Lý thuyết Lịch Sử 8 Bài 23 (mới 2023 + Bài Tập): Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại (phần từ năm 1917 đến năm 1945) 

Tóm tắt lý thuyết Lịch sử 8 Bài 23: Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại (phần từ năm 1917 đến năm 1945) ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Lịch sử 8 Bài 23.

1 1,138 01/03/2023
Tải về


Lý thuyết Lịch Sử 8 Bài 23: Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại (phần từ năm 1917 đến năm 1945) 

I. Lập bảng thống kê về những sự kiện chính của lịch sử thế giới hiện đại (1917-1945)

Niên đại

Những sự kiện chính

Kết quả

Tháng 2-1917

Cách mạng dân chủ tư sản Nga thắng lợi .

- Lật đổ chế độ Nga Hòang.

- Hai chính quyền song song tồn tại.

Tháng 10 - 1917

Cách mạng tháng Mười thành công.

- Lật đổ chính phủ tư sản lâm thời.

- Nga đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Tháng 3 - 1921

Nga thực hiện chính sách kinh tế mới.

- Đời sống nhân dân được nâng cao.

Năm 1929 - 1933

Cuộc khủng hoảng kinh tế bùng nổ.

 

- Kinh tế tàn phá nặng nề.

- Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản phát xít hóa chiến tranh.

Mĩ thực hiện Chính sách mới

Duy trì chế độ dân chủ tư sản.

Năm 1918 - 1939

Phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á

- Xuất hiện các Đảng cộng sản của giai cấp vô sản.

Năm 1939 - 1945

Chiến tranh thế giới thứ hai

-Trục phát xít đầu hàng không điều kiện.

- Tình hình thế giới có nhiều biến đổi căn bản.

II. Những nội dung chính

Lịch sử thế giới (1917 – 1945) bao gồm những nội chính sau đây :

- Thắng lợi cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô đã có tác động lớn đến tình hình thế giới.

Lý thuyết Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại ( phần từ năm 1917 đến năm 1945)  | Lịch sử lớp 8 (ảnh 1)

Thắng lợi cách mjang tháng Mười Nga năm 1917

- Phong trào đấu tranh của các nước tư bản Âu - Mĩ lên cao, nhiều Đảng cộng sản ra đời.

- Trong quá trình đấu tranh giành độc lập, giai cấp vô sản bắt đầu trưởng thành và tham gia lãnh đạo cách mạng.

- Cuộc khủng hoảng kinh tế bùng nổ (1929 - 1933) đã dẫn đến hậu quả chủ nghĩa phát xít thắng thế và mưu đồ gây chiến tranh thế giới.

Lý thuyết Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại ( phần từ năm 1917 đến năm 1945)  | Lịch sử lớp 8 (ảnh 1)

Đồng tiền của Đức mất giá

- Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ (1939 - 1945) gây ra thảm họa cho nhân loại, kết thúc thời kì phát triển của lịch sử thế giới hiện đại.

Lý thuyết Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại ( phần từ năm 1917 đến năm 1945)  | Lịch sử lớp 8 (ảnh 1)

Trận Trân Châu Cảng

Lý thuyết Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại ( phần từ năm 1917 đến năm 1945)  | Lịch sử lớp 8 (ảnh 1)

Hậu quả chiến tranh

Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 23: Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại (Phần từ năm 1917 đến năm 1945)

Nhận biết

Câu 1. Cuộc tổng bãi công chính trị ở Pê-tơ-rô-grát gắn liền với cuộc cách mạng nào ở Nga?

A. Cải cách nông nô.    

B.  Cách mạng tháng Hai.

C. Đấu tranh chống thù trong, giặc ngoài.

D. Chiến đấu chống phát xít Đức.

Đáp án: B

Giải thích: Cuộc tổng bãi công chính trị ở Pê-tơ-rô-grát gắn liền với cuộc Cách mạng tháng Hai.

Câu 2. Sự kiện nào không thuộc thời kì lịch sử thế giới hiện đại?

A. Chiến tranh thế giới thứ nhất.

B. Cách mạng tư sản Anh.

C. Cách mạng tháng Mười Nga.

D. Chiến tranh thế giới thứ hai.

Đáp án: B

Giải thích: Cách mạng tư sản Anh diễn ra vào thế kỉ XVII nên thuộc phần lịch sử thế giới cận đại.

Câu 3. Từ năm 1925 đến năm 1941, Liên Xô bước vào thời kỳ

A. xây dựng và bảo vệ chính quyền Xô viết.

B. xây dựng chủ nghĩa xã hội.

C. xây dựng hệ thống chính trị - Nhà nước mới.

D. đấu tranh Chống phát xít Đức xâm lược.

Đáp án: B

Giải thích: Từ năm 1925 đến năm 1941, Liên Xô bước vào thời kỳ xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội.

Câu 4. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 bùng nổ đầu tiên ở nước

A. Anh.

B. Pháp.

C. Đức.

D. Mĩ.

Đáp án: B

Giải thích: Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 bùng nổ đầu tiên ở nước Mĩ vào tháng 10/1929.

Câu 5. Ba lò lửa dẫn đến chiến tranh thế giới thứ hai xuất hiện ở

A. Anh, Pháp, Mĩ.

B. Anh, Pháp, Đức.

C. Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản.     

D. Đức, Áo - Hung, I-ta-li-a.

Đáp án: C

Giải thích: Ba lò lửa dẫn đến chiến tranh thế giới thứ hai xuất hiện ở Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản.

Câu 6. Phong trào Ngũ tứ năm 1919 diễn ra ở

A. Ấn Độ.

B. Trung Quốc.

C. Nhật Bản.

D. Việt Nam.

Đáp án: B

Giải thích: Phong trào Ngũ tứ vào ngày 4/5/1919 diễn ra ở Trung Quốc.

Câu 7. Tổ chức quốc tế nào ra đời trong khoảng thời gian 1918 - 1923, khi mà cao trào cách mạng ở châu Âu bùng nổ?

A. Quốc tế thứ nhất.      

B. Quốc tế thứ hai.

C. Liên hiệp quốc.

D. Quốc tế thứ ba (Quốc tế cộng sản).

Đáp án: D

Giải thích: Quốc tế cộng sản ra đời năm 1919.

Câu 8. Chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra đầu tiên ở mặt trận

A. Xô - Đức.        

B. Tây Âu.

C. châu Á - Thái Bình Dương. 

D. Bắc Phi.

Đáp án: B

Giải thích: Chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra đầu tiên ở mặt trận Tây Âu khi Đức tấn công Ba Lan (1/9/1939), hai ngày sau Anh, Pháp tuyên chiến với Đức.

Thông hiểu

Câu 9. Trong cao trào cách mạng 1918 – 1923, một tổ chức cách mạng của giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới đã hình thành, đó là

A. Liên hợp quốc.                                      

B. Quốc tế Cộng sản.

C. Hội Quốc liên.                                        

D. Hội Liên hiệp Lao động Quốc tế.

Đáp án: B

Giải thích: Trong cao trào cách mạng 1918 – 1923, một tổ chức cách mạng của giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới đã hình thành, đó là Quốc tế Cộng sản.

Câu 10. Những thành tựu khoa học – kĩ thuật của nhân loại ở nửa đầu thế kỉ XX có nhiều tác động tích cực, ngoại trừ việc

A. nâng cao chất lượng cuộc sống con người.

B. tạo tiền đề cho sự phát triển của văn hóa ở giai đoạn sau.

C. đưa nhân loại sang nền văn minh thông tin.

D. mang lại cuộc sống vật chất và tinh thần tốt đẹp hơn cho con người.

Đáp án: C

Giải thích: Những thành tựu khoa học – kĩ thuật của nhân loại ở nửa đầu thế kỉ XX có nhiều tác động tích cực, ngoại trừ việc đưa nhân loại sang nền văn minh thông tin (đưa nhân loại sang nền văn minh thông tin là hệ quả của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại).

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Lịch Sử lớp 8 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 24: Cuộc kháng chiến từ năm 1858 đến năm 1873 

Lý thuyết Bài 25: Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc ( 1873 - 1884) 

Lý thuyết Bài 26: Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thể kỉ XIX 

Lý thuyết Bài 27: Khởi nghĩa Yên Thế và phòng trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX 

Lý thuyết Bài 28: Trào lưu cải cách Duy Tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX

1 1,138 01/03/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: