Soạn bài Luyện tập về phương pháp lập luận trong văn nghị luận hay, ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Luyện tập về phương pháp lập luận trong văn nghị luận Ngữ văn lớp 7 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Luyện tập về phương pháp lập luận trong văn nghị luận để chuẩn bị bài và soạn văn 7. Mời các bạn đón xem:

1 711 lượt xem
Tải về


Soạn bài Luyện tập về phương pháp lập luận trong văn nghị luận - Ngữ văn 7

A. Soạn bài Luyện tập về phương pháp lập luận trong văn nghị luận ngắn gọn:

I. Lập luận trong đời sống

Câu 1 (trang 32 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

- Trong các câu trên, bộ phận luận cứ nằm ở bên trái dấu phẩy, bộ phận kết luận nằm ở bên phải dấu phẩy.

- Mối quan hệ của luận cứ và kết luận là: mối quan hệ nguyên nhân – kết quả.

- Vị trí của luận cứ và kết luận có thể thay đổi được cho nhau.

Câu 2 (trang 33 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

* Bổ sung luận cứ:

a. Em rất yêu trường em vì đó là nơi em được thầy cô truyền cho nhiều tri thức bổ ích.

b. Nói dối rất có hại vì khi bị phát hiện thì người ta sẽ không bao giờ tin lời bạn nói nữa.

c. Học mệt lắm rồi nghỉ một lát nghe nhạc thôi.

d. Vì còn nhỏ tuổi nên trẻ em cần biết nghe lời cha mẹ.

e. Vì kỳ nghỉ hè kéo dài nhiều ngày nên em rất thích đi tham quan.

Câu 3 (trang 33 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

* Viết tiếp kết luận cho các luận cứ:

a. Ngồi mãi ở nhà chán lắm, phải ra ngoài chơi cho vui.

b. Ngày mai đã thi rồi mà bài vở còn nhiều quá, mình cần phải tập trung để làm và ôn tập cho kĩ.

c. Nhiều bạn nói năng thật khó nghe, mình nhất định phải góp ý cho các bạn ấy.

d. Các bạn đã lớn rồi, làm anh làm chị chúng nó, không nên trêu chọc chúng làm gì.

e. Cậu này ham đá bóng thật nên mọi người phê bình cũng phải.

II.  Lập luận trong văn nghị luận

Câu 1 (trang 33 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

- Luận điểm trong văn nghị luận là những kết luận có ý nghĩa xã hội rộng rãi, có quan hệ tới nhiều người, còn những kết luận rút ra trong đời sống thường chỉ liên quan tới một cá nhân hoặc một số ít người.

- Kết luận rút ra trong văn nghị luận thường là những vấn đề mang tính khái quát, tính triết lý cao, trong khi đó những kết luận rút ra trong đời sống thường mang tính cá biệt cụ thể.

Câu 2 (trang 34 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

* Lập luận cho luận điểm: “Sách là người bạn lớn của con người”

- Sách vở nuôi dưỡng ta, giúp ta lớn lên về trí tuệ, về tâm hồn.

- Sách giúp ta hiểu biết, khám phá những sự bí ẩn của thế giới tự nhiên ; khám phá sự phong phú, tinh tế của đời sống tâm hồn con người; và khám phá ngay những điều bí ẩn của chính bản thân mình. (Sách khoa học tự nhiên, khoa học xã hội)

- Sách còn giúp ta tích lũy nhiều kĩ năng sống (Ví dụ: Hạt giống tâm hồn, …)

- Sách giúp ta vượt qua thời gian, để hiểu về quá khứ, biết đến hiện tại, dự đoán được tương lai, vượt qua không gian, vượt qua biên giới của mọi quốc gia để đến với những nơi ta cần đến (đặc biệt là sách về lịch sử)

- Sách giúp giải tỏa căng thẳng, khiến ta thư giãn (truyện cười, tiểu thuyết, ….)

Câu 3 (trang 34 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

* Qua hai truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi và Ếch ngồi đáy giếng, có thể rút ra kết luận:

- Hiểu biết sâu rộng mới nhận định đúng đắn, sâu sắc về sự vật, hiện tượng.

* Lập luận:

- Truyện Thầy bói xem voi:

+ Vì bản chất sự vật, hiện tượng rất đa dạng và phong phú. Chính vì thế khi xem xét một sự vật, hiện tượng ta nên nhìn nhận nó ở mọi góc độ, không nên nhìn phiến diện một chiều

- Truyện Ếch ngồi đáy giếng:

+ Chúng ta cần khiêm tốn, học hỏi để có nhiều hiểu biết, không nên tự phụ, kiêu căng, chủ quan như chú ếch trong truyện mà dẫn đến hành động sai lầm.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Luyện tập về phương pháp lập luận trong văn nghị luận:

I. Lập luận trong đời sống

- Lập luận là cách đưa ra những lí lẽ và dẫn chứng (luận cứ) để dẫn dắt thuyết phục người nghe (đọc) chấp nhận một quan điểm, tư tưởng nào đó của người nói (viết). Quan điểm, tư tưởng cần được chấp nhận ấy là kết luận.

II. Lập luận trong văn nghị luận

- Luận điểm trong văn nghị luận là những kết luận có tính khái quát, có ý nghĩa phổ biến đối với xã hội.

- Ví dụ:

a. Chống nạn thất học

b. Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước

c. Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội

d. Sách là người bạn lớn của con người

e. Học cơ bản mới có thể trở thành tài lớn

Bài giảng Ngữ văn 7 Luyện tập về phương pháp lập luận trong văn nghị luận

Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 7 hay, chi tiết khác:

Sự giàu đẹp của tiếng Việt

Thêm trạng ngữ cho câu

Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh

Thêm trạng ngữ cho câu (Tiếp theo)

Cách làm bài văn lập luận chứng minh

1 711 lượt xem
Tải về