Soạn bài Đặc điểm của văn nghị luận hay, ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Đặc điểm của văn nghị luận Ngữ văn lớp 7 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Đặc điểm của văn nghị luận để chuẩn bị bài và soạn văn 7. Mời các bạn đón xem:

1 623 15/02/2022
Tải về


Soạn bài Đặc điểm của văn nghị luận - Ngữ văn 7

A. Soạn bài Đặc điểm của văn bản nghị luận ngắn gọn:

I. Luận điểm, luận cứ và lập luận

1. Luận điểm

Câu hỏi (trang 18 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

- Muốn có sức thuyết phục thì luận điểm phải đúng đắn, chân thật, có sức thuyết phục.

2. Luận cứ

- Chỉ ra luận cứ trong bài "Chống nạn thất học":

+ Nguyên nhân nạn thất học.

+ Sự cần thiết của việc chống nạn thất học.

+ Cách chống nạn thất học.

+ Một số ví dụ dẫn chứng.

- Vai trò của luận cứ:

+ Luận cứ làm cơ sở cho luận điểm,

+ Luận cứ phải chân thực, đúng đắn, tiêu biểu thì luận điểm mới có sức thuyết phục.

3. Lập luận:

- Lập luận đi theo trình tự:

+  trước tiên đưa ra thực trạng →  tiếp theo đưa ra yêu cầu → cuối cùng là nêu cách khắc phục.

- Cụ thể là:

+ Vì sao phải chống nạn thất học?

+ Chống nạn thất học để làm gì?

+ Chống nạn thất học bằng cách nào?

- Ưu điểm: Lập luận chặt chẽ, logic, giàu sức thuyết phục

II. Luyện tập

* Văn bản "Cần tạo thói quen tốt trong đời sống".

* Luận điểm chính: "Cần tạo thói quen tốt trong đời sống".

* Luận cứ:

+ Thói quen tốt trong đời sống.

+ Có người biết phân biệt tốt, xấu nhưng vì đã thành thói quen khó sửa và tác hại của nó.

+ Thói quen và tệ nạn.

+ Hậu quả của những tệ nạn.

* Nhận xét cách lập luận: Chặt chẽ, logic, giúp bài nghị luận đầy sức thuyết phục:

- Luôn dậy sớm … là thói quen tốt.

- Hút thuốc lá … là thói quen xấu.

- Một thói quen xấu ta thường hay gặp hằng ngày …

- Cho nên mỗi người, mỗi gia đình …

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Đặc điểm của văn bản nghị luận:

- Mỗi bài văn nghị luận đều phải có luận điểm, luận cứ và lập luận

+ Luận điểm: là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận. Một bài văn thường có các luận điểm: luận điểm chính, luận điểm xuất phát, luận điểm khai triển. Nó chính là linh hồn của bài viết, nó thống nhất các đoạn văn thành một khối. Luận điểm phải đúng đắn, chân thật và đáp ứng nhu cầu thực tế thì mới có sức thuyết phục.

+ Luận cứ: là những lí lẽ và dẫn chứng làm cơ sở cho luận điểm. Luân điểm là kết luận của những lí lẽ và dẫn chứng đó.

+ Lập luận là cách nêu luận cứ để dẫn đến luận điểm. Lập luận phải chặt chẽ, hợp lí thì bài văn mới có sức thuyết phục.

- VD: Trong văn bản Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội (bài 18) có:

+ Luận điểm của văn bản: Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội.

+ Hệ thống luận cứ:

1. Có thói quen tốt và thói quen xấu.

2. Có người biết phân biệt tốt và xấu nhưng vì đã thành thói quen nên rất khó bỏ, khó sửa.

3. Một thói quen xấu ta thường gặp hằng ngày là thói quen vứt rác bừa bãi. Thói quen này thành tệ nạn

+ Lập luận :

1. Luôn dậy sớm …là thói quen tốt

2. Hút thuốc lá…..là thói quen xấu

3. Một thói quen xấu ta thường gặp hàng ngày ….

4. Có nên xem lại mình ngay từ mỗi người

Bài giảng Ngữ văn 7 Đặc điểm của văn nghị luận

Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 7 hay, chi tiết khác:

Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận

Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

Câu đặc biệt

Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận

Luyện tập về phương pháp lập luận trong văn nghị luận

1 623 15/02/2022
Tải về