Soạn bài Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất hay, ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất Ngữ văn lớp 7 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất để chuẩn bị bài và soạn văn 7. Mời các bạn đón xem:

1 783 lượt xem
Tải về


Soạn bài Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất - Ngữ văn 7

A. Soạn bài Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất ngắn gọn:

Phần đọc - hiểu văn bản

Câu 1 (trang 4 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

- HS đọc tục ngữ SGK

Câu 2 (trang 4 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

Có thể chia tám câu tục ngữ thành 2 nhóm:

- Nhóm câu tục ngữ về thiên nhiên: Câu 1, 2, 3, 4

- Nhóm câu tục ngữ về lao động sản xuất: Câu 5, 6, 7, 8

Câu 3 (trang 4 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

* Câu (1)

- Nghĩa: Sự khác biệt về độ dài ngày đêm theo mùa

- Cơ sở thực tiễn: Dựa trên quan sát của người xưa và ngày nay đã có cơ sở khoa học đúng.

- Áp dụng: Phân bố, sắp xếp thời gian hợp lí cho lao động, sản xuất

* Câu (2)

- Nghĩa: Đêm nào nhiều sao, hôm sau dễ nắng và đêm nào ít sao thì hôm sau dễ mưa

- Cơ sở thực tiễn: Dựa trên quan sát của người xưa và ngày nay đã có cơ sở khoa học đúng.

- Áp dụng: Phân bố, sắp xếp thời gian hợp lí cho lao động, sản xuất

* Câu (3)

- Nghĩa: Bầu trời có màu vàng mỡ gà thì sẽ có bão lớn

- Cơ sở thực tiễn: Dựa trên quan sát của người xưa và ngày nay đã có cơ sở khoa học đúng.

- Áp dụng: Nhắc nhở người dân chuẩn bị chống bão lũ

* Câu (4)

- Nghĩa: Nhìn thấy kiến bò vào tháng 7, có thể mưa lớn

- Cơ sở thực tiễn: Kiến là côn trùng nhạy cảm, khi sắp có mưa bão sẽ bò lên nơi cao ráo

- Áp dụng: Nhắc nhở người dân chuẩn bị chống bão lũ

* Câu (5)

- Nghĩa: Đất đai quý giá như vàng, như bạc

- Cơ sở thực tiễn: Đất đai là nguồn nuôi sống, bảo vệ con người

- Áp dụng: Con người cần có ý thức giữ gìn, sử dụng tài nguyên đất hợp lí

* Câu (6)

- Nghĩa: Thứ tự các nghề đem lại lợi ích kinh tế là: thứ nhất nuôi cá, thứ nhì làm vườn và thứ ba là làm ruộng.

- Cơ sở thực tiễn: Xuất phát từ lợi ích được mang lại từ những nghề đó

- Áp dụng: Khai thác tốt tự nhiên để thu lợi cao nhất khi sản xuất kinh tế

* Câu (7)

- Nghĩa: Thứ tự quan trọng của 4 yếu tố trong nghề nông

- Cơ sở thực tiễn: Sự quan sát của người xưa

- Áp dụng: Áp dụng trong thực tiễn sản xuất nông nghiệp

* Câu (8)

- Nghĩa: Nhấn mạnh tầm quan trọng của các yếu tố thời vụ, đất đai đã được khai phá, chăm bón trong trồng trọt.

- Cơ sở thực tiễn: Từ thực tế trồng trọt

- Áp dụng: Nhắc nhở về thời vụ, chuẩn bị kĩ lưỡng đất đai trong canh tác

Câu 4 (trang 5 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

* Minh họa đặc điểm tục ngữ bằng những câu tục ngữ trong bài:

- Ngắn gọn: Mỗi câu đều có số lượng từ ít, dễ nhớ

- Về vần và đối xứng (các vế đối xứng được ngăn cách bởi dấu gạch chéo, các từ có vần được gạch chân).

* Ví dụ:

(1): Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng / Ngày tháng mười chưa cười đã tối

(2): Mau sao thì nắng,/ vắng sao thì mưa

- Lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh: Lời lẽ cô đọng súc tích, giàu hình ảnh.

Phần luyện tập

Câu hỏi (trang 5 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

* Sưu tầm:

- Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa

- Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa

- Tháng bảy heo may, chuồn chuồn bay thì bão

- Cầu vồng mống cụt, không lụt cũng mưa

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất:

I. Tác giả

- Các câu tục ngữ không rõ tác giả (được lưu truyền từ các thế hệ cha ông xưa)

Soạn bài Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất hay, ngắn gọn (ảnh 1)

II. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh ra đời, xuất xứ:

- Được lưu truyền từ thế hệ xưa

2. Thể loại:

- Tục ngữ

3. Bố cục:

- Chia 8 câu thành 2 nhóm:

   + 4 câu đầu: Tục ngữ về thiên nhiên

   + 4 câu sau: Tục ngữ về lao động sản xuất

4. Giá trị nội dung:

- Những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất đã phản ánh, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu của nhân dân trong việc quan sát các hiện tượng thiên nhiên và trong lao động sản xuất. Những kinh nghiệm ấy là “túi khôn” của nhân dân nhưng chỉ có tính chất tương đối chính xã vì không ít kinh nghiệm được tổng kết chủ yếu dựa vào quan sát.

5. Giá trị nghệ thuật:

- Lối nói ngắn gọn, có vần, có nhịp

- Giàu hình ảnh, lập luận chặt chẽ

- Các về thường đối xứng nhau cả về hình thức lẫn nội dung

Bài giảng Ngữ văn 7 Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất

Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 7 hay, chi tiết khác:

Chương trình địa phương (phần Văn và Tập làm văn)

Tìm hiểu chung về văn nghị luận

Tục ngữ về con người và xã hội

Rút gọn câu

Đặc điểm của văn nghị luận

1 783 lượt xem
Tải về