Soạn bài Liệt kê hay, ngắn gọn
Hướng dẫn soạn bài Liệt kê Ngữ văn lớp 7 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Liệt kê để chuẩn bị bài và soạn văn 7. Mời các bạn đón xem:
Soạn bài Liệt kê - Ngữ văn 7
A. Soạn bài Liệt kê ngắn gọn:
I. Thế nào là phép liệt kê?
Câu 1 (trang 104 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
* So sánh cấu tạo và ý nghĩa của các bộ phận trong câu (in đậm) dưới đây:
- Cấu tạo: Các bộ phận in đậm đều có kết cấu giống nhau (các cụm từ)
- Ý nghĩa: đều chỉ các vật dụng có giá trị quý.
Câu 2 (trang 104 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
* Việc tác giả nêu ra hàng loạt sự việc tương tự bằng những kết cấu tương tự như trên có tác dụng:
- Việc tác giả nêu ra hàng loạt sự việc tương tự bằng những kết cấu tương tự như trên nhằm thể hiện cuộc sống xa hoa của bọn quan lại, đối lập với lầm than, khổ cực của dân đen đang chống lũ.
II. Các kiểu liệt kê
Câu 1 (trang 105 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
* Xét về cấu tạo, các phép liệt kê dưới đây khác nhau là:
a. Liệt kê theo yếu tố đơn lập.
b. Liệt kê theo từng cặp.
Câu 2 (trang 105 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
* Thử đảo thứ tự các bộ phận trong những phép liệt kê dưới đất rồi rút ra kết luận:
a. Có thể đảo “Tre, nứa, trúc, mai, vầu” mà không ảnh hưởng đến ý nghĩa của phép liệt kê; đây là kiểu liệt kê không tăng tiến.
b. Không thể đảo “hình thành và trưởng thành”; “gia đình, họ hàng, làng xóm” vì: phải hình thành rồi mới trưởng thành, theo cấp độ từ nhỏ đến lớn thì gia đình, họ hàng, làng xóm.
Câu 3 (trang 105 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
* Phân loại phép liệt kê:
- Phân loại theo cấu tạo:
+ Liệt kê theo từng cặp
+ Liệt kê không theo từng cặp
- Phân loại theo ý nghĩa:
+ Liệt kê tăng tiến
+ Liệt kê không tăng tiến
III. Luyện tập
Câu 1 (trang 106 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
* Trong bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”, để chứng minh cho luận điểm “Yêu nước là một truyền thống quý báu của ta”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sử dụng phép liệt kê nêu ra nhiều dẫn chứng sinh động, giàu sức thuyết phục:
- Tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.
- Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung...
- Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước, từ các cụ già tóc bạc đến các nhóm nhi đồng trẻ thơ, từ...
Câu 2 (trang 106 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
* Tìm phép liệt kê trong đoạn trích SGK:
a. Phép liệt kê là:
- Dưới lòng đường, trên vỉa hè, trong cửa tiệm.
- Những quả dưa hấu bổ phanh đỏ lòm lòm; những xâu lạp xưởng lủng lẳng dưới mái hiên các hiệu cơm; cái rốn một chú khách trưng ra giữa trời; một viên quan uể oải bước qua, tay phe phẩy cái quạt, ngực đeo tấm Bắc Đẩu bội tinh hình chữ thập.
b. Phép liệt kê: Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung
Câu 3 (trang 106 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
* Đặt câu có sử dụng phép liệt kê:
a. Tả một số hoạt động trên sân trường em trong giờ ra chơi.
- Trong giờ ra chơi, chúng em cùng nhau chơi thả chó, thi chạy, trốn tìm rất vui vẻ.
b. Trình bày nội dung truyện ngắn Những trò lố Hay là Va-ren và Phan Bội Châu mà em vừa học.
- Tác phẩm Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu đã phản ánh chân thực bản chất xấu xa, gian ác, lố bịch của bọn thực dân Pháp mà đại diện là Va-ren. Đồng thời ca ngợi nhà cách mạng Phan Bội Châu kiên cường, bất khuất tiêu biểu cho khí phách dân tộc Việt Nam.
c. Nói lên những cảm xúc của em về hình tượng nhà cách mạng Phan Bội Châu trong truyện ngắn Những trò lố Hay là Va-ren và Phan Bội Châu.
- Khi đọc "Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu", người đọc sẽ cảm thấy khâm phục anh hùng Phan Bội Châu đầy kiên cường, bất khuất, tiêu biểu cho khí phách dân tộc Việt Nam.
B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Liệt kê:
- Liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt các cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm.
- Ví dụ: Chúng em đang cùng nhau chơi nhiều trò chơi thú vị như nhảy dây, đá bóng, đá cầu, bóng rổ, ….
+ Xét theo cấu tạo, có thể phân biệt kiểu liệt kê theo từng cặp với kiểu liệt kê không theo từng cặp.
+ Xét theo ý nghĩa, có thể phân biệt theo kiểu liệt kê tăng tiến và kiểu liệt kê không tăng tiến.
Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 7 hay, chi tiết khác:
Trả bài tập làm văn số 6 - Văn lập luận giải thích
Tìm hiểu chung về văn bản hành chính
Xem thêm các chương trình khác: