

C. Tăng cường độ lao động và bóc lột công nhân.

D. Sử dụng hệ thống robot, máy tự động.

Đáp án: D

Giải thích: Giai cấp tư sản Mĩ đã ra sức cải tiến kĩ thuật, sản xuất dây chuyền, tăng cường độ lao động và bóc lột công nhân (SGK – Trang 93). Việc sử dụng hệ thống robot, máy tự động vào sản xuất diễn ra từ những thập niên cuối của thế kỉ XX cho đến nay.

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Lịch Sử lớp 8 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 19: Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới ( 1918 - 19939)

Lý thuyết Bài 20: Phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á ( 1918 - 1939)

Lý thuyết Bài 21: Chiến tranh thế giới thứ hai ( 1939 - 1945)

Lý thuyết Bài 22: Sự phát triển của khoa học - kĩ thuật và văn hoá thế giới nửa đầu thế kỉ XX 

Lý thuyết Bài 23: Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại ( phần từ năm 1917 đến năm 1945)

1 1,839 01/03/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: