Lý thuyết Dãy số – Toán 11 Chân trời sáng tạo

Với lý thuyết Toán lớp 11 Bài 1: Dãy số chi tiết, ngắn gọn và bài tập tự luyện có lời giải chi tiết sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm để học tốt môn Toán 11.

1 2,017 30/10/2023


Lý thuyết Toán 11 Bài 1: Dãy số - Chân trời sáng tạo

Bài giảng Toán 11 Bài 1: Dãy số

A. Lý thuyết Dãy số

1. Định nghĩa dãy số

  • Dãy số vô hạn

- Hàm số u xác định trên tập các số nguyên dương Nđược gọi là một dãy số vô hạn (gọi tắt là dãy số), nghĩa là

u:NR

nun=u(n)

Dãy số trên được kí hiệu là (un).

- Dãy số (un)được viết dưới dạng khai triển u1,u2,u3,...,un,...

- Số u1 là số hạng đầu; unlà số hạng thứ n và gọi là số hạng tổng quát của dãy số.

*Chú ý: Nếu nN,un=cthì (un)được gọi là dãy số không đổi.

  • Dãy số hữu hạn

Mỗi hàm số u xác định trên tập M={1;2;3;...;m},mN được gọi là một dãy số hữu hạn.Dạng khai triển của dãy số hữu hạn là u1,u2,u3,...,um.

Trong đó, số u1 gọi là số hạng đầu, umlà số hạng cuối.

2. Cách cho một dãy số

Một dãy số có thể cho bằng:

- Liệt kê các số hạng (với các dãy hữu hạn).

- Công thức của số hạng tổng quát un.

- Phương pháp truy hồi:

+) Cho số hạng thứ nhất u1 (hoặc một vài số hạng đầu tiên)

+) Cho một công thức tính un theoun1 (hoặc theo vài số hạng đứng ngay trước nó).

- Phương pháp mô tả.

3. Dãy số tăng, dãy số giảm

Dãy số (un) được gọi là dãy số tăng nếu ta có un+1>un,nN.

Dãy số (un) được gọi là dãy số giảm nếu ta có un+1<un,nN.

4. Dãy số bị chặn

Dãy số (un) được gọi là bị chặn trên nếu số M sao cho unM, nN.

Dãy số (un) được gọi là bị chặn dưới nếu số m sao cho unm, nN.

Dãy số (un) được gọi là bị chặn nếu nó vừa bị chặn trên vừa bị chặn dưới, tức là tồn tại các số m, M sao cho munM,nN.

Lý thuyết Dãy số – Toán 11 Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

B. Bài tập Dãy số

Bài 1. Xét tính bị chặn của dãy số sau: un = 4 – 3n – n2.

Hướng dẫn giải

Lý thuyết Toán 11 Chân trời sáng tạo Bài 1: Dãy số

Ta có: un + 1 – un = 4 – 3(n + 1) – (n + 1)2 – (4 – 3n – n2)

= 4 – 3n – 3 – n2 – 2n – 1 – 4 + 3n + n2

= − 2n − 4

⇔ un + 1 < un.

⇒ (un) là dãy số giảm, tức là n càng tăng thì un càng giảm ⇒ (un) không bị chặn dưới.

Vậy (un) là dãy số bị chặn trên.

Bài 2. Cho dãy số (un) được xác định bởi un=n+12n với n ∈ ℕ*.

a) Liệt kê 3 số hạng đầu của dãy số (un).

b) Xét tính tăng, giảm của dãy số (un).

Hướng dẫn giải

a) Ta có: u1=1+121=1,  u2=2+122=34,  u3=3+123=12.

b) Ta có: un+1un=n+1+12n+1n+12n

=n+22.2nn+12n=n+22n22.2n=n2n+1<0

⇔ un + 1 < un.

Vậy (un) là dãy số giảm.

Bài 3. Cho dãy số (un), biết un=n+12n+1. Số 815 là số hạng thứ mấy của dãy số?

A. 8;

B. 6;

C. 5;

D. 7.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Ta cần tìm n sao cho un=n+12n+1=81515n+15=16n+8n=7.

Bài 4. Cho dãy số (un) bởi hệ thức truy hồi: u1=12,  un+1=2un. Tìm ra công thức số hạng tổng quát của dãy số này.

Hướng dẫn giải

Ta có: u1=12=21;  u2=1=20;  u3=2=21;  u4=4=22.

Ta nhận thấy u1 = 21 – 2; u2 = 22 – 2; u3 = 23 – 2; u4 = 24 – 2.

Vậy công thức số hạng tổng quát của dãy số (un) là un = 2n – 2.

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Toán lớp 11 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 2: Cấp số cộng

Lý thuyết Bài 3: Cấp số nhân

Lý thuyết Bài 1: Giới hạn của dãy số

Lý thuyết Bài 2: Giới hạn của hàm số

Lý thuyết Bài 3: Hàm số liên tục

1 2,017 30/10/2023


Xem thêm các chương trình khác: