Giải Toán 10 trang 87 Tập 2 Kết nối tri thức

Với giải bài tập Toán lớp 10 trang 87 Tập 2 trong Bài 27: Thực hành tính xác suất theo định nghĩa cổ điển sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Toán 10 trang 87 Tập 2.

1 896 10/02/2023


Giải Toán 10 trang 87 Tập 2

Bài tập 9.10 trang 87 Toán 10 Tập 2: Trên một phố có hai quán ăn X, Y. Ba bạn Sơn, Hải, Văn mỗi người chọn ngẫu nhiên một quán ăn.

a) Vẽ sơ đồ hình cây mô tả các phần tử của không gian mẫu.

b) Tính xác suất của biến cố “Hai bạn vào quán X, bạn còn lại vào quán Y”.

Lời giải

Gọi X, Y tương ứng là sự lựa chọn quán X, quán Y.

Khi đó, ta có sơ đồ hình cây mô tả các phần tử của không gian mẫu như sau :

Giải Toán 10 Bài 27 (Kết nối tri thức): Thực hành tính xác suất theo định nghĩa cổ điển (ảnh 1) 

Từ sơ đồ hình cây ta thấy có 8 các kết quả có thể là: XXX; XXY; XYX; XYY; YXX; YXY; YYX; YYY.

 Ω = {XXX; XXY; XYX; XYY; YXX; YXY; YYX; YYY}.

 n(Ω) = 8.

b) Gọi biến cố A: “Hai bạn vào quán X, bạn còn lại vào quán Y”.

Khi đó A = {XXY; XYX; YXX}

 n(A) = 3

  P(A)=n(A)n(Ω)=38.

Vậy P(A) = 38.

Bài tập 9.11 trang 87 Toán 10 Tập 2:  Gieo lần lượt hai con xúc xắc cân đối. Tính xác suất để ít nhất một con xúc xắc xuất hiện mặt 6 chấm.

Lời giải

Gieo hai con xúc xắc :

+ Xúc xắc 1 có thể xuất hiện một trong sáu mặt, do đó có 6 kết quả có thể.

+ Xúc xắc 2 có thể xuất hiện một trong sáu mặt, do đó có 6 kết quả có thể.

Theo quy tắc nhân, ta có số kết quả có thể là : 6.6 = 36.

Suy ra n(Ω) = 6.6 = 36.

Gọi biến cố A: “ít nhất một con xúc xắc xuất hiện mặt 6 chấm”

Nếu biến cố A không xảy ra thì biến cố A¯: “Không có con xúc xắc nào xuất hiện mặt 6 chấm” xảy ra.

Do đó A và A¯ là hai biến cố đối.

Xét biến cố A¯: “Không có con xúc xắc nào xuất hiện mặt 6 chấm” .

Biến cố A¯ xảy ra khi :

+ Con xúc xắc thứ nhất xuất hiện một trong 5 mặt từ mặt một chấm đến mặt năm chấm, có C51 =5 (kết quả).

+ Con xúc xắc thứ hai xuất hiện một trong 5 mặt từ mặt một chấm đến mặt năm chấm, có C51 =5 (kết quả).

Theo quy tắc nhân ta có 5.5 = 25 kết quả thuận lợi cho biến cố A¯.

 n(A¯) = 25.

 n(A) = n(Ω)   n(A¯)  = 36 – 25 = 11.

 P(A)=n(A)n(Ω)=1136.

Vậy P(A) = 1136.

Bài tập 9.12 trang 87 Toán 10 Tập 2:  Màu hạt của đậu Hà Lan có hai kiểu hình là màu vàng và màu xanh tương ứng với hai loại gen là gen trội A và gen lặn a. Hình dạng hạt của đậu Hà Lan có hai kiểu hình là hạt trơn và hạt nhăn tương ứng với hai loại gen là gen trội B và gen lặn b. Biết rằng, cây con lấy ngẫu nhiên một gen từ cây bố và một gen từ cây mẹ.

Phép thử là cho lai hai loại đậu Hà Lan, trong đó cả cây bố và cây mẹ đều có kiểu gen là (Aa,Bb) và kiểu hình là hạt màu vàng và trơn. Giả sử các kết quả có thể là đồng khả năng. Tính xác suất để cây con cũng có kiểu hình là hạt màu vàng và trơn.

Lời giải

Ta có sơ đồ hình cây mô tả kết quả có thể của kiểu gen ứng với màu hạt của cây con như sau:

Giải Toán 10 Bài 27 (Kết nối tri thức): Thực hành tính xác suất theo định nghĩa cổ điển (ảnh 1) 

Từ sơ đồ hình cây, ta thấy các kết quả có thể của kiểu gen ứng với màu hạt của cây con là 4 nhánh cây: AA, Aa, aA, aa.

Tương tự, ta có sơ đồ hình cây mô tả kết quả có thể của kiểu gen tương ứng với dạng hạt của cây con như sau:

Giải Toán 10 Bài 27 (Kết nối tri thức): Thực hành tính xác suất theo định nghĩa cổ điển (ảnh 1) 

Từ sơ đồ hình cây, ta thấy các kết quả có thể của kiểu gen ứng với dạng hạt của cây con là 4 nhánh cây: BB, Bb, bB, bb.

Khi đó, các kết quả có thể của phép thử được liệt kê trong bảng sau:

 Dạng hạt

Màu hạt

BB

Bb

bB

bb

AA

(AA,BB)

(AA,Bb)

(AA,bB)

(AA,bb)

Aa

(Aa,BB)

(Aa,Bb)

(Aa,bB)

(Aa,bb)

aA

(Aa,BB)

(Aa,Bb)

(Aa,bB)

(Aa, bb)

aa

(aa,BB)

(aa,Bb)

(aa,bB)

(aa,bb)

Mỗi ô là một kết quả có thể về kiểu gen của cây con. Không gian mẫu là tập hợp 16 ô của bảng trên. Do đó, không gian mẫu của phép thử là:

Ω ={(AA,BB); (AA,Bb); (AA,bB); (AA,bb); (Aa,BB); (Aa,Bb); (Aa,bB); (Aa,bb); (Aa,BB); (Aa,Bb); (Aa,bB); (Aa, bb); (aa,BB); (aa,Bb); (aa,bB); (aa,bb)}.

 n(Ω) = 16.

Biến cố A: “Cây con có kiểu hình là hạt màu vàng và trơn”.

Để cây con có kiểu hình là hạt màu vàng và trơn thì trong kiểu gen màu hạt có ít nhất một gen trội A và trong kiểu gen hình dạng hạt có ít nhất một gen trội B.

Do đó, các kết quả thuận lợi cho biến cố A là: (AA,BB); (AA,Bb); (AA,bB); (Aa,BB), (Aa,Bb); (Aa,bB); (aA,BB); (aA,Bb); (aA,bB).

 A = {(AA,BB); (AA,Bb); (AA,bB); (Aa,BB), (Aa,Bb); (Aa,bB); (aA,BB); (aA,Bb); (aA,bB)}.

 n(A) = 9

  P(A)=n(A)n(Ω)=916.

Vậy xác suất để cây con cũng có kiểu hình là hạt màu vàng và trơn là 916.

Xem thêm lời giải bài tập Toán lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Giải Toán 10 trang 83 Tập 2

Giải Toán 10 trang 84 Tập 2

Giải Toán 10 trang 85 Tập 2

Giải Toán 10 trang 86 Tập 2

Giải Toán 10 trang 87 Tập 2

Xem thêm lời giải bài tập Toán lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Bài tập cuối chương 9

Một số nội dung cho hoạt động trải nghiệm hình học

Ước tính số cá thể trong một quần thể

Bài tập cuối năm

Bài 1: Mệnh đề

1 896 10/02/2023


Xem thêm các chương trình khác: