Lý thuyết Lịch Sử 8 Bài 11 (mới 2023 + Bài Tập): Các nước Đông Nam Á cuối thể kỉ XIX - đầu thế kỉ XX

Tóm tắt lý thuyết Lịch sử 8 Bài 11: Các nước Đông Nam Á cuối thể kỉ XIX - đầu thế kỉ XX ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh n. để học tốt môn Lịch sử lớp 8.

1 2,271 01/03/2023
Tải về


Lý thuyết Lịch Sử 8 Bài 11: Các nước Đông Nam Á cuối thể kỉ XIX - đầu thế kỉ XX

I. Quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân ở các nước Đông Nam Á

 - Đông Nam Á có 1 vị trí điạ lý rất quan trọng.

 + Giàu tài nguyên, khoáng sản.

 + Thị trường rộng lớn.

- Chế độ phong kiến suy yếu.

=> Trở thành đối tượng xâm lược của các nước tư bản Phương Tây.

- Cuối thế kỉ XIX, các nước Đông Nam Á đã trở thành thuộc địa của các nước tư bản Phương Tây trừ (Thái Lan).

Lý thuyết Các nước Đông Nam Á cuối thể kỉ XIX - đầu thế kỉ XX | Lịch Sử lớp 8 (ảnh 1)

Lược đồ khu vực Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX

II. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc

* Nguyên nhân:

- Các nước tư bản Phương Tây thực hiện chính sách cai trị hà khắc =>  Nhân dân Đông Nam Á nổi dậy đấu tranh giành độc lập.

- Phong trào  đấu tranh giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á phát triển liên tục, rộng khắp:

+ In-đô-nê-xi-a: Năm 1905, các tổ chức công đoàn thành lập truyền bác chủ nghĩa Mác.

+ Phi-lip-pin: Cách mạng bùng nổ (1896 – 1898), Cộng hòa Phi-lip-pin được thành lập, nhưng sau đó bị đế quốc Mĩ thôn tính.

+ Cam-pu-chia: Khởi nghĩa do A-cha-Xoa lãnh đạo ở Ta Keo ( 1863 -1866) và Cra- chê (1866 – 1867) của nhà sư Pu-côm-bô.

Lý thuyết Các nước Đông Nam Á cuối thể kỉ XIX - đầu thế kỉ XX | Lịch Sử lớp 8 (ảnh 1)

Phong trào đấu tranh của nhân dân Campuchia (minh họa)

+ Lào: Năm 1901, Khởi nghĩa ở Xa-van-na-khét do Pha-ca-đuốc lãnh đạo.

+ Miến Điện: Năm 1885, diễn ra cuộc kháng chiến chống thực dân Anh.

+ Việt Nam:Phong trào Cần Vương, phong trào nông dân Yên Thế (1884 - 1913).

* Kết quả: Thất bại

+ Tương quan lực lượng chênh lệch.

+ Chính quyền phong kiến cấu kết thực dân đàn áp phong trào.

+ Thiếu tổ chức và lãnh đạo chặt chẽ.

* Ý nghĩa

- Thể hiện tinh thần yêu nước, đấu tranh bất khuất dũng cảm của dân tộc.

- Tạo cơ sở cho thắng lợi sau này.

Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 11: Các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX

Nhận biết

Câu 1. Đến giữa thế kỉ XIX, thực dân nào đã hoàn thành việc xâm chiếm và thiết lập sự thống trị ở In-đô-nê-xi-a?

A. Thực dân Tây Ban Nha.

B. Thực dân Bồ Đào Nha.

C. Thực dân Hà Lan.

D. Thực dân Anh.

Đáp án: C

Giải thích: Đến giữa thế kỉ XIX, thực dân Hà Lan đã hoàn thành việc xâm chiếm và thiết lập sự thống trị ở In-đô-nê-xi-a.

Câu 2. Giữa thế kỉ XIX, thuộc địa của Anh ở Đông Nam Á gồm

A. Mã Lai, Miến Điện.

B. Việt Nam, Cam-pu-chia.

C. In-đô-nê-xia, Mã Lai.

D. Mã Lai, Lào.

Đáp án: A

Giải thích: Thực dân Anh xâm chiếm Mã Lai, Miến Điện (SGK – Trang 63).

Câu 3. Giữa thế kỉ XIX, ở Đông Nam Á, nước nào là thuộc địa của Hà Lan?

A. In-đô-nê-xia.

B. Cam-pu-chia.

C. Lào.

D. Miến Điện.

Đáp án: A

Giải thích: Hà Lan thôn tính In-đô-nê-xia (SGK – Trang 63).

Câu 4. Giữa thế kỉ XIX, những nước nào ở Đông Nam Á là thuộc địa của Pháp?

A. Việt Nam, Lào, In-đô-nê-xia.

B. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia.

C. Việt Nam, Miến Điện, Mã Lai.

D. Việt Nam, Phi-líp-pin, Brunei.

Đáp án: A

Giải thích: Pháp chiếm Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia (SGK – Trang 63).

Câu 5. Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, ở In-đô-nê-xi-a nhiều tổ chức yêu nước của tầng lớp nào đã ra đời?

A. Nông dân.

B. Trí thức tư sản.

C. Công nhân.

D. Thợ thủ công.

Đáp án: B

Giải thích: Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, ở In-đô-nê-xi-a nhiều tổ chức yêu nước của trí thức tư sản tiến bộ đã ra đời (SGK – Trang 65).

Câu 6. Cuộc khởi nghĩa của nhân dân Xa-van-na-khet (Lào) năm 1901 do ai lãnh đạo?

A. Nô-rô-đôm.

B. A-cha-xoa.

C. Pu-côm-bô.

D. Pha-ca-đuốc.

Đáp án: D

Giải thích: Nhân dân Xa-van-na-khet tiến hành cuộc đấu tranh vũ trang dưới sự lãnh đạo của Pha-ca-đuốc (SGK – Trang 65).

Câu 7. Sau khi thôn tính và biến các nước Đông Nam Á thành thuộc địa thực dân phương Tây đã

A. tiến hành những chính sách hà khắc: vơ vét, đàn áp, chia để trị.

B. giúp các nước này phát triển kinh tế - xã hội.

C. giúp nhân dân các nước này lật đổ chế độ phong kiến thối nát.

D. giúp các nước này phát triển văn minh hơn.

Đáp án: A

Giải thích: Sau khi thôn tính và biến các nước Đông Nam Á thành thuộc địa thực dân phương Tây đã tiến hành những chính sách hà khắc: vơ vét, đàn áp, chia để trị (SGK – Trang 64).

Câu 8. Cuộc cách mạng 1896 - 1898 ở Phi-líp-pin đã đưa đến kết quả là

A. Tây Ban Nha và Mỹ trao trả độc lập cho Phi-líp-pin.

B. Nước Cộng hòa Phi-líp-pin ra đời.

C. Phi-líp-pin rơi vào ách đô hộ của Mỹ.

D. Tạo điều kiện cho Phi-líp-pin phát triển tư bản chủ nghĩa.

Đáp án: B

Giải thích: Cuộc cách mạng 1896 – 1898 bùng nổ dẫn tới sự ra đời của nước Cộng hòa Phi-líp-pin (SGK – Trang 65).

Thông hiểu

Câu 9. Các nước Đông Nam Á sớm trở thành đối tượng của các nước tư bản phương Tây vì các nước này

A. nằm gần các nước tư bản phương Tây nên thuận lợi trong quá trình xâm lược.

B. có vị trí địa lí quan trọng, giàu tài nguyên thiên nhiên.

C. là kẻ thù truyền thống của các nước tư bản phương Tây.

D. đang ở thời kì phát triển đỉnh cao của chế độ phong kiến.

Đáp án: B

Giải thích: Các nước Đông Nam Á có vị trí địa lí quan trọng, giàu tài nguyên thiên nhiên nên sớm trở thành đối tượng của các nước tư bản phương Tây (SGK – Trang 63).

Câu 10. Các nước tư bản phương Tây nhân cơ hội nào để đẩy mạnh cuộc chiến tranh xâm chiếm thuộc địa ở Đông Nam Á?

A. Chế độ phong kiến ở Đông Nam Á đang suy yếu.

B. Chế độ phong kiến ở Đông Nam Á đang ở thời kì đỉnh cao.

C. Các nước Đông Nam Á đang tiến hành các lễ hội truyền thống nên lơ là cảnh giác.

D. Các nước Đông Nam Á đang diễn ra các cuộc chiến tranh xâu xé lẫn nhau.

Đáp án: A

Giải thích: Nhân khi chế độ phong kiến ở Đông Nam Á đang suy yếu vào nửa sau thế kỉ XIX, các nước tư bản phương Tây đẩy mạnh cuộc chiến tranh xâm chiếm thuộc địa (SGK – Trang 63).

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Lịch Sử lớp 8 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 12: Nhật Bản cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX 

Lý thuyết Bài 13: Chiến tranh thế giới thứ nhất ( 1914-1918) 

Lý thuyết Bài 14: Ôn tập lịch sử thế giới cận đại ( từ giữa thế kỉ XVI đến năm 1917) 

Lý thuyết Bài 15: Cách mạng Tháng Mười Nga và cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng ( 1917-1921)

Lý thuyết Bài 16: Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội ( 1921 - 1941) 

1 2,271 01/03/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: