Soạn bài Chuyển câu chủ động thành câu bị động hay, ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Chuyển câu chủ động thành câu bị động Ngữ văn lớp 7 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Chuyển câu chủ động thành câu bị động để chuẩn bị bài và soạn văn 7. Mời các bạn đón xem:

1 578 15/02/2022
Tải về


Soạn bài Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động - Ngữ văn 7

A. Soạn bài Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động ngắn gọn:

I. Câu chủ động và bị động

Câu 1 (trang 57 sgk Ngữ văn 7 Tập 2):

* Xác định chủ ngữ của mỗi câu sau:

a. Mọi người yêu mến em.

- Chủ ngữ: Mọi người.

- Vị ngữ: yêu mến em.

b. Em được mọi người yêu mến.

- Chủ ngữ: Em.

- Vị ngữ: được mọi người yêu mến.

Câu 2 (trang 57 sgk Ngữ văn 7 Tập 2):

* Ý nghĩa của chủ ngữ trong các câu trên có sự khác nhau:

- Chủ ngữ ở câu a thực hiện hành động (yêu mến) đối tượng em.

- Chủ ngữ ở câu b là đối tượng nhận được (sự yêu mến) của mọi người.

II. Mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động

Câu 1 (trang 57 sgk Ngữ văn 7 Tập 2):

- Đáp án B: "Em được mọi người yêu mến".

Câu 2 (trang 57 sgk Ngữ văn 7 Tập 2):

- Giải thích: ý nghĩa của câu B là mọi người đều hướng tới em nó phù hợp với ngữ cảnh cả lớp sững sờ, bạn bè xao xuyến của câu tạo liên kết giữa các câu trong đoạn văn.

III. Luyện tập

Câu hỏi (trang 58 sgk Ngữ văn 7 Tập 2):

* Các câu bị động là :

a. Có khi được trưng bày trong tủ kính… trong hòm.

b. Tác giả “Mấy vần thơ” liền được tôn làm đương thời đệ nhất thi sĩ.

- Giải thích: Tác giả chọn cách viết như vậy nhằm tạo được sự đa dạng trong các kiểu câu và tạo sợi dây liên kết logic mạch lạc chặt chẽ giữa các câu trong đoạn.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động:

I. Câu chủ động, câu bị động

- Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người khác.

VD: Mẹ mắng em vì em không nghe lời.

- Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng vào.

VD: Vì em không nghe lời nên em bị mẹ mắng.

II. Mục đích chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động

* Mục đích: Việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (và ngược lại, chuyển đổi câu bị động thành câu chủ động) ở mỗi đoạn văn đều nhằm liên kết các câu trong đoạn thành một mạch văn thống nhất.

VD: Từ thuở nhỏ, cha dạy Tố Hữu làm thơ theo những lối cổ

→ Chuyển: Từ thủa nhỏ, Tố Hữu đã được cha dạy làm thơ theo những lối cổ.

Bài giảng Ngữ văn 7 Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động

Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 7 hay, chi tiết khác:

Viết bài tập làm văn số 5 – Văn lập luận chứng minh (làm tại lớp)

Ý nghĩa văn chương

Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (Tiếp theo)

Luyện tập viết đoạn văn chứng minh

Ôn tập văn nghị luận

1 578 15/02/2022
Tải về