Lý thuyết Lịch Sử 8 Bài 7 (mới 2023 + Bài Tập): Phong trào công nhân quốc tế cuối thể kỉ XIX - đầu thế kỉ XX 

Tóm tắt lý thuyết Lịch sử 8 Bài 7: Phong trào công nhân quốc tế cuối thể kỉ XIX - đầu thế kỉ XX ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Lịch sử 8 Bài 7.

1 2,699 01/03/2023
Tải về


Lý thuyết Lịch Sử 8 Bài 7: Phong trào công nhân quốc tế cuối thể kỉ XIX - đầu thế kỉ XX 

I. Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX. Quốc tế thứ hai

1. Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX

* Hoàn cảnh: Cuối thế kỉ XIX, mâu thuẫn tư sản và vô sản ngày càng trở nên sâu sắc. Giai cấp công nhân đã tiến hành cuộc đấu tranh chống áp bức của giai cấp tư sản.

* Các phong trào tiêu biểu.

+ Ở Anh: Năm 1899, công nhân khuân vác Luân Đôn đã đấu tranh đòi tăng lương.

+ Ở Pháp: Năm 1893, công nhân giành thắng lợi trong bầu cử Quốc hội.

+ Ở Mĩ: Ngày 1 - 5 - 1886, 40 vạn công nhân Si-ca-gô biểu tình đòi ngày làm 8 giờ.

Từ năm 1889, ngày 1 - 5 trở thành ngày Quốc tế lao động.

Lý thuyết Phong trào công nhân quốc tế cuối thể kỉ XIX - đầu thế kỉ XX | Lịch sử lớp 8 (ảnh 1)

Cuộc biểu tình của công nhân Niu Oóc năm 1882

Lý thuyết Phong trào công nhân quốc tế cuối thể kỉ XIX - đầu thế kỉ XX | Lịch sử lớp 8 (ảnh 1)

Ngày Quốc tế lao động 1 - 5 - 1886

- Kết quả: Thành lập các tổ chức chính trị của giai cấp công nhân.

2. Quốc tế thứ hai 1889-1914 .

a. Hoàn cảnh

- Ngày 14-7-1889, Quốc tế thứ hai được thành lập trên cơ sở sự ra đời của những tổ chức công nhân.

b. Qúa trình hoạt động chia làm 2 giai đoạn:

- 1889 - 1895 : dưới sự lãnh đạo của Ang ghen , Quốc tế thứ hai đã có những đóng góp quan trọng cho phong trào của công nhân quốc tế.

- 1895 - 1914 : Ăng- ghen qua đời, Quốc tế thứ hai phân hóa và tan ra.

II. Phong trào công nhân và cuộc cách mạng Nga 1905 - 1907

1. Lênin và việc thành lập đảng vô sản kiểu mới ở Nga.

* Tiểu sử Lê-nin (1870-1924)

Lý thuyết Phong trào công nhân quốc tế cuối thể kỉ XIX - đầu thế kỉ XX | Lịch sử lớp 8 (ảnh 1)

Lê-nin (1870-1924)

 - Lê-nin sinh ra trong gia đình nhà giáo tiến bộ.

- Năm 1893, Lê-nin trở thành người lãnh đạo nhóm công nhân mácxit.

- Lê nin (1870-1924) tham gia tuyên truyền chủ nghĩa Mác

- 1903 Lê-nin thành lập Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga

* Nội dung Cương lĩnh

- Tiến hành Cách mạng xã hội chủ nghĩa.

- Thành lập chuyên chính vô sản.

- Đánh đổ chế độ Nga Hoàng thành lập nước Cộng hòa, thi hành những cải cách dân chủ, giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.

2. Cách mạng Nga 1905-1907.

* Nguyên nhân:

- Đầu thế kỷ XX nước Nga lâm vào tình trạng khủng hoảng.

- Thất bại của Nga trong chiến tranh Nga - Nhật làm cho kinh tế, chính trị xã hội thêm khủng hoảng trầm trọng.

* Diễn biến

- Ngày chủ nhật 9 - 1 - 1905, 14 vạn công nhân Pê-téc-bua kéo đến cung điện Mùa Đông biểu tình nhưng bị Nga hoàng đàn áp dã man.

Lý thuyết Phong trào công nhân quốc tế cuối thể kỉ XIX - đầu thế kỉ XX | Lịch sử lớp 8 (ảnh 1)Thảm sát ngày chủ nhật đẫm máu ở Nga

- Tháng 5 - 1905, nông dân nổi dậy phá dinh cơ của địa chủ.

- Tháng 6 - 1905, thủy thủ trên chiếm hạm Pô-tem-kin khởi nghĩa.

Lý thuyết Phong trào công nhân quốc tế cuối thể kỉ XIX - đầu thế kỉ XX | Lịch sử lớp 8 (ảnh 1)Thủy thủ tàu Pô - tem - kin

- Tháng 12 - 1905, nhân dân ở Mát-xcơ-va nổi dậy khởi nghĩa nhưng thất bại.

* Ý nghĩa lịch sử

- Giáng 1 đòn chí tử vào nền thống trị của địa chủ và tư sản .

 - Làm suy yếu chế độ Nga Hoàng.

- Là bước chuẩn bị cho cách mạng xã hội chủ nghĩa sẽ diễn ra vào năm 1917

- Ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc ở thuộc địa và phụ thuộc.

Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 7: Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX

Nhận biết

Câu 1. Cuối thế kỉ XIX, ở Anh cuộc đấu tranh tiêu biểu nhất của công nhân là

A. cuộc đấu tranh của công nhân khuân vác Luân Đôn buộc chủ tăng lương (1889).

B. cuộc đấu tranh của công nhân giành quyền bầu cử ( 1893).

C. 350 công nhân đấu tranh đình công, xuống đường biểu tình đòi ngày làm 8 tiếng (1886).

D. công nhân Pê-téc-bua đấu tranh đưa yêu sách đến nhà vua (1905).

Đáp án: A

Giải thích: Cuối thế kỉ XIX, ở Anh nhiều cuộc bãi công lớn đã nổ ra, đặc biệt là cuộc đấu trang của công nhân khuân vác Luân Đôn buộc chủ tăng lương (1889) (SGK – Trang 46).

Câu 2. Nhân kỉ niệm 100 năm ngày phá ngục Ba-xti (14/7/1889) đã diễn ra sự kiện gì?

A. Công nhân Pê-téc-bua đấu tranh đưa yêu sách đến nhà vua

B. Gần 400 đại biểu công nhân của 22 nước họp, tuyên bố thành lập Quốc tế thứ hai.

C. 350 công nhân đấu tranh đình công, xuống đường biểu tình đòi ngày làm 8 tiếng.

D. Cuộc đấu tranh của công nhân khuân vác Luân Đôn buộc chủ tăng lương.

Đáp án: B

Giải thích: Ngày 14/7/1889, kỉ niệm 100 năm ngày phá ngục Ba-xti, gần 400 đại biểu công nhân của 22 nước họp đại hội tại Pari, tuyên bố thành lập Quốc tế thứ hai (SGK – Trang 47).

Câu 3. Hoạt động của Quốc tế thứ hai giai đoạn đầu (1889 – 1895) đặt dưới sự lãnh đạo của

A. Lê-nin.

B. C. Mác.

C. Ăng-ghen.

D. Bôn-se-vích.

Đáp án: C

Giải thích: Trong giai đoạn đầu, Quốc tế thứ hai đặt dưới sự lãnh đạo của Ăng-ghen (SGK – Trang 47).

Câu 4. Ý nào không phản ánh đúng biểu hiện lạc hướng trong những hoạt động của Quốc tế thứ hai trong giai đoạn từ năm 1895 – 1914?

A. Xa rời đường lối đấu tranh.

B. Thoả hiệp với tư sản.

C. Đóng góp tích cực vào sự phát triển của phong trào công nhân thế giới.

D. Không tích cực chống chiến tranh đế quốc.

Đáp án: C

Giải thích: Trong giai đoạn từ năm 1895 – 1914 sau khi Ăng-ghen từ trần Quốc tế thứ hai có những biểu hiện lạc hướng.

Câu 5. Quốc tế thứ hai tan rã vào thời gian nào?

A. Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ.

B. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.

C. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc.

D. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.

Đáp án: A

Giải thích: Khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ năm 1914 Quốc tế thứ hai đi đến chỗ phân hoá và tan rã.

Câu 6. Lực lượng lãnh đạo phong trào công nhân Nga những năm đầu thế kỉ XX là

A. Đảng Xã hội dân chủ Đức.

B. Đảng Công nhân Pháp.

C. Nhóm Giải phóng lao động Nga.

D. Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga.

Đáp án: D

Giải thích: Lực lượng lãnh đạo phong trào công nhân Nga những năm đầu thế kỉ XX là Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga (SGK – Trang 49).

Câu 7. “Cương lĩnh khẳng định nhiệm vụ chủ yếu của Đảng là tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa, đánh đổ chính quyền của giai cấp tư sản, thành lập chuyên chính vô sản. Trước hết là đánh đổ chế độ Nga hoàng, thành lập nước Cộng hòa” Đây là cương lĩnh của đảng nào?

A. Đảng Xã hội dân chủ Đức (1875).

B. Đảng Công nhân Pháp (1879).

C. Nhóm Giải phóng lao động Nga (1883).

D. Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga (1903).

Đáp án: D

Giải thích: “Cương lĩnh khẳng định nhiệm vụ chủ yếu của Đảng là tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa, đánh đổ chính quyền của giai cấp tư sản, thành lập chuyên chính vô sản” Đây là cương lĩnh của Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga (SGK – Trang 48).

Câu 8. Ý nào không phải là tình hình nước Nga đầu thế kỉ XIX?

A. Nhiều nhà máy bị đóng cửa, công nhân thất nghiệp, tiền lương giảm sút.

B. Chế độ phong kiến chuyên chế bước vào giai đoạn phát triển thịnh đạt.

C. Nga hoàng đẩy nước Nga vào cuộc chiến tranh với Nhật Bản (1904 – 1905).

D. Nhân dân ngày càng chán ghét chế độ Nga hoàng thối nát.

Đáp án: B

Giải thích: Đầu thế kỉ XX, nước Nga lâm vào tình trang khủng hoảng trầm trọng.

Thông hiểu

Câu 9. Ý nào không phải lí do khiến phong trào công nhân cuối thế kỉ XIX vẫn tiếp tục phát triển?

A. Mâu thuẫn giữa tư sản và vô sản ngày càng sâu sắc.

B. Chủ nghĩa Mác đã được truyền bá sâu rộng trong phong trào công nhân.

C. Ý thức giác ngộ của công nhân ngày càng cao.

D. Giai cấp tư sản thi hành những chính sách có lợi cho công nhân.

Đáp án: D

Giải thích: Phong trào công nhân cuối thế kỉ XIX vẫn tiếp tục phát triển vì lúc này mâu thuẫn giữa tư sản và vô sản ngày càng sâu sắc, ý thức giác ngộ của công nhân ngày càng cao và chủ nghĩa Mác đã được truyền bá sâu rộng trong phong trào công nhân.

Câu 10. Kết quả lớn nhất mà phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX đạt được là

A. chủ nghĩa Mác bước đầu được truyền bá tới các nước.

B. chủ phải tăng lương, giảm giờ làm cho công nhân.

C. các tổ chức chính trị độc lập của giai cấp công nhân mỗi nước ra đời.

D. lấy ngày 1-5 hàng năm làm ngày Quốc tế lao động.

Đáp án: C

Giải thích: Sự phát triển của phong trào công nhân cùng với ảnh hưởng sâu rộng của chủ nghĩa Mác dẫn tới sự thành lập các tổ chức chính trị độc lập của giai cấp công nhân ở mỗi nước (SGK – Trang 47).

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Lịch Sử lớp 8 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 8: Sự phát triển của kĩ thuật, khoa học, văn học và nghệ thuật thế kỉ XVIII - XIX 

Lý thuyết Bài 9: Ấn Độ thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XX 

Lý thuyết Bài 10: Trung Quốc giữa thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX 

Lý thuyết Bài 11: Các nước Đông Nam Á cuối thể kỉ XIX - đầu thế kỉ XX 

Lý thuyết Bài 12: Nhật Bản cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX

1 2,699 01/03/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: