Giải Toán 10 trang 58 Tập 2 Kết nối tri thức

Với giải bài tập Toán lớp 10 trang 58 Tập 2 trong Bài tập cuối chương 7 sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Toán 10 trang 58 Tập 2.

1 1,699 10/02/2023


Giải Toán 10 trang 58 Tập 2

Bài 7.26 trang 58 Toán 10 Tập 2:

Phương trình nào sau đây là phương trình tham số của đường thẳng?

A. 2x – y + 1 = 0;

B. x=2ty=t;

C. x2 + y2 = 1;

D. y = 2x + 3.

Lời giải 

Ta thấy 2x – y + 1 = 0; y = 2x + 3 là phương trình tổng quát của đường thẳng. Do đó A, D sai.

Ta thấy x2 + y2 = 1 là phương trình đường tròn. Do đó C sai.

Phương trình x=2ty=t là phương trình tham số của đường thẳng. Do đó B đúng.

Vậy chọn đáp án B.

Bài 7.27 trang 58 Toán 10 Tập 2:

Phương trình nào sau đây là phương trình tổng quát của đường thẳng?

A. –x – 2y + 3 = 0;

B. x=2+ty=3t;

C. y2 = 2x;

D. x210+y26=1.

Lời giải 

Ta có:

x=2+ty=3t là phương trình tham số của đường thẳng. Do đó B sai.

 y2 = 2x là phương trình chính tắc của parabol. Do đó C sai.

x210+y26=1 là phương trình chính tắc của elip. Do đó D sai.

–x – 2y + 3 = 0 là phương trình tổng quát của đường thẳng. Do đó A đúng.

Vậy chọn đáp án A.

Bài 7.28 trang 58 Toán 10 Tập 2:

Phương trình nào sau đây là phương trình đường tròn ?

A. x2 – y2 = 1;

B. (x – 2)2 – (y – 2)2 = 1;

C. x2 + y2 = 2;

D. y2 = 8x.

Lời giải 

 x2 – y2 =  1 có hệ hệ số của y2 là – 1 ≠ 1 nên phương trình x2 – y2 =  1 không là phương trình đường tròn. Do đó A sai.

(x – 2)2 – (y – 2)2 = 1 không thoả mãn dạng của phương trình đường tròn (x – a)2 + (y – b)2 = R2. Do đó B sai.

y2 = 8x là phương trình chính tắc của parabol. Do đó D sai.

x2 + y2 = 2 là phương trình đường tròn có tâm I(0;0) và R = 2. Do đó C đúng.

Vậy chọn đáp án C.

Bài 7.29 trang 58 Toán 10 Tập 2:

Phương trình nào sau đây là phương trình chính tắc của đường elip?

A. x29+y29=1;

B. x21+y26=1;

C. x24y21=1;

D. x22+y21=1

Lời giải 

x29+y29=1 có a =  b = 3 không thoả mãn điều kiện a > b > 0 nên x29+y29=1 không là phương trình chính tắc của đường elip. Do đó A sai

x21+y26=1 có a = 1; b = 6mà a < b không thoả mãn điều kiện a > b > 0 nên x21+y26=1 không là phương trình chính tắc của đường elip. Do đó B sai

x24y21=1là phương trình hypebol. Do đó C sai

x22+y21=1 là phương trình elip vì a = 2; b = 1 nên a > b > 0. Do đó D đúng.

Vậy chọn đáp án D.

Bài 7.30 trang 58 Toán 10 Tập 2:

Phương trình nào sau đây là phương trình chính tắc của đường hypebol?

A. x23y22=1

B. x21y26=1

C. x26+y21=1

D. x22+y21=1

Lời giải 

x23y22=1 không có dạng x2a2y2b2=1 nên không là phương trình chính tắc của đường hypebol. Do đó A sai

x26+y21=1là phương trình elip. Do đó C sai

x22+y21=1 không có dạng x2a2y2b2=1 nên không là phương trình chính tắc của đường hypebol. Do đó D sai

Đáp án : B. x21y26=1

Vì a = 1; b = 6 c = 1+6=7

 Ta có : 1 < 7 hay a <  c nên theo định nghĩa hypebol ta có: x21y26=1 là phương trình chính tắc của đường hypebol.

Vậy chọn đáp án B.

Bài 7.31 trang 58 Toán 10 Tập 2:

Phương trình nào sau đây là phương trình chính tắc của đường parabol?

A. x2 = 4y

B. x2 = -6y

C. y2 = 4x

D. y2 = -4x

Lời giải 

Phương trình chính tắc của parabol có dạng y2 = 2px (p > 0).

Ta thấy chỉ có đáp án C có phương trình dạng trên và thỏa mãn p = 2 > 0 ( thoả mãn điều kiện về phương trình chính tắc của parabol).

Vậy đáp án cần chọn là C.

B. Bài tập

Bài 7.32 trang 58 Toán 10 Tập 2:

Trong mặt phẳng toạ độ, cho A(1; −1), B(3; 5); C(−2; 4). Tính diện tích tam giác ABC

Lời giải 

Ta có: CB= (5; 1)  BC = 52+12 = 26

Ta lại có CB= (5; 1) là vectơ chỉ phương của đường thẳng BC nên vectơ pháp tuyến của BC là n(1; 5).

Đường thẳng BC đi qua điểm B(3; 5) và có vectơ pháp tuyến n(1; 5), có phương trình là:

−1(x – 3) + 5(y − 5) = 0  −x + 5y – 22 = 0

d(A; BC) = 1 + 5.(1)  22(1)2+52= 142613.

Khi đó diện tích tam giác ABC là: S = 12. d(A; BC). BC = 12.142613.26 =14 (đvdt).

Vậy diện tích tam giác ABC là 14 đvdt.

Bài 7.33 trang 58 Toán 10 Tập 2:

Trong mặt phẳng toạ độ, cho hai điểm A(−1; 0) và B(3; 1)

a) Viết phương trình đường tròn tâm A và đi qua B

b) Viết phương trình tổng quát của đường thẳng AB

c) Viết phương trình đường tròn tâm O và tiếp xúc với đường thẳng AB

Lời giải

a) Phương trình đường tròn tâm A có dạng : (x + 1)2 + y2 = R2 (với R là bán kính của đường tròn tâm A).

Vì đường tròn đi qua điểm B(3; 1) nên (3 + 1)2 + 12 = R2  R2 = 17

Vậy phương trình đường tròn là: (x + 1)2 + y2 = 17

b) Đường thẳng AB có vectơ chỉ phương AB= (4; 1) nên vectơ pháp tuyến là n(−1; 4).

Vậy phương trình đường thẳng AB là: −1(x + 1) + 4(y – 0) = 0 hay –x + 4y −1 = 0.

c) Vì đường tròn tâm O và tiếp xúc với đường thẳng AB nên

R = d(O; AB) = 0+4.01(1)2+42= 117

Vậy phương trình đường tròn tâm O và tiếp xúc với đường thẳng AB là:

(x – 0)2 + (y – 0)2 = 117 hay x2 + y2 = 117.

Bài 7.34 trang 58 Toán 10 Tập 2:

Cho đường tròn (C) có phương trình x2 + y2 – 4x + 6y – 12 = 0

a) Tìm toạ độ tâm I và bán kính R của (C).

b) Chứng minh rằng điểm M(5; 1) thuộc (C). Viết phương trình tiếp tuyến d của (C) tại M.

Lời giải 

a) Với phương trình x2 + y2 – 4x + 6y – 12 = 0 hay x2 + y2 – 2.2x – 2.( –3) y + (– 12) = 0.

 a = 2; b = –3; c = –12

Khi đó, tâm I(2; –3) và bán kinh R = a2+b2c=22+(3)2+12=5

b) Thay tọa độ điểm M vào phương trình đường tròn (C) ta được:

52 + 12 – 4.5 + 6.1 – 12 = 0

 25 + 1 – 20 + 6 – 12 = 0

 0 = 0 (luôn đúng)

  M(5; 1)  (C).

Ta có: IM= (3; 4)

Vì d là phương trình tiếp tuyến của (C) tại M nên IM  d, do đó đường thẳng d nhận IM= (3; 4) làm vectơ pháp tuyến.

Phương trình tiếp tuyến d của (C) tại M(5; 1) có vectơ pháp tuyến IM= (3; 4) là:

3(x – 5) + 4(y – 1) = 0  3x + 4y – 19 = 0.

Xem thêm lời giải bài tập Toán lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Giải Toán 10 trang 58 Tập 2

Giải Toán 10 trang 59 Tập 2

Xem thêm lời giải bài tập Toán lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Bài 23: Quy tắc đếm

Bài 24: Hoán vị, chỉnh hợp và tổ hợp

Bài 25: Nhị thức Newton

Bài tập cuối chương 8

Bài 26: Biến cố và định nghĩa cổ điển của xác suất

1 1,699 10/02/2023


Xem thêm các chương trình khác: