Lý thuyết Lịch Sử 8 Bài 29 (mới 2023 + Bài Tập): Chính sách khai thác thuộc địa của Thực Dân Pháp và những chuyển biến về kinh tế xã hội ở Việt Nam 

Tóm tắt lý thuyết Lịch sử 8 Bài 29: Chính sách khai thác thuộc địa của Thực Dân Pháp và những chuyển biến về kinh tế xã hội ở Việt Nam ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Lịch sử 8 Bài 29.

1 6555 lượt xem
Tải về


Lý thuyết Lịch Sử 8 Bài 29: Chính sách khai thác thuộc địa của Thực Dân Pháp và những chuyển biến về kinh tế xã hội ở Việt Nam 

I. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp (1897 - 1914).

Sau khi hoàn thành công cuộc bình địnhquân sự, thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa ở Việt Nam.

1. Tổ chức bộ máy Nhà nước.

Năm 1897 thành lập Liên bang Đông Dương gồm : Việt Nam, Cam-pu-chia và Lào do toàn quyền Đông Dương đứng đầu.

* Sơ đồ bộ máy thống trị của Pháp ở Đông Dương 

Lý thuyết Chính sách khai thác thuộc địa của Thực Dân Pháp và những chuyển biến về kinh tế xã hội ở Việt Nam  | Lịch sử lớp 8 (ảnh 1)

 Bộ máy cai trị từ trung ương đến địa phương đều do Pháp chi phối.

2. Chính sách kinh tế.

* Nông nghiệp :

- Đẩy mạnh cướp đoạt ruộng đất.

- Bóc lột nông dân theo kiểu phát canh thu tô.

* Công nghiệp :

- Tập trung khai thác mỏ than và kim loại.

- Sản xuất xi măng, gạch, ngói, điện, nước, chế biến gỗ .

* Giao thông vận tải :  tăng cường xây dựng hệ thống giao thông để phục vụ bóc lột và đàn áp phong trào.

Lý thuyết Chính sách khai thác thuộc địa của Thực Dân Pháp và những chuyển biến về kinh tế xã hội ở Việt Nam  | Lịch sử lớp 8 (ảnh 1)

Ga Hà Nội (năm 1900)

* Thương nghiệp :

- Nắm độc quyền thị trường Việt Nam.

- Đánh thuế nặng các mặt hàng, đặc biệt là muối, rượu và thuốc phiện.

=> Kinh tế Việt Nam vẫn là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu, phụ thuộc, đời sống nhân dân khốn cùng.

3. Chính sách văn hoá, giáo dục.

- Giai đoạn đầu: vẫn duy trì nền giáo dục Hán học.

- Năm 1905: Hệ thống giáo dục gồm 3 bậc học : Ấu học, Tiểu học và Trung học. Mở thêm trường, tăng thêm tiếng Pháp.

- Năm 1907: Mở trường Đại học Đông Dương để đào tạo người bản xứ phục vụ việc cai trị.

=> Mục đích của chính sách này là nô dịch và ngu dân.

II. Những chuyển biến của xã hội Việt Nam

Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, xã hội Việt Nam có nhiều biến đổi.

1. Các vùng nông thôn

- Giai cấp địa chủ : có sự phân hóa.

+ Giai cấp đại địa chủ phong kiến đã đầu hàng, làm chỗ dựa, tay sai cho thực dân Pháp.

+ Trung và tiểu địa chủ có tinh thần yêu nước.

- Giai cấp nông dân

+ Giai cấp nông dân, số lượng đông đảo, bị áp bức bóc lột nặng nề nhất.

+ Họ sẵn sàng hưởng ứng, tham gia cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.

Lý thuyết Chính sách khai thác thuộc địa của Thực Dân Pháp và những chuyển biến về kinh tế xã hội ở Việt Nam  | Lịch sử lớp 8 (ảnh 1)

Nông dân Việt Nam trong thời kì Pháp thuộc

2. Đô thị phát triển, sự xuất hiện các giai cấp, tầng lớp mới

- Các giai cấp mới, tầng lớp mới xuất hiện.

+ Tầng lớp tư sản: Nguồn gốc từ chủ xí nghiệp, xưởng thủ công, chủ hãng buôn... bị chính quyền thực dân kìm hãm, tư bản Pháp chèn ép.

+ Tầng lớp tiểu tư sản: bao gồm chủ các xưởng thủ công nhỏ, cơ sở buôn bán nhỏ, viên chức cấp thấp và những người làm nghề tự do.

+ Giai cấp công nhân: Công nhân phần lớn xuất thân từ nông dân, làm việc trong hầm mỏ, nhà máy, xí nghiệp, lương thấp nên đời sống khổ cực, có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống giới chủ nhằm cải thiện đời sống.

Lý thuyết Chính sách khai thác thuộc địa của Thực Dân Pháp và những chuyển biến về kinh tế xã hội ở Việt Nam  | Lịch sử lớp 8 (ảnh 1)

Công nhân Việt nam trong thời kì Pháp thuộc.

3. Xu hướng mới trong cuộc vận động giải phóng dân tộc

- Ảnh hưởng thế giới:

+ Các tư tưởng dân chủ tư sản ở châu Âu truyền vào nước ta qua sách báo, tân thư.

+ Nhật Bản đi theo tư bản chủ nghĩa và trở nên giàu mạnh.

-Trong nước: Xã hội nước ta có sự phân hóa và xuất hiện thêm các giai, tầng mới.

Những trí thức Nho học tiến bộ lao vào cuộc vận động cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản.

Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 29: Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những chuyển biến về kinh tế xã hội ở Việt Nam

Nhận biết

Câu 1. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, trên lĩnh vực nông nghiệp thực dân Pháp đã áp dụng chính sách

A. cướp đoạt ruộng đất.

B. nhổ lúa trồng cây công nghiệp.

C. thu tô nặng.     

D. lập đồn điền.

Đáp án: A

Giải thích: Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất trong lĩnh vực nông nghiệp thực dân Pháp đã đẩy mạnh việc cướp đoạt ruộng đất (SGK – Trang 138).

Câu 2. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, trên lĩnh vực công nghiệp, trước hết Pháp tập trung vào ngành

A. sản xuất xi măng và gạch ngói.

B. khai thác than và kim loại.

C. chế biến gỗ và xay xát gạo.

D. khai thác điện, nước.

Đáp án: B

Giải thích: Trong công nghiệp, trước hết Pháp tập trung vào ngành khai thác than và kim loại.

Câu 3. Trong lĩnh vực công nghiệp ở Việt Nam, thực dân Pháp chú trọng khai thác ngành

A. công nghiệp nặng.

B. công nghiệp nhẹ.

C. khai thác mỏ.

D. luyện kim và cơ khí.

Đáp án: C

Giải thích: Trong lĩnh vực công nghiệp ở Việt Nam, thực dân Pháp chú trọng khai thác ngành khai thác mỏ (than và các loại kim loại).

Câu 4. Hệ thống giáo dục phổ thông thời Pháp thuộc chia thành

A. hai bậc: Tiểu học và Trung học.

B. hai bậc: Ấu học và Tiểu học.

C. ba bậc: Ấu học, Tiểu học và Trung học.

D. ba bậc: Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông.

Đáp án: C

Giải thích: Hệ thống giáo dục phổ thông thời Pháp thuộc chia thành ba bậc: Ấu học, Tiểu học và Trung học (SGK – Trang 139).

Câu 5. Mục đích của Pháp trong việc mở trường học là

A. phát triển nền giáo dục Việt Nam.

B. khai sáng văn minh cho Việt Nam.

C. đào tạo người bản xứ phục vụ cho Pháp.

D. đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân ngày một cao.

Đáp án: C

Giải thích: Mục đích của Pháp trong việc mở trường học là đào tạo người bản xứ phục vụ cho Pháp (SGK – Trang 139).

Câu 6. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam (1897 - 1914) dẫn đến sự ra đời của giai cấp

A. công nhân.                          

B. tư sản.             

C. tiểu tư sản.                

D. nông dân.

Đáp án: A

Giải thích: Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam (1897 - 1914) dẫn đến sự ra đời của giai cấp công nhân

Câu 7. Giai cấp công nhân Việt Nam có mối quan hệ gắn bó mật thiết nhất với lực lượng xã hội nào?

A. Thợ thủ công.  

B. Nông dân.       

C. Tiểu thương.             

D. Tiểu tư sản.

Đáp án: B

Giải thích: Giai cấp công nhân Việt Nam có mối quan hệ gắn bó mật thiết nhất với giai cấp nông dân.

Câu 8. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914), tư bản Pháp ở Việt Nam tập trung đầu tư vốn nhiều nhất vào lĩnh vực nào?

A. Nông nghiệp.  

B. Giao thông vận tải.    

C. Thương nghiệp.         

D. Công nghiệp.

Đáp án: D

Giải thích: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914), tư bản Pháp ở Việt Nam tập trung đầu tư vốn nhiều nhất vào lĩnh vực công nghiệp.

Thông hiểu

Câu 9. Chính sách thuộc về chính trị mà Pháp đã áp dụng ở Việt Nam ngay từ khi tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất là

A. “Chia để trị”.

B. “Dùng người Pháp trị người Việt”.

C. “Đồng hoá” dân tộc Việt Nam.

D. vơ vét tài nguyên, bóc lột nhân công.

Đáp án: A

Giải thích: Ngay từ khi tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất Pháp đã chia Việt Nam thành ba xứ với ba chế độ chính trị khác nhau để dễ bề cai trị.

Câu 10. Thực dân Pháp bắt đầu tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Đông Dương khi

A. hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc tan rã.         

B. thế giới tư bản đang lâm vào khủng hoảng thừa.

C. cơ bản hoàn thành quá trình bình định Việt Nam.

D. cơ bản hoàn thành quá trình xâm lược Việt Nam.

Đáp án: C

Giải thích: Thực dân Pháp bắt đầu tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Đông Dương khi cơ bản hoàn thành quá trình bình định Việt Nam.

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Lịch Sử lớp 8 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 30: Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918 

Lý thuyết Bài 31: Ôn tập lịch sử Việt Nam từ những năm 1858 đến năm 1918 

Lý thuyết Bài 1: Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên 

Lý thuyết Bài 2: Cách mạng tư sản Pháp cuối thể kỉ XVIII 

Lý thuyết Bài 3: Chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi thế giới

1 6555 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: