Giải Toán 11 trang 7 Tập 1 Kết nối tri thức

Với giải bài tập Toán 11 trang 7 Tập 1 trong Bài 1: Giá trị lượng giác của góc lượng giác sách Kết nối tri thức Tập 1 hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Toán lớp 11 trang 7 Tập 1.

1 1,671 21/03/2023


Giải Toán 11 trang 7 Tập 1

Luyện tập 1 trang 7 Toán 11 Tập 1Cho góc hình học uOv = 45°. Xác định số đo của góc lượng giác (Ou, Ov) trong mỗi trường hợp sau:

Luyện tập 1 trang 7 Toán 11 Tập 1 | Kết nối tri thức Giải Toán 11

Lời giải:

Ta có:

- Góc lượng giác tia đầu Ou, tia cuối Ov, quay theo chiều dương có số đo là

sđ(Ou, Ov) = 45°.

- Góc lượng giác có tia đầu Ou, tia cuối Ov, quay theo chiều âm có số đo là

sđ(Ou, Ov) = – (360° – 45°) = – 315°. 

HĐ2 trang 7 Toán 11 Tập 1Nhận biết hệ thức Chasles

Cho ba tia Ou, Ov, Ow với số đo của các góc hình học uOv và vOw lần lượt là 30° và 45°.

HĐ2 trang 7 Toán 11 Tập 1 | Kết nối tri thức Giải Toán 11

a) Xác định số đo của ba góc lượng giác (Ou, Ov), (Ov, Ow) và (Ou, Ow) được chỉ ra ở Hình 1.5.

b) Với các góc lượng giác ở câu a, chứng tỏ rằng có một số nguyên k để

sđ(Ou, Ov) + sđ(Ov, Ow) = sđ(Ou, Ow) + k360°.

Lời giải:

a) Quan sát Hình 1.5 ta có:

sđ(Ou, Ov) = 30°;

sđ(Ov, Ow) = 45°;

sđ(Ou, Ow) = – (360° – 30° – 45°) = – 285°.

b)  Ta có: sđ(Ou, Ov) + sđ(Ov, Ow) = 30° + 45° = 75°.

Lại có: – 285° + 1 . 360° = 75°.

Vậy tồn tại một số nguyên k = 1 để sđ(Ou, Ov) + sđ(Ov, Ow) = sđ(Ou, Ow) + k360°.

Xem thêm lời giải bài tập Toán 11 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Giải Toán 11 trang 5 Tập 1

Giải Toán 11 trang 7 Tập 1

Giải Toán 11 trang 8 Tập 1

Giải Toán 11 trang 9 Tập 1

Giải Toán 11 trang 10 Tập 1

Giải Toán 11 trang 11 Tập 1

Giải Toán 11 trang 12 Tập 1

Giải Toán 11 trang 13 Tập 1

Giải Toán 11 trang 14 Tập 1

Giải Toán 11 trang 15 Tập 1

Giải Toán 11 trang 16 Tập 1

1 1,671 21/03/2023


Xem thêm các chương trình khác: