Soạn bài Văn bản báo cáo hay, ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Văn bản báo cáo Ngữ văn lớp 7 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Văn bản báo cáo để chuẩn bị bài và soạn văn 7. Mời các bạn đón xem:

1 594 15/02/2022
Tải về


Soạn bài Văn bản báo cáo - Ngữ văn 7

A. Soạn bài Văn bản báo cáo ngắn gọn:

I. Đặc điểm của văn bản báo cáo

Câu 1 (trang 133 sgk Ngữ văn 7 Tập 2):

* Học sinh tự đọc các văn bản SGK.

Câu 2 (trang 134 sgk Ngữ văn 7 Tập 2):

a. Viết báo cáo để: Trình bày về tình hình, sự việc và các kết quả đã làm được của một cá nhân hay một tập thể.

b. Báo cáo cần phải chú ý:

- Về nội dung: phải nêu rõ Ai viết?, ai nhận? nhận về việc gì và kết quả ra sao.

- Về hình thức: phải đúng mẫu, sáng sủa, rõ ràng.

c.

- Em đã từng viết báo cáo kết quả học tập trong một năm

- Những trường hợp cần viết báo cáo trong sinh hoạt, học tập ở trường em là:

+ Báo cáo tổng kết thi đua

+ Báo cáo tổng kết lớp

+ Báo cáo về thành tích cá nhân

Câu 3 (trang 134 sgk Ngữ văn 7 Tập 2):

* Chỉ có tình huống b là phải viết Báo cáo.

* Thông thường cán bộ lớp sẽ viết báo cáo gửi cô giáo chủ nhiệm, để từ đây, cô báo cáo lên Ban Giám hiệu của trường để trường biết tình hình học tập, sinh hoạt và công tác của lớp trong hai tháng cuối năm.

II. Cách làm văn bản báo cáo

1. Tìm hiểu cách làm văn bản báo cáo:

a. Các mục trong cả hai văn bản báo cáo được trình bày theo thứ tự:

+ (1) Quốc hiệu và tiêu ngữ

+ (2) Địa điểm, ngày tháng làm báo cáo

+ (3) Tên văn bản: Báo cáo về nội dung gì

+ (4) Nơi nhận báo cáo

+ (5) Người (tổ chức) báo cáo

+ (6) Nêu sự việc, lý do và kết quả đã làm được

+ (7) Chữ kí và họ tên người báo cáo

- Hai văn bản báo cáo trên:

* Giống nhau: về cách trình bày các mục

* Khác nhau ở nội dung báo cáo.

- Những mục quan trọng, cần chú ý trong hai câu văn bản báo cáo trên là: (3), (4), (5), (6).

b.

- Cách làm một báo cáo là tuân thủ theo 7 mục như câu a:

+ (1) Quốc hiệu và tiêu ngữ

+ (2) Địa điểm, ngày tháng làm báo cáo

+ (3) Tên văn bản: Báo cáo về nội dung gì

+ (4) Nơi nhận báo cáo

+ (5) Người (tổ chức) báo cáo

+ (6) Nêu sự việc, lý do và kết quả đã làm được

+ (7) Chữ kí và họ tên người báo cáo

- Nội dung không nhất thiết phải trình bày đầy đủ tất cả, nhưng cần chú ý các mục (5), (4), (3), (6).

- Về hình thức:

+ Trình bày cần trang trọng, rõ ràng và sáng sủa.

III. Luyện tập

Câu 1 (trang 136 sgk Ngữ văn 7 Tập 2):

* Học sinh tự sưu tầm và giới thiệu trước lớp 1 bản báo cáo

* Gợi ý:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2019

BÁO CÁO

Về kết quả quyên góp ủng hộ các bạn học sinh vùng lũ lụt

Kính gửi: Tổng phụ trách Đội Trường THCS Đống Đa

Hưởng ứng phong trào quyên góp giúp đỡ đồng bào vùng lũ lụt vượt qua những khó khăn do thiên tai gây ra, lớp 7A đã tiến hành quyên góp được một số quà gửi các bạn học sinh vùng lũ lụt như sau:

1) Quần áo: 30 bộ

2) Sách vở: 40 bộ sách giáo khoa cũ (lớp 6) và 40 quyển vở học sinh

3) Tiền mặt: 2.290.000 đồng.

Tất cả các bạn đều đóng góp, ủng hộ. Trong đó bạn Hoàng Hà, Hoàng Minh là người ủng hộ nhiều nhất.

Thay mặt lớp 7A

Lớp trưởng

Phan Hiểu Nhi

Câu 2 (trang 136 sgk Ngữ văn 7 Tập 2):

Các lỗi cần tránh khi viết văn bản báo cáo:

- Báo cáo sai nội dung, thiếu sự việc.

- Sai chính tả, thiếu các mục, phần.

- Trình bày rườm rà, dài dòng

- Trình bày chưa đúng mục đích báo cáo, còn lan man, chung chung

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Văn bản báo cáo:

- Báo cáo thường là bản tổng hợp trình bày về tình hình, sự việc và các kết quả đạt được của một cá nhân hay tập thẻ.

- Bản báo cáo cần trình bày trang trọng, rõ ràng và sáng sủa theo một số mục quy định sẵn. Nội dung không nhất thiết phải trình bày đầy đủ tất cả, nhưng cần chú ý các mục sau: Báo cáo của ai ? Báo cáo với ai ? Báo cáo về việc gì ? Kết quả như thế nào ?

Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 7 hay, chi tiết khác:

Kiểm tra phần văn

Luyện tập làm văn bản đề nghị và báo cáo

Ôn tập phần Tập làm văn

Ôn tập phần tiếng Việt (tiếp theo)

Kiểm tra tổng hợp cuối năm

1 594 15/02/2022
Tải về