Lý thuyết Lịch sử 8 Bài 3 (mới 2023 + Bài Tập): Chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi thế giới
Tóm tắt lý thuyết Lịch sử 8 Bài 3: Chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi thế giới ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Lịch sử 8 Bài 3.
Lý thuyết Lịch sử 8 Bài 3: Chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi thế giới
I. Cách mạng công nghiệp
Cách mạng công nghiệp là cuộc cách mạng trong lĩnh vực sản xuất; là sự thay đổi cơ bản các điều kiện kinh tế-xã hội, văn hóa và kỹ thuật, xuất phát từ nước Anh sau đó lan tỏa ra toàn thế giới. Trong thời kỳ này, nền kinh tế giản đơn, quy mô nhỏ, dựa trên lao động chân tay được thay thế bằng công nghiệp và chế tạo máy móc quy mô lớn.
1. Cách mạng công nghiệp ở Anh
- Thời gian: Từ những năm 60 của thế kỉ XVIII, máy móc được phát minh và sử dụng trước tiên ở ngành dệt.
- Những phát minh quan trọng:
+ Năm 1764, Giêm Ha-gri-vơ phát minh máy kéo sợ Gien-ni.
Máy kéo sợ Gien-ni
+ Năm 1769, Ác-crai-tơ phát minh máy kéo sợi chạy bằng sức nước.
Máy kéo sợi chạy bằng sức nước.
+ Năm 1785, Ét-mơn Các-rai chế tạo máy dệt.
+ Năm 1784, Giêm Oát hoàn thành phát minh ra máy hơi nước.
+ Đầu thế kỉ XIX, tàu thủy, xe lửa chạy bằng máy hơi nước được sử dụng rộng rãi.
Xe lửa chạy bằng động cơ hơi nước
- Ý nghĩa:
+ Đưa sản xuất phát triển nhanh chóng, của cải ngày càng dồi dào.
+ Từ một nước nông nghiệp lạc hậu, Anh trở thành nước công nghiệp phát triển bậc nhất thế giới.
2. Cách mạng công nghiệp ở Pháp, Đức
- Pháp:
+ Thời gian: Bắt đầu từ những năm 30 của thế kỉ XIX, phát triển nhanh nhờ đẩy mạnh sản xuất gang, sắt, sử dụng nhiều máy hơi nước.
+ Vị trí: Kinh tế đứng thứ hai thế giới sau nước Anh.
- Đức:
+ Thời gian: Bắt đầu từ năm 40 của thế kỉ XIX với tốc độ kinh tế tăng nhanh.
+ Vị trí: Kinh tế đứng thứ ba thế giới sau nước Anh, Pháp.
Máy móc trong nông nghiệp
3. Hệ quả của cách mạng công nghiệp
- Làm thay đổi bộ mặt kinh tế các nước tư bản.
- Hình thành hai giai cấp cơ bản của xã hội là: tư sản và vô sản.
Lược đồ nước Anh giữa thế kỉ XVIII và nửa đầu thế kỉ XIX
II. Chủ nghĩa tư bản xác lập trên phạm vi thế giới
1. Cuộc cách mạng tư sản thế kỉ XIX
- Ở Mỹ La Tinh, các thuộc địa của Tây Ban Nha và Bồ Đầu Nha đã nổi dậy đấu tranh giành độc lập, dẫn đến sự ra đời của một loạt các quốc gia tư sản mới.
Lược đồ khu vực Mỹ La Tinh đầu thế kỉ XIX
- Ở châu Âu:
+ 1848-1849 cách mạng ngày càng bùng nổ, làm rung chuyển chế độ phong kiến vững mạnh ở các nước Đức, I-ta-li-a, Áo – Hung.
+ 1859-1870, ở I-ta-li-a đã diễn ra quá trình đấu tranh thống nhất đất nước.
+ 1864-1871, ở Đức diễn ra quá trình đấu tranh thống nhất đất nước dưới sự lãnh đạo của quí tộc Phổ, đứng đầu là Bi-Xmác.
+ 2/1861, Nga hoàng thực hiện cải cách nông nô, mở đường cho nước Nga chuyển nhanh sang chế độ chủ nghĩa tư bản.
2. Sự xâm lược của tư bản phương Tây đối với các nước Á, Phi.
* Nguyên nhân: Kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Anh, Pháp phát triển nhanh chóng làm tăng nhu cầu tranh giành thị trường, đẩy mạnh chiến tranh xâm lược các nước châu Á và Châu Phi.
* Quán trình xâm lược:
- Các nước Châu Á:
+ Ấn Độ, Ma-lai-xi-a: thuộc địa của Anh
+ Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia: thuộc địa của Pháp
+ Phi-lip-pin: thuộc địa của Tây Ban Nha, Mĩ
- Các nhước Châu Phi:
+ Các nước Tây Phi như: An-giê-ri, Ma-rốc, Xu-đăng, Ni-giê,… thuộc địa của Pháp
+ Ai Cập, Nam Phi, Sô-ma-li, Bô-ơ, thuộc địa của Anh
+ Nam-bi-a thuộc địa của Đức
* Kết quả: Hầu hết các nước Á, Phi lần lượt trở thành thuộc địa hoặc phụ thuộc vào phương Tây.
Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 3: Chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi thế giới
Nhận biết
Câu 1. Từ những năm 60 của thế kĩ XVIII, máy móc được phát minh và sử dụng trong sản xuất đầu tiên ở
A. Mĩ.
B. Đức.
C. Anh.
D. Pháp.
Đáp án: C
Giải thích: Từ những năm 60 của thế kĩ XVIII, máy móc được phát minh và sử dụng trong sản xuất đầu tiên ở Anh (SGK – Trang 18).
Câu 2. Ở Anh, ngành đầu tiên được sử dụng máy móc trong sản xuất là
A. ngành dệt.
B. khai mỏ.
C. giao thông vận tải.
D. đóng tàu.
Đáp án: A
Giải thích: Từ những năm 60 của thế kĩ XVIII, máy móc được phát minh và sử dụng trong sản xuất đầu tiên ở Anh, trước hết là ngành dệt (SGK – Trang 18).
Câu 3. Ai là người phát minh ra máy kéo sợi Gien-ni?
A. Gien-ni.
B. Giêm-oát.
C. Giêm Ha-gri-vơ.
D. Ét-mơn Các-rai.
Đáp án: C
Giải thích: Năm 1764, Giêm Ha-gri-vơ sáng chế ra máy kéo sợi và lấy tên con gái mình đặt cho máy, gọi là máy Gien-ni (SGK – trang 18).
Câu 4. Từ năm 1760 đến năm 1840, ở Anh đã diễn ra quá trình chuyển biến từ
A. một nước công nghiệp trở thành một nước nng nghiệp phát triển.
B. một nền sản xuất vừa và nhỏ sang nền sản xuất lớn.
C. sản xuất nhỏ thủ công sang sản xuất lớn bằng máy móc.
D. một nước nông nghiệp sang một nước công – nông nghiệp.
Đáp án: C
Giải thích: Từ năm 1760 đến năm 1840, ở Anh đã diễn ra quá trình chuyển biến từ sản xuất nhỏ thủ công sang sản xuất lớn bằng máy móc (SGK – trang 20).
Câu 5. Năm 1784 đã ghi dấu ấn trong cuộc cách mạng công nghiệp Anh với sự kiện
A. Giêm-oát hoàn thành việc phát minh ra máy hơi nước.
B. Ác-crai-tơ phát minh ra máy kéo sợi chạy bằng sức nước.
C. Ét-mơn Các-rai chế tạo ra máy dệt đầu tiên ở Anh.
D. Cuộc cách mạng công nghiệp hoàn thành ở Anh.
Đáp án: A
Giải thích: Năm 1784, Giêm-oát hoàn thành việc phát minh ra máy hơi nước (SGK – Trang 19).
Câu 6. Cách mạng công nghiệp ở Anh bắt đầu từ
A. cuối những năm 50 của thế kỉ XVIII.
B. đầu những năm 60 của thế kỉ XVIII.
C. đầu những năm 70 của thế kỉ XVII.
D. cuối những năm 60 của thế kỉ XVIII.
Đáp án: B
Giải thích: Cách mạng công nghiệp ở Anh bắt đầu từ đầu những năm 60 của thế kỉ XVIII (SGK – Trang 18).
Câu 7. Ý nào không đúng khi nói về tác động của cuộc cách mạng công nghiệp tới các nước tư bản?
A. Sản xuất phát triển, của cải ngày càng dồi dào.
B. Nhiều thành phố mọc lên.
C. Xuất hiện nhiều khu công nghiệp.
D. Lao động trong ngành dịch vụ tăng.
Đáp án: A
Giải thích: Cách mạng công nghiệp đã làm thay đổi bộ mặt của các nước tư bản: nhiều khu công nghiệp lớn, nhiều thành phố mọc lên, sản xuất phát triển, của cải ngày càng dồi dào (SGK – Trang 22).
Câu 8. Đến giữa thế kỉ XIX, nước Anh được mệnh danh là
A. nước có nền công nghiệp phát triển nhất thế giới.
B. nước công nghiệp hiện đại.
C. nước đi tiên phong trong công nghiệp.
D. công xưởng của thế giới.
Đáp án: D
Giải thích: Đến giữa thế kỉ XIX, nước Anh được mệnh danh là công xưởng của thế giới SGK – Trang 20.
Thông hiểu
Câu 9. Giai cấp tư sản Anh đã tích luỹ được một lượng tư bản khổng lồ để đầu tư phát triển công nghiệp nhờ
A. kinh doanh trong nước, buôn bán với các nước láng giềng.
B. đầu tư phát triển khoa học – kĩ thuật.
C. kinh doanh trong nước, buôn bán, nô lệ, khai thác thuộc địa.
D. thu được lợi nhuận sau cách mạng tư sản.
Đáp án: C
Giải thích: Giai cấp tư sản Anh sau khi lên nắm quyền nhờ những hoạt động kinh doanh trong nước, xâm chiếm và khai thác, thu lợi từ các thuộc địa.
Câu 10. Sau cách mạng tư sản, nước Anh đã hội đủ những tiền đề để tiến hành cách mạng công nghiệp là
A. vốn, công nhân làm thuê và thuộc địa.
B. tư bản, nhân công và sự phát triển kĩ thuật.
C. tư bản, công nhân và thị trường.
D. tư bản, công nhân, nô lệ và thị trường.
Đáp án: B
Giải thích: Sau cách mạng tư sản, ở Anh đã có đủ sự tích luỹ về tư bản, nguồn nhân công dồi dào và đã có nền kĩ thuật phát triển.
Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Lịch Sử lớp 8 đầy đủ, chi tiết khác:
Lý thuyết Bài 4: Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác
Lý thuyết Bài 5: Công xã Pa-Ri 1871
Lý thuyết Bài 6: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mỹ cuối thế kỉ XIX - Đầu thế kỉ XX
Lý thuyết Bài 7: Phong trào công nhân quốc tế cuối thể kỉ XIX - đầu thế kỉ XX
Lý thuyết Bài 8: Sự phát triển của kĩ thuật, khoa học, văn học và nghệ thuật thế kỉ XVIII - XIX
Xem thêm các chương trình khác:
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn 8 (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 8 (hay nhất) | Để học tốt Ngữ văn lớp 8 (sách mới)
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) | Để học tốt Ngữ văn lớp 8 (sách mới)
- Văn mẫu lớp 8 (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Tác giả - tác phẩm Ngữ văn 8 (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Hóa học 8
- Giải sbt Hóa học 8
- Giải vở bài tập Hóa học 8
- Lý thuyết Hóa học 8
- Các dạng bài tập Hóa học lớp 8
- Giải sgk Vật Lí 8
- Giải sbt Vật Lí 8
- Lý thuyết Vật Lí 8
- Giải vở bài tập Vật lí 8
- Giải SGK Toán 8 | Giải bài tập Toán 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải sbt Toán 8 (sách mới) | Sách bài tập Toán 8
- Bài tập Ôn luyện Toán lớp 8
- Các dạng bài tập Toán lớp 8
- Lý thuyết Toán lớp 8 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Toán 8
- Giáo án Toán lớp 8 mới nhất
- Bài tập Toán lớp 8 mới nhất
- Chuyên đề Toán lớp 8 mới nhất
- Giải sgk Tiếng Anh 8 (sách mới) | Giải bài tập Tiếng Anh 8 Học kì 1, Học kì 2
- Giải sgk Tiếng Anh 8 | Giải bài tập Tiếng Anh 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải sbt Tiếng Anh 8 (sách mới) | Sách bài tập Tiếng Anh 8
- Giải sbt Tiếng Anh 8 (thí điểm)
- Giải sgk Tin học 8 | Giải bài tập Tin học 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải vở bài tập Sinh học 8
- Giải sgk Sinh học 8
- Lý thuyết Sinh học 8
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 | Giải bài tập Giáo dục công dân 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Lý thuyết Giáo dục công dân 8 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm GDCD 8
- Lý thuyết Địa Lí 8 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Địa Lí 8
- Giải sgk Địa Lí 8 | Giải bài tập Địa Lí 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải Tập bản đồ Địa Lí 8
- Đề thi Địa lí 8