Soạn bài Ôn tập phần Tập làm văn hay, ngắn gọn
Hướng dẫn soạn bài Ôn tập phần Tập làm văn Ngữ văn lớp 7 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Ôn tập phần Tập làm văn để chuẩn bị bài và soạn văn 7. Mời các bạn đón xem:
Soạn bài Ôn tập phần Tập làm văn - Ngữ văn 7
A. Soạn bài Ôn tập phần Tập làm văn ngắn gọn:
I. Về văn biểu cảm
Câu 1 (trang 139 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
Các bài văn biểu cảm được học và đọc trong Ngữ văn 7, tập một:
- Cổng trường mở ra.
- Mẹ tôi.
- Một thứ quà của lúa non: Cốm
- Mùa xuân của tôi.
- Sài Gòn tôi yêu.
Câu 2 (trang 139 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
* Chọn bài Một thứ quà của lúa non: Cốm
* Văn bản biểu cảm có những đặc điểm:
- Về mục đích: Biểu hiện tình cảm, tư tưởng, thái độ và đánh giá của người viết đối với người và việc ngoài đời hoặc tác phẩm văn học.
- Về cách thức: Người viết khai thác những đặc điểm, tính chất của đồ vật, cảnh vật, sự việc con người,… nhằm bộc lộ tình cảm và sự đánh giá của mình.
- Về bố cục: theo mạch tình cảm, suy nghĩ.
Câu 3 (trang 139 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
* Vai trò của yếu tố miêu tả trong văn biểu cảm:
- Gợi cảm xúc, tình cảm, do cảm xúc, tình cảm chi phối chứ không miêu tả đầy đủ phong cảnh, chân dung hay sự việc.
- Nếu không có yếu tố này, bài viết sẽ trở nên mơ hồ, thiếu cụ thể.
Câu 4 (trang 139 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
* Ý nghĩa của yếu tố tự sự trong văn biểu cảm:
- Yếu tố tự sự có tác dụng gợi cảm rất lớn, nhất là khi kể các hành động cao cả, nghĩa khí, vị tha hoặc các hành vi thiếu đạo đức.
- Trong văn biểu cảm, cái quan trọng là ý nghĩa sâu xa của sự việc buộc người ta nhớ lâu và suy nghĩ, cảm xúc về nó.
Câu 5 (trang 139 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
- Khi muốn bày tỏ tình thương, lòng ngưỡng mộ, ngợi ca đối với một con vật, sự vật, hiện tượng thì em phải nêu lên được: vẻ đẹp bên ngoài, đặc điểm phẩm chất bên trong, ảnh hưởng, tác dụng, ấn tượng sâu đậm và tốt đẹp đối với con người và cảnh vật…
Câu 6 (trang 139 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
* Ngôn ngữ của văn biểu cảm được bộc lộ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp qua các yêu tố miêu tả, tự sự hoặc qua hệ thống các biện pháp tu từ
*VD:
- Trong Mùa xuân của tôi, Vũ Bằng sử dụng rất nhiều biện pháp tu từ so sánh:
+Tôi yêu lông mày ai như trăng mới in ngần (…)
+Không uống rượu mạnh cũng như lòng mình say rượu (…)
+ Nhựa sống ở trong người căng lên như máu căng lên trong lộc của loài nai, như mầm non của cây cối… (ở đây hình ảnh so sánh (máu, mầm non) đã được miêu tả chi tiết gợi cảm, người ta gọi là lối “so sánh nối dài” có khả năng bộc lộ tình cảm đặc biệt)
+ Y như con vật nằm thu hình một nơi trốn rét (Giấu đi sự vật so sánh (chẳng hạn “Tôi y như” câu văn như là sự phát hiện những tình cảm bất ngờ của chính mình nhờ khi mùa xuân đem lại…)
- Nhân hóa:
(…) Mầm non cửa cây cối, nằm im mãi không ngủ được, phủi trồi ra thành những cái lá nhỏ li ti, giơ tay vẫy những cặp uyên ương đứng cạnh.
- Liệt kê:
+ (…) đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong, cỏ không xanh biếc […] nhưng trái lại, lại nức một mùi hương man mác.
+ Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trắng đừng thương gió, ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con, ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân
- Trong Sài Gòn tôi yêu:
- Nhân hóa: Sài Gòn cứ trẻ hoài như một cây tơ đương độ nõn nhiều […]
- Liệt kê:
+Tôi yêu trong nắng sớm […] Tôi yêu thời tiết trái chứng […]
+Tôi yêu cả đêm khuya […] Tôi yêu phố phường náo động […]
+ Yêu cả cái tĩnh lặng của buổi sáng tinh sương […]
Câu 7 (trang 139 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
Nội dung văn biểu cảm. |
- Nội dung cảm xúc, tâm trạng, tình cảm và đánh giá, nhận xét của người viết. |
Mục đích biểu cảm. |
- Cho người đọc thấy rõ nội dung biểu cảm và đánh giá của người viết. |
Phương tiện biểu cảm. |
- Câu cảm, so sánh, tương phản, trùng điệp, câu hỏi tu từ… |
Câu 8 (trang 139 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
Mở bài |
Nêu đối tượng biểu cảm, khái quát cảm xúc ban đầu |
Thân bài |
Nêu cảm nghĩ về đối tượng |
Kết bài |
Khẳng định lại cảm xúc mà mình dành cho đối tượng |
II. Về văn nghị luận
Câu 1 (trang 139 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
* Tên các văn bản nghị luận học kì II, lớp 7:
- Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
- Sự giàu đẹp của tiếng Việt
- Đức tính giản dị của Bác Hồ.
- Ý nghĩa văn chương.
Câu 2 (trang 140 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
* Trong đời sống hằng ngày, trên báo chí thường xuất hiện văn nghị luận.
* Ví dụ:
- Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe.
- Chúng ta nên bảo vệ môi trường.
- Trẻ em không nên chơi điện tử quá nhiều.
* Các bài trên thường yêu cầu giải thích và chứng minh, phân tích.
Câu 3 (trang 140 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
* Các yếu tố cơ bản trong văn nghị luận:
+ Luận điểm
+ Luận cứ
+ Lập luận
* Yếu tố lập luận là chủ yếu.
Câu 4 (trang 140 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
* Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn được nêu ra dưới hình thức câu khẳng định (hay phủ định).
- Luận điểm phải đúng đắn, chân thực, đáp ứng nhu cầu thực tế, mới có sức thuyết phục.
- Câu a và câu d là luận điểm.
- Câu b là câu cảm thán.
- Câu c là một luận đề, chưa phải là luận điểm.
Câu 5 (trang 140 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
- Nói như vậy là chưa đúng.
- Để làm được văn chứng minh ngoài luận điểm và dẫn chứng cần có phân tích diễn giải vấn đề cần chứng minh.
- Dẫn chứng trong bài văn chứng minh cần tiêu biểu, chọn lọc, chính xác, phù hợp với luận điểm đồng thời cần làm rõ, phân tích bằng lí lẽ, lập luận chứ không phải chỉ nêu, đưa, thống kê hàng loạt.
Câu 6 (trang 140 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
* So sánh 2 đề văn:
- Giống nhau: cùng nói về câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây"
- Khác nhau: về nhiệm vụ
+ (a): là đề giải thích làm cho người đọc hiểu rõ những điều chưa biết về câu tục ngữ này. Câu tục ngữ này có nghĩa là gì, rút ra bài học gì?
+ (b): là đề chứng minh, dùng những lập luận, bằng chứng cụ thể để chứng minh bài học của câu tục ngữ này là đúng.
- Nhiệm vụ giải thích và chứng minh khác nhau:
+ Giải thích là làm cho người đọc hiểu rõ những điều chưa biết trong mọi lĩnh vực.
+ Chứng minh là phép lập luận dùng những lí lẽ, bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ luận điểm cần chứng minh là đáng tin cậy.
III. Các đề văn tham khảo:
Câu hỏi (trang 141 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
* Đề 1
* Các luận điểm cần phải làm sáng rõ về lí và có dẫn chứng sinh động.
1. Lợi và hại khi ham thích trò chơi điện tử, truyền hình, ca nhạc,… một cách quá mức :
- Lợi: tác dụng giải trí.
- Hại:
+ Dành quá nhiều thời gian làm lãng phí thời gian học tập, thời gian cho các hoạt động cần thiết.
+ Hại sức khỏe: Các hoạt động trò chơi, ca nhạc hay truyền hình thường khiến người ta ngồi lì một chỗ, ít vận động, cơ thể ít được rèn luyện. Đồng thời khi chơi điện tử, xem truyền hình nhiều làm mắt phải điều tiết mạnh, liên tục.
+Trò chơi điện tử đôi khi gây “nghiện”, gây nhiều hậu quả vô cùng tai hại : bỏ bê học tập, không quan tâm người thân, bạn bè làm mất tình cảm, …
2. Thiên nhiên đem lại cho ta sức khỏe, sự hiểu biết và niềm vui vô tận:
- Thiên nhiên rất rộng lớn, có thể là đồng cỏ xanh, là bầu trời nắng gió, … Những hàng cây xanh ngày ngày thải ô-xi cho chúng ta hít thở không khí trong lành hơn. Màu xanh của cây lá, màu sắc tự nhiên tạo ra cảm giác thoải mái, tinh thần tươi khỏe, ..
+ Thiên nhiên đem cho ta những hiểu biết vô tận về thế giới, giúp ta hiểu rõ hơn về sự phong phú, đa dạng các loài động vật.
+ Khi lớn lên, kỉ niệm về tuổi thơ với thiên nhiên tươi đẹp hay với chiếc điện thoại, máy tính và những bộ phim sẽ khắc sâu hơn trong tâm trí.
- Chúng ta nên sống gần gũi thiên nhiên, yêu mến thiên nhiên, giảm bớt những trò chơi điện tử vô bổ, những bài hát, bộ phim, không quá say mê vào chúng.
* Đề 2
1. Giải thích các từ Hán Việt :
- Nhất, nhị, tam: chỉ thứ tự thứ nhất, thứ hai, thứ ba.
- Canh: làm canh tác.
- Trì, viên, điền: theo thứ tự là ao, vườn, ruộng.
2. Ý nghĩa của câu tục ngữ:
- Giá trị kinh tế của các mô hình lao động của nhà nông: Làm ao sẽ thu được lợi ích kinh tế cao, tiếp đến là làm vườn, cuối cùng là làm ruộng
- Lời khuyên: Trong kinh tế nông nghiệp, muốn làm giàu nhanh thì nên ưu tiên làm nuôi cá, tiếp làm vườn rồi làm ruộng. Hay có thể kết hợp cả ba kiểu loại. Nên lựa chọn mô hình kinh tế phù hợp với điều kiện và khai thác tốt điều kiện tự nhiên.
* Đề 3
- Giải thích:
+ Đây là cách ứng xử của Phan Bội Châu
+ Phan Bội Châu bộc lộ thái độ khinh bỉ, bản lĩnh kiên cường trước kẻ thù.
- Truyện kết thúc ở “... Va-ren không hiểu Phan Bội Châu" cũng có thể được rồi.
- Tác giả tiếp tục thêm một đoạn kết, trong đó có lời quả quyết của anh lính dõng An Nam đã tiếp tục nâng cấp tính cách, thái độ của Phan Bội Châu trước kẻ thù.
- Chính Va-ren đã “nghe được” sự trả lời của Phan Bội Châu vì thế cái im lặng của ông làm cho y “sửng sốt cả người".
* Đề 4
* Chứng minh:
- Nỗi oan hại chồng.
- Nỗi nhục của một thân phận nghèo hèn bị kẻ giàu có, tàn ác khinh rẻ:
- Nỗi oan của Thị Kính luôn bị nhục mạ bằng lời của Sùng bà, toàn những lời chê bai cái nghèo, gia đình nông dân của Thị Kính : “nhà bà đây cao môn lệnh tộc”, “giống phượng giống công”; chê cái loại “mèo mả gà đồng”, “con nhà cua ốc”, …
- Người cha Mãng ông bị dúi ngã bởi Mãng ông – một hành động đẩy nỗi đau lên cực điểm.
* Đề 5
a) Các trạng ngữ trong đoạn văn : Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng.
- Công dụng của trạng ngữ : xác định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sự việc, làm nội dung câu được đầy đủ.
b) Một trường hợp dùng cụm C – V làm thành phần của cụm từ một lòng / nồng nàn yêu nước. Cụm C – V làm vị ngữ của câu. Hoặc: mỗi khi Tổ quốc // bị xâm lăng.
c) Câu đầu của đoạn văn trên có sử dụng biện pháp đảo trật tự từ: lòng nồng nàn yêu nước. Câu nếu không đảo sẽ là: lòng yêu nước nồng nàn.
- Tác dụng của phép đảo: nhấn mạnh hơn mức độ “nồng nàn” của tình yêu nước.
d) Trong câu cuối, tác giả đã dùng hình ảnh làn sóng mạnh để thể hiện sức mạnh của tinh thần yêu nước. Việc sử dụng hình ảnh giúp sự liên tưởng trở nên cụ thể, rõ ràng hơn, sức mạnh như có hình dạng rõ ràng.
e) Trong câu cuối đoạn có một loạt động từ : kết thành, lướt qua, nhấn chìm. Các động từ được sử dụng rất thích hợp. Động từ “kết thành” thể hiện sự đoàn kết, sự liên kết chặt chẽ; “lướt qua” thể hiện sự nhẹ nhàng, dễ dàng vượt qua nguy hiểm, khó khăn; “nhấn chìm” là động từ dành cho những kẻ thù cướp nước, bán nước, chúng đáng bị đánh bại mạnh mẽ như vậy.
* Đề 6
a)
- Câu mở đoạn: “Đồng bào ta ngày nay rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. *
- Câu kết đoạn: Những cử chỉ cao quý đó (...) lòng nồng nàn yêu nước.
b) Biện pháp liệt kê đã chứng minh rõ luận điểm cơ bản
- Nêu các tầng lớp nhân dân để làm rõ “dân ta”
- Nêu quan hệ "Từ... đến " để nói rõ khái niệm “truyền thống”
d) Đây là lối liệt kê cặp. Việc liên kết này đã tạo nên ý nghĩa cho hai tiếng “kết thành” và tạo nên những đợt sóng càng lúc càng mạnh để lướt qua mọi sự nguy hiểm, nhấn chìm tất cả lũ bán nước lũ cướp nước.
e)
- Từ phong trào quyên góp những cuốn sách giáo khoa cho đến việc đóng thùng những bộ quần áo không còn dùng để gửi.
- Cấu tạo của cụm C - V này là một câu bị động nhằm đối lập với tinh thần yêu nước “sôi nổi” một cách chủ động.
- Các bạn nhỏ ở những vùng xưa kia là căn cứ địa cách mạng, từ những việc thăm nom chăm sóc cho đến xây dựng những căn nhà tình nghĩa với các bà mẹ Việt Nam anh hùng, từ những cuộc hành hương về nguồn đến việc tìm hiểu lịch sử ở nơi địa đạo Củ Chi... Tất cả đó là những biểu hiện của lòng biết ơn theo đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” của dân tộc ta.
* Đề 7
a)
- Câu văn nêu luận điểm : “Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay”.
- Câu văn làm nhiệm vụ giải thích luận điểm là các câu còn lại của đoạn văn đó.
b)
- Tác giả đã giải thích về cái hay, cái đẹp của tiếng Việt: hài hòa về âm hưởng, thanh điệu, cũng rất tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu; có đầy đủ khả năng diễn đạt tình cảm, tư tưởng người Việt, thỏa mãn yêu cầu của đời sống văn hóa qua lịch sử.
- Hai phần này có liên quan đến nhau, cái đẹp cũng đồng hành cùng cái hay.
* Đề 8
- Lựa chọn câu đúng:
a) Trong văn nghị luận có thế có yếu tố miêu tả, kể chuyện hay trữ tình nhưng các yếu tố ấy không giữ vai trò quan trọng.
b) Trong tác phẩm trữ tình thì tình cảm, thái độ của tác giả được thể hiện qua bức tranh thiên nhiên và đời sống con người.
c) Bài văn nghị luận nào cũng phải có luận điểm cơ bản nhưng không nhất thiết phải có hệ thống luận điểm chi tiết.
B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Ôn tập phần Tập làm văn:
1. Về văn biểu cảm
- Văn biểu cảm chủ yếu viết ra để bày tỏ suy nghĩ, tình cảm của người viết với đối tượng biểu cảm ( con người, cây cối, con vật, đồ vật, tác phẩm văn học,... )
- Bố cục 3 phần:
+ Mở bài: Giới thiệu khái quát về đối tượng biểu cảm
+ Thân bài: Nêu cảm nghĩ về đối tượng
+ Kết bài: Khẳng định lại cảm xúc với đối tượng biểu cảm
- Tình cảm thể hiện phải trong sáng, rõ ràng, chân thực.
2. Về văn nghị luận
- Văn bản nghị luận dùng để thể hiện quan điểm, ý kiến, tư tưởng của người viết về các vấn đề trong cuộc sống
- Bố cục gồm 3 phần:
+ Mở bài: Nêu vấn đề có ý nghĩa với đời sống xã hội (luận điểm xuất phát, tổng quát)
+ Thân bài: Trình bày nội dung chủ yếu của bài (có thể có nhiều đoạn nhỏ, mỗi đoạn có một luận điểm phụ)
+ Kết bài: Nêu kết luận nhằm khẳng định tư tưởng, thái độ, quan điểm của bài
- Mỗi bài văn nghị luận phải có luận điểm, luận cứ và lập luận rõ ràng, mạch lạc.
Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 7 hay, chi tiết khác:
Ôn tập phần tiếng Việt (tiếp theo)
Chương trình địa phương (phần Văn và Tập làm văn tiếp theo)
Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt) – Rèn luyện chính tả
Xem thêm các chương trình khác: