Soạn bài Câu đặc biệt hay, ngắn gọn
Hướng dẫn soạn bài Câu đặc biệt Ngữ văn lớp 7 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Câu đặc biệt để chuẩn bị bài và soạn văn 7. Mời các bạn đón xem:
Soạn bài Câu đặc biệt - Ngữ văn 7
A. Soạn bài Câu đặc biệt ngắn gọn:
I. Thế nào là câu đặc biệt?
Câu hỏi (trang 27 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
- Đáp án cần chọn: C
- Giải thích: Đây là câu đặc biệt nên không thể có chủ ngữ và vị ngữ.
II. Tác dụng của câu đặc biệt
Câu hỏi (trang 28 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
III. Luyện tập
Câu 1 (trang 29 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
a.
* Không có câu đặc biệt.
* Các câu rút gọn:
– Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy.
– Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.
– Nghĩa là phải ra sức trưng bày…kháng chiến.
b.
* Không có câu rút gọn
* Câu đặc biệt: Ba giây…Bốn giây…Năm giây…Lâu quá!
c.
* Không có câu rút gọn.
* Câu đặc biệt: Một hồi còi.
d.
* Câu rút gọn:
– Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi!
– Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu.
* Câu đặc biệt: Lá ơi!
Câu 2 (trang 29 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
* Tác dụng của những câu đặc biệt, rút gọn trên:
a.
* Câu rút gọn: Làm cho lời văn ngắn gọn, tránh lặp thừa.
b.
* Câu đặc biệt:
– Ba giây… Bốn giây… Năm giây…: Xác định, gợi tả thời gian.
– Lâu quá!: Bộc lộ trạng thái cảm xúc.
c.
* Câu đặc biệt: Thông báo về sự có mặt của sự vật, hiện tượng.
d.
* Câu đặc biệt: để gọi đáp
* Câu rút gọn: làm cho lời văn ngắn gọn, tránh lặp thừa.
Câu 3 (trang 29 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
Đoạn văn tham khảo:
Quê hương em có dòng sông xanh biếc, luôn lặng lẽ vỗ về đất mẹ bằng những hạt cát phù sa màu mỡ. Ôi ! Những rặng ngô xanh rì rào thì thầm trong gió biếc. Đàn bò cần mẫn gặm cỏ trên đồng cỏ xanh. Người nông dân chăm chỉ làm việc. Ai ai cũng bận bịu với công việc của mình. Một chiều nắng nhẹ. Quê hương em thật yên bình và đẹp biết bao!
B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Câu đặc biệt:
- Câu đặc biệt là loại câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ.
- Câu đặc biệt thường dùng để:
+ Xác định thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong đoạn:
+ Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng
+ Bộc lộ cảm xúc
+ Gọi đáp.
- Câu rút gọn là câu mà các phần khác được bỏ đi thì hai phần chính là chủ và vị cũng được bỏ đi một phần.
Bài giảng Ngữ văn 7 Câu đặc biệt
Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 7 hay, chi tiết khác:
Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận
Xem thêm các chương trình khác: