TOP 12 mẫu Giới thiệu một bài thơ chữ Hán hoặc chữ Nôm của Nguyễn Trãi (2024) SIÊU HAY
Sưu tầm một bài thơ chữ Hán hoặc chữ Nôm của Nguyễn Trãi và viết đoạn văn giới thiệu bài thơ đó gồm 12 đoạn văn mẫu hay nhất được tuyển chọn từ các đoạn văn hay của học sinh lớp 10 trên cả nước. Mời các bạn đón xem:
Giới thiệu một bài thơ chữ Hán hoặc chữ Nôm của Nguyễn Trãi
Đề bài: Sưu tầm một bài thơ chữ Hán hoặc chữ Nôm của Nguyễn Trãi và viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) giới thiệu bài thơ đó.
Giới thiệu một bài thơ chữ Hán hoặc chữ Nôm của Nguyễn Trãi (mẫu 1)
Công danh đã được hợp về nhàn,
Lành dữ âu chi thế ngợi khen.
Ao cạn vớt bèo cấy muống,
Trì thanh phát cỏ ương sen.
Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc,
Thuyền chở yên hà nặng vạy then.
Bui có một lòng trung liễn hiếu,
Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen.
(Thuật hứng – Bài 24)
Thuật hứng – Bài 24 là một bài thơ viết bằng chữ Nôm tuy ngắn gọn, giản dị nhưng không kém phần độc đáo. Bài thơ nằm trong chùm thơ “Thuật hứng” in trong tập thơ Quốc âm thi tập nổi tiếng của Nguyễn Trãi, được viết ra trong thời kỳ Ức Trai về sống ở Côn Sơn. Bài thơ “Thuật hứng – 24” này được viết theo thể thơ thất ngôn xen lục ngôn bát cú (các câu 3, 4, 8 chỉ có 6 từ). Với giọng thơ nhẹ nhàng, khoan thai; giọng điệu tâm tình, cởi mở và sử dụng ngôn ngữ: ao, bèo, muống, đĩa, cỏ, sen, kho, thu, phong, nguyệt, thuyền, yên hà đã tạo nên cốt cách bài thơ vừa dân dã, mộc mạc vừa cổ điển thanh cao. “Thuật hứng” đã thể hiện một cách đẹp đẽ sâu sắc những tư tưởng tình cảm cao đẹp của Ức Trai như coi thường danh lợi, thích sống nhàn trong cuộc đời thanh bạch, lúc nào cũng giữ trọng lòng trung hiếu son sắt, thuỷ chung. Đọc bài thơ, ta vô cùng kính yêu và cảm phục Nguyễn Trãi - một nhân cách kẻ sĩ cao đẹp như vua Lê Thánh Tông đã ngợi ca: “Ức Trai tâm thượng quang Khuê tảo”
Giới thiệu một bài thơ chữ Hán hoặc chữ Nôm của Nguyễn Trãi (mẫu 2)
- Bài thơ Ba tiêu
Tự bén hơi xuân tốt lại thêm,
Đầy buồng lạ, màu thâu đêm.
Tình thư một bức phong còn kín,
Gió nơi đâu, gượng mở xem
(Ba tiêu – Cây chuối của Nguyễn Trãi)
Bài thơ Ba tiêu - Cây chuối của danh nhân Nguyễn Trãi là một bài thơ viết bằng chữ Nôm tuy ngắn gọn, giản dị nhưng không kém phần độc đáo. Bài thơ được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt, nằm trong tập thơ Quốc âm thi tập nổi tiếng của Nguyễn Trãi. Chỉ vỏn vẹn bốn câu thơ ngắn gọn với câu chữ, giọng điệu gần gũi và thân thuộc, Nguyễn Trãi đã khiến cho người đọc phải có một cái nhìn khác về hình ảnh cây chuối - một loài cây mà ai cũng biết, cũng quen thuộc. Mùa xuân với khí hậu ấm áp, dễ chịu, mùa hoa nở và cây chuối cũng như bao cây khác, khi vào mùa xuân, nó vốn đã tươi tốt, nay lại càng tốt thêm. Những buồng chuối xanh mơn mởn, đẹp một cách lạ lùng cả ngày lẫn đêm. Còn những đọt chuối non kia, giống như bức thư tình còn e ấp không muốn mở. Gió ở nơi đâu, cứ quấn quýt lại gần đòi mở lá thư. Có lẽ, bài thơ này không đơn thuần chỉ là miêu tả hình ảnh cây chuối, mà nó như là một bức thư tràn đầy tình cảm được Nguyễn Trãi gửi gắm đến người đọc.
Giới thiệu một bài thơ chữ Hán hoặc chữ Nôm của Nguyễn Trãi (mẫu 3)
Thủ vĩ ngâm
Góc thành Nam, lều một gian,
No nước uống, thiếu cơm ăn.
Con đòi trốn, dường ai quyến,
Bà ngựa gầy, thiếu kẻ chăn.
Ao bởi hẹp hòi khôn thả cá,
Nhà quen thú thưa ngại nuôi vằn.
Triều quan chẳng phải, ẩn chẳng phải,
Góc thành Nam, lều một gian.
Bài thơ này có thể là làm trong lúc Nguyễn Trãi bị giam lỏng ở Đông Quan theo bài tựa của Nguyễn Khắc Kiệm hay là trong lúc ông bị Lê Thái Tổ ruồng bỏ sau khi bị giam vì bị nghi có liên quan với án Trần Nguyên Hãn, tuy được tha và vẫn giữ chức quan, nhưng không được làm việc gì. Chúng tôi (nhóm Đào Duy Anh) đoán là làm trong trường hợp thứ hai, vì trong thơ đã có vẻ chán chường lắm, không thể là giọng thơ của một người thanh niên 30 tuổi còn đầy tráng khí (lúc bị giam lỏng ở Đông Quan) mới gặp khó khăn nhất thời. Vả chăng nếu là bị giam ở Đông Quan thì không thể có câu “Triều quan chẳng phải, ẩn chẳng phải”.
Giới thiệu một bài thơ chữ Hán hoặc chữ Nôm của Nguyễn Trãi (mẫu 4)
Bài thơ: Mộ xuân tức sự
Nhàn trung tận nhật bế thư trai,
Môn ngoại toàn vô tục khách lai.
Ðỗ Vũ thanh trung xuân hướng lão,
Nhất đình sơn vũ luyện hoa khai.
(Bản dịch của Khương Hữu Dụng:
Suốt ngày nhàn nhã khép phòng văn
Khách tục không ai bén mảng gần
Trong tiếng cuốc kêu xuân đã muộn
Ðầy sân mưa bụi nở hoa xoan.)
Bài thơ “Mộ xuân tức sự” là một bài thơ chữ Hán đặc sắc của tác giả Nguyễn Trãi. Nó được viết khi ông lui về ở ẩn tại Côn Sơn. Bài thơ phác họa không gian cuối ngày xuân bên ngoài phòng văn của tác giả, thể hiện tâm hồn rộng mở, giao hòa với thiên nhiên, lắng nghe tiếng cuốc kêu và trông cánh hoa xoan nở đầy sân giữa làn mưa bụi. Không chỉ phơi phới tình yêu, niềm say mê với thiên nhiên, bài thơ còn gửi gắm nỗi niềm "ưu quốc" của Nguyễn Trãi. Tiếng cuốc kêu không chỉ gợi nhắc thời khắc cuối xuân đầu hạ, mà còn gợi đến vận nước đang khó khăn. Hơn nữa, tác giả thể hiện niềm tin và hy vọng của mình thông qua hình ảnh hoa xoan vẫn nở bừng ở cuối bài.
Giới thiệu một bài thơ chữ Hán hoặc chữ Nôm của Nguyễn Trãi (mẫu 5)
Thính Vũ
Tịch mịch u trai lý
Chung tiêu thính vũ thanh
Tiêu tao kinh khách chẩm
Điểm trích sổ tàn canh
Cách trúc xao song mật
Hòa chung nhập mộng thanh
Ngâm dư hồn bất mị
Đoạn tục đáo thiên minh.
Nguyễn Trãi
Dịch nghĩa:
Nghe Mưa
Vắng vẻ trong phòng tối tăm,
Suốt đêm nghe tiếng trời mưa.
Tiếng não nùng làm kinh động gối khách,
Giọt thánh thót suốt mấy canh tàn.
Cách bụi trúc tiếng khua nhặt vào cửa sổ,
Lẫn tiếng chuông vẳng vào giấc mơ nhẹ nhàng.
Ngâm rồi vẫn không ngủ được,
Nghe đứt nối cho đến trời bình minh.
“Thính vũ” là một bài thơ chữ Hán đầy tình cảm bộc lộ tâm tư của tác giả bắt đầu là cảnh trời mưa, trong gian phòng u tối tịch mịch, thi nhân là khách trọ đã thức thâu đêm một mình trong căn phòng vắng vẻ u tối nghe tiếng mưa rơi tâm trạng bồn chồn, như chưa thực hiện một hoài bão lớn, một trách nhiệm nam nhi nợ nước thù nhà, tiếng trúc khua tiếng chuông chùa hoà âm điệu làm cho nỗi buồn càng chất ngất thức thâu đêm, ngoài trời mưa rỉ rả lúc to lúc nhỏ, ngâm thơ vẫn không sao ngủ được đến sớm mai. Dưới đây là bài thơ chữ Hán hay nhất của Nguyễn Trãi.
Giới thiệu một bài thơ chữ Hán hoặc chữ Nôm của Nguyễn Trãi (mẫu 6)
QUAN HẢI
Thung mộc trùng trùng hải lãng tiền,
Trầm giang thiết toả diệc đồ nhiên.
Phúc chu thuỷ tín dân do thuỷ,
Thị hiểm nan bằng mệnh tại thiên.
Hoạ phúc hữu môi phi nhất nhật,
Anh hùng di hận kỉ thiên niên.
Kiền khôn kim cổ vô cùng y,
Khước tại Thương Lang viễn thụ yên.
Dịch nghĩa
Cọc gỗ lớp lớp trồng trước sóng biển
Xích sắt cũng được trầm dưới nước để phong toả như thế
Thuyền có bị lật mới biết rằng dân chẳng khác gì nước
Cậy vào địa thế hiểm trở cũng khó bằng mệnh trời
Họa phúc đều có duyên do, đâu phải chỉ một ngày
Anh hùng để lại mối hận nghìn năm
Xưa nay ý trời đất thì vô cùng tận
Lui về chốn cây cỏ mây trời ở đất Thương Lang xa xôi.
Quan Hải là một bài thơ đặc sắc của Nguyễn Trãi. Bài thơ được ông sáng tác vào thời điểm sau chiến thắng chống quân Minh xâm lược. Thể hiện sự suy tư về lẽ hưng vong của triều đại nhà Hồ ngắn ngủi, đồng thời cảm thán về nỗi đau uất hận của anh hùng thất thế. Đây chính là một bài thơ mang đậm ý nghĩa về lòng dân, có dân thì mọi chuyện tất thành. Bài thơ đầy ắp tâm trạng và vô cùng sâu sắc.
Giới thiệu một bài thơ chữ Hán hoặc chữ Nôm của Nguyễn Trãi (mẫu 7)
Ba tiêu (cây chuối)
Tự bén hơi xuân tốt lại thêm,
Ðầy buồng lạ, màu thâu đêm.
Tình thư một bức phong còn kín,
Gió nơi đâu, gượng mở xem.
Cây chuối là một loại cây dân dã bình dị, nhưng đã được Nguyễn Trãi thổi vào đó một linh hồn để thể hiện một cảm xúc sâu sắc, kín đáo về một tâm hồn cháy bỏng. Điều này cũng là một điều thật bình thường, bởi vì Nguyễn Trãi là một vị tướng nhưng ông cũng là một con người bằng xương bằng thịt, một người thường với những cảm xúc dào dạt, cũng không tránh khỏi sự e ấp, ngại ngùng khi nhắc đến tình cảm riêng, và đặc biệt lại là tình yêu trong thời phong kiến đầy khuôn sáo nên sự thể hiện càng kín đáo. Nguyễn Trãi không những là nhân chứng của những biến động bão táp mà ông còn là người tướng trực tiếp tham gia vào những biến động ấy. Và ngay cả cuộc đời ông cũng là một cuộc đời đầy biến cố thăng trầm. Chính thế mà thơ ông thể hiện những vốn sống, những suy nghĩ sâu sắc với tình yêu thiên nhiên, con người đầy hồn hậu.
Cây chuối đón xuân đến để thêm tươi tốt, thêm ngát hương, ngoài việc mượn hình ảnh cây chuối để thể hiện một tình yêu tuổi trẻ mãnh liệt, Nguyễn Trãi còn gửi vào đây một nổi niềm, một tấm lòng sâu lắng trước thời cuộc. Trong lúc rời triều đình về quê ở ẩn, lòng ông không lúc nào yên, cứ nao nao “đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông” ông chỉ mong được lệnh vua cho vời về kinh. Cây chuối đang đón đợi xuân hay chính bản thân ông đợi xuân. Với Nguyễn Trãi mùa xuân của ông là chính là tin vui từ nhà vua truyền về kinh được thoả lòng dũng tướng. Một tâm hồn cao cả, suốt cuộc đời vì dân vì nước, luôn trăn trở suy tư trước thời cuộc. Trong đời tư ông luôn giữ nếp sống giản dị, trong sạch, một đời thanh cao. Ông như một tấm gương chói ngời về sự ngiệp, tài năng và đức độ.Bài thơ có một giá trị đáng quý, nói tới bài thơ Cây chuối ta sẽ nhớ ngay một ý xuân tình e ấp, một tâm hồn cuộn sóng vì dân, vì mệnh nước. Qua đó ta thấy rõ phần tâm hồn phong phú và nghệ thuật tài hoa của Nguyễn Trãi.
Giới thiệu một bài thơ chữ Hán hoặc chữ Nôm của Nguyễn Trãi (mẫu 8)
Trong tập thơ chữ Hán "Ức Trai thi tập" của Nguyễn Trãi, em ấn tượng nhất với sáng tác "Bạch Đằng hải khẩu" ("Cửa biển Bạch Đằng"). Đọc bài thơ, em không khỏi tự hào về mảnh đất từng lưu giữ nhiều chiến công hiển hách, vang dội. Trước hết, thi sĩ đã mở ra không gian rộng lớn, kì vĩ của cửa biển Bạch Đằng qua hai câu thơ đầu. Tiếp đến, ở câu ba và bốn, những dấu vết lịch sử lần lượt được chỉ ra. Đứng trước mảnh đất chiến địa này, tác giả cũng không quên ca ngợi các vị anh hùng lịch sử. Cuối cùng, hai câu thơ cuối bài chính là những suy ngẫm sâu sắc của tác giả về lịch sử, thế sự. Có thể nói, với việc sử dụng ngôn ngữ hàm súc, hình ảnh giàu chất gợi, Nguyễn Trãi đã thành công trong việc làm nổi bật chủ đề tác phẩm. Qua "Bạch Đằng hải khẩu", em càng thêm yêu, trân trọng những giá trị, truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Giới thiệu một bài thơ chữ Hán hoặc chữ Nôm của Nguyễn Trãi (mẫu 9)
"Bảo kính cảnh giới" (bài số 43) là một tác phẩm tiêu biểu trong tập thơ Nôm "Quốc âm thi tập". Bài thơ được viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật biến thể, câu lục ngôn xen lẫn với câu thất ngôn. Có thể nói, Nguyễn Trãi thật tài tình khi khắc họa nên một bức tranh thiên nhiên tươi đẹp của ngày hè. Bức tranh ấy là sự kết hợp hài hòa giữa âm thanh, hình ảnh và màu sắc. Ngắm nhìn cảnh sắc, tác giả không quên bày tỏ tâm trạng, tấm lòng yêu nước thương dân "Lẽ có Ngu Cầm đàn một tiếng,/ Dân giàu đủ khắp đòi phương". Đây cũng chính là những nội dung trọng tâm của "Bảo kính cảnh giới". Thông qua tác phẩm, ta còn thấy được tài năng nghệ thuật đỉnh cao ở Nguyễn Trãi. Bằng ngôn ngữ mộc mạc, hình ảnh thơ gần gũi kết hợp với hệ thống từ láy "đùn đùn", "lao xao", "dắng dỏi", tác giả đã làm nổi bật cảnh sắc mùa hè cùng cuộc sống đời thường của con người. Từ đây, em càng thêm yêu mến những áng thơ tuyệt tác như "Bảo kính cảnh giới" (bài số 43).
Giới thiệu một bài thơ chữ Hán hoặc chữ Nôm của Nguyễn Trãi (mẫu 10)
Một trong những bài thơ nổi tiếng của Nguyễn Trãi được viết theo thể ngũ ngôn luật thi là "Dục Thúy sơn". Đây là bài thơ được rút ra từ tập "Ức Trai thi tập". Trong sáu câu thơ đầu, thi sĩ tập trung miêu tả bức tranh về vẻ đẹp núi Dục Sơn. Dáng núi được ví như bông hoa sen thanh khiết nổi trên mặt nước trong xanh. Những bóng tháp soi xuống mặt nước cũng trở nên đẹp đẽ, thi vị giống như cái trâm ngọc. Cuối cùng, hình ảnh sóng nước được gợi tả qua câu thơ "gương sông ánh tóc huyền". Đến với hai câu thơ cuối, ta cảm nhận thấy sự hoài niệm, nhớ thương cùng những suy tư về con người, dân tộc ở nhà thơ. Để làm nổi bật bức tranh tiên cảnh này, Nguyễn Trãi đã sử dụng nhiều hình ảnh so sánh "tháp ảnh trâm thanh ngọc/ ba quang kính thúy hoàn" cùng giọng thơ nhịp nhàng. Có thể nói, "Dục Thúy sơn" chính là một áng thơ tiêu biểu viết về đề tài thiên nhiên.
Giới thiệu một bài thơ chữ Hán hoặc chữ Nôm của Nguyễn Trãi (mẫu 11)
"Ngôn chí" là chùm thơ gồm 21 bài trong tập thơ Nôm "Quốc âm thi tập" của Nguyễn Trãi. Trong đó, "Ngôn chí" (bài 3) đã để lại cho em nhiều rung động sâu sắc. Trước hết, tác phẩm được viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật biến thể, câu thơ sáu chữ xen lẫn với câu thơ bảy chữ. Bằng hình ảnh giản dị, thân thuộc, ngôn ngữ mộc mạc, thi sĩ đã vẽ nên khung cảnh thiên nhiên thanh bình cùng cuộc sống đời thường nhàn nhã. Đó là cảnh sắc vừa nên thơ "trì thưởng nguyệt", "lãnh ương hoa", vừa đơn sơ "cơm ăn dầu có dưa muối", "đất cày ngõ ải". Cuộc sống sinh hoạt càng thêm lãng mạn, thi vị bởi những hoạt động ngắm trăng, ngâm thơ. Từ đây, ta dễ dàng cảm nhận được tâm trạng hạnh phúc, thoải mái, hài lòng của nhân vật trữ tình về đời sống. Có thể nói, bài thơ "Ngôn chí" (bài 3) đã giúp ta thấy được vẻ đẹp tâm hồn, tư tưởng ở nhà thơ Nguyễn Trãi.
Giới thiệu một bài thơ chữ Hán hoặc chữ Nôm của Nguyễn Trãi (mẫu 12)
Bên cạnh tập "Ức Trai thi tập", "Quốc âm thi tập" cũng được coi là sáng tác nổi bật của Nguyễn Trãi. Trong tập thơ này, em ấn tượng nhất với tác phẩm "Ngôn chí" (bài 7). Bài thơ được viết bằng chữ Nôm, theo thể thất ngôn bát cú. Chỉ với tám câu thơ ngắn ngủi, tác giả đã làm nổi bật chủ đề về tình cảm con người hết sức dung dị, đời thường. Đó là niềm khắc khoải đau đáu của một người con khi chưa báo đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục "Tình phụ cơm trời, áo cha". Đọc bài thơ, ta càng thêm khâm phục tài năng văn chương nghệ thuật ở Nguyễn Trãi. Bằng ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, hình ảnh gần gũi, ông đã thể hiện chân thực nỗi niềm, tâm tư của người con chí hiếu. Mong rằng, những ý nghĩa và giá trị mà tác phẩm đem đến sẽ mãi tỏa sáng theo thời gian.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:
Viết đoạn văn về tinh thần độc lập, ý thức về chủ quyền dân tộc được thể hiện trong Bình Ngô đại cáo
Viết đoạn văn phân tích yếu tố “phá cách” trong Bảo kính cảnh giới
Viết đoạn văn phân tích một nét đẹp của tâm hồn Nguyễn Trãi trong bài Dục Thúy sơn
Viết đoạn văn khoảng phân tích tâm trạng của nhân vật Thanh ở đoạn văn cuối của phần kết truyện
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Toán 10 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Toán 10 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề Toán 10 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Toán 10 – Kết nối tri thức
- Chuyên đề dạy thêm Toán 10 Kết nối tri thức (2024 có đáp án)
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Global Success – Kết nối tri thức
- Giải sbt Tiếng Anh 10 Global Success – Kết nối tri thức
- Ngữ pháp Tiếng Anh 10 Global success
- Bài tập Tiếng Anh 10 Global success theo Unit có đáp án
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 10 Global success đầy đủ nhất
- Giải sgk Vật lí 10 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Vật lí 10 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề Vật lí 10 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Vật lí 10 – Kết nối tri thức
- Chuyên đề dạy thêm Vật lí 10 cả 3 sách (2024 có đáp án)
- Giải sgk Hóa học 10 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Hóa học 10 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Hóa học 10 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề Hóa học 10 – Kết nối tri thức
- Chuyên đề dạy thêm Hóa 10 cả 3 sách (2024 có đáp án)
- Giải sgk Sinh học 10 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Sinh học 10 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Sinh học 10 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề Sinh học 10 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Lịch sử 10 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Lịch sử 10 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề Lịch sử 10 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Lịch sử 10 - Kết nối tri thức
- Giải sgk Địa lí 10 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Địa Lí 10 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Địa lí 10 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề Địa lí 10 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Công nghệ 10 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Công nghệ 10 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề Kinh tế và pháp luật 10 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết KTPL 10 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng - an ninh 10 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Giáo dục quốc phòng 10 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Giáo dục quốc phòng 10 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Hoạt động trải nghiệm 10 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Tin học 10 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Tin học 10 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Tin học 10 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề Tin học 10 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Giáo dục thể chất 10 – Kết nối tri thức